Hình thứ thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 72 - 82)

7. Kết cấu luận văn

2.3 Hình thứ thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

2.3.1 Mục - chuyên mục - chuyên trang

Mục là phần bài vở, các tác phẩm được dành riêng cho một vấn đề, một lĩnh vực cụ thể của tờ báo. Ví dụ như chính trị có một mục riêng trên mặt báo, tương tự các vấn đề kinh tế, xã hội, thời sự… cũng có mỗi mục riêng trên các trang báo.

Chuyên mục là mục thường kì trên báo, trên đài phát thanh dành cho một số vấn đề. Chuyên mục là bộ phận mang tính chuyên sâu, tập trung thể hiện một vấn đề cụ thể của mục. Ví dụ như trên BTT có mục nhịp sống trẻ, trong đó có các chuyên mục như học sinh – sinh viên, công tác đoàn hay trên từng cây số.

Hiện nay chưa có mục hay chuyên mục dành riêng cho lĩnh vực kinh tế biển đảo miền Trung trên báo in. Thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung được đăng tải trên nhiều mục và chuyên mục chung của các tờ báo. Các mục và chuyên mục này đăng tải tất cả các vấn đề chứ không chỉ có thông tin kinh tế biển đảo miền Trung. Ví dụ, thông tin kinh tế biển đảo Khánh Hòa chuyển tải qua các mục và chuyên mục chung trên BKH: công nghiêp - tiểu thủ công nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản, kinh tế, nông nghiêp - nông thôn...; trên BTN: kinh tế, lữ hành, tin tức sự

kiện, nhịp cầu doanh nghiệp...; trên TCBVN: khoa học - công nghệ biển, kinh tế - xã hội...

Ở cấp độ các ngành của kinh tế biển đảo miền Trung, có một số chuyên mục đề cập trực tiếp các lĩnh vực nhỏ trong các ngành đó, như BĐN có chuyên mục

Chuyện của ngư dân, BTT có chuyên mục Góp đá xây Trường Sa. Tuy nhiên,

chuyên mục Góp đá xây Trường Sa thông tin rất ít tình hình kinh tế đảo Trường Sa mà chủ yếu là thông tin về quyên góp để ủng hộ. Trong khi đó, với tính chất một tờ báo địa phương, chuyên mục Chuyện của ngư dân trên BĐN chủ yếu đề cập đến

vấn đề phát triển ngư nghiệp của Thành phố.

Đề cập đến miền Trung hiện nay đáng chú ý có chuyên trang Nhịp sống miền Trung trên BTN. Chuyên trang này được Thanh Niên ra mắt 8.8.2011 với mục đích

phản ánh đa dạng đời sống của người dân khu vực như chuyện học hành, việc làm, nhà cửa, đất đai... đặc biệt là đời sống văn hóa - nghệ thuật của vùng đất này. Qua tôn chỉ mục đích của chuyên trang này cho thấy kinh tế biển đảo miền Trung chỉ là nội dung rất nhỏ. Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy chuyên trang này đã đề cập rất nhiều đến vấn đề kinh tế biển đảo miền Trung như đánh bắt hải sản, du lịch biển đảo...

2.3.2 Thể loại

Nội dung thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung chuyển tải trên BND, BTN, BTT, BNA, BĐN, BKH và TCBVN được thể hiện qua các thể loại như: tin, bài phản ánh, bình luận, chuyên luận, phỏng vấn, phóng sự, ký sự, bài nghiên cứu...

* Thể loại tin

Tin là thể loại phản ánh nhanh nhất những sự kiện, sự việc thời sự có thật (mới xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra trong tương lai gần). Trung tâm của tin là sự kiện hay sự kiện là đối tượng phản ánh của tin. Bên cạnh đó, tin có dung lượng ngắn, thường tập trung trả lời một cách ngắn gọn nhất những thông tin cơ bản: ở đâu, khi nào, ai, cái gì, tại sao và như thế nào (5W + H). Trong thể loại tin được chia ra nhiều dạng như tin vắn, tin bình, tin tổng hợp, tin ảnh, ảnh tin, tin dự báo, tin tường thuật.

Từ tháng 1/2013 đến 6/2014 trên 7 tờ báo và tạp chí, tin là thể loại được sử dụng nhiều nhất với 635 tin/tổng số 1573 tin, bài (chiếm 40,4%). Các tờ báo lớn

như: BTN, BTT và BND thể loại tin được sử dụng nhiều với 390 tin/ tổng số 635 tin, chiếm 61,4%, nhiều nhất là BTN với 280 tin chiếm 44,1% và ít nhất là BND với 23 tin/tổng số 635 tin, chiếm 3,6%. Trong khi đó, các báo địa phương của các tỉnh, thành miền Trung: BNA, BĐN, BKH chỉ có 245 tin/ tổng số 635 tin, chiếm 38,6%, nhiều nhất là BKH với 153 tin/tổng 635 tin, chiếm 24,1% và ít nhất là tờ Nghệ An với 23 tin/tổng 635 tin, chiếm 0,4%.

Trong thể loại tin, thì tin vắn, tin bình là hai dạng tin chủ yếu được sử dụng để chuyển tải thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên 7 tờ báo và tạp chí. Ngoài tin vắn, tin bình còn có một số thể loại tin khác như tin tổng hợp, tin ảnh, ảnh tin, tin dự báo nhưng rất ít.

Stt Thể loại Số ƣợng % 1 Tin 635 40,4 2 Bài phản ánh 538 34,2 3 Phóng sự 263 16,7 4 Bình luận 26 1,7 5 Chuyên luận 38 2,4

6 Bài nghiên cứu 17 1,1

7 Phỏng vấn 28 1,8

8 Ký sự 14 0,9

9 Các thể loại khác 14 0,9

Tổng 1573 100

Bảng 2.3: Số lượng tác phẩm theo thể loại về phát triển kinh tế biển đảo miền

Trung (khảo sát trên 6 tờ báo và 1 tạp chí từ 1/2013 đến 6/2014).

Trước hết, tin vắn là dạng tin thông báo, phản ánh một cách ngắn gọn, vắn tắt nhất về sự kiện, sự việc. Dạng tin này được sử dụng ít hơn tin bình và các dạng tin khác với 149 tin/tổng số 635 tin, chiếm 23,5%. Trong đó, tin vắn được sử dụng phổ biến trên BTN, BTT còn BNA, BĐN, BKH và BND rất ít. Qua khảo sát cho thấy, dạng tin này rất ngắn, thường khoảng 50 chữ, không có tít, phần đầu của tin được tô đậm, viết theo cấuz trúc chủ yếu là hình tháp ngược hoặc viên kim cương và thường

được xếp vào mục tin vắn.

Tin bình là dạng tin phản ánh sự kiện thời sự quan trọng, chưa đến mức bình luận hay xây dựng thành bài phản ánh. Tuy là tin bình nhưng yếu tố tin là chủ yếu còn phần bình (thái độ, quan điểm) rất ít, thường chỉ gói gọn trong một câu ngắn. Qua khảo sát, dung lượng của tin bình khoảng từ 100 - 200 chữ và từ tháng 1/2013 đến 6/2014, tin bình và một số ít các dạng tin khác chiếm 86,5% (486 tin/635tin).

* Bài phản ánh

Bài phản là một thể loại báo chí có nhiệm vụ phản ánh, phân tích, đánh giá tương đối toàn diện sự kiện trong đời sống hiện thực của con người. Mục đích của thể loại này là thông tin, giúp công chúng nhận diện đầy đủ về tính chất, quy mô, ý nghĩa xã hội của một sự kiện hay vấn đề thời sự. Như vậy, so với tin thì bài phản ảnh thông tin chi tiết và tỉ mỉ hơn, không chỉ mô tả mà còn phân tích và khái quát. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu, phân tích của bài phản ánh tương đối hẹp hơn so với các thể loại khác như phóng sự, bình luận,...

Qua khảo sát cho thấy, bài phản ánh là thể loại được các báo sử dụng nhiều thứ hai sau tin với 538 bài/1573 tin bài, chiếm 34,2%. Nhìn chung, các tờ báo rất chú trọng đến sử dụng thể loại này trong việc truyền tải thông tin về kinh tế biển đảo miền Trung. So với các thể loại khác trong cùng 1 tờ báo thì bài phản ánh là thể loại chiếm số lượng rất lớn, cụ thể: BND là 28/78 tin, bài, chiếm 35,9% (cao nhất); TCBVN là 8/31 bài, chiếm 25,8% (cao nhất); BTN là 58/355 tin, bài, chiếm 16,3% (đứng thứ 2 sau tin với 78,9%); BTT là 24/144 tin, bài, chiếm 16,7% (thứ hai sau tin với 60,4%). Trong khi đó, nhóm báo của các tỉnh, thành miền Trung thì thể loại này chiếm tỉ lệ cao nhất so với các thể loại khác như BNA là 126 bài/234 tin, bài, chiếm 53,4%; BĐN là 140/296 tin, bài, chiếm 47,3%; BKH là 160/ 455 tin, bài, chiếm 36,8%.

Các bài phản ánh trên các tờ báo có dung lượng khá dài, tập trung thông tin tỉ mỉ về các sự kiện, đánh giá các sự kiện về kinh tế biển đảo miền Trung; phân tích thực trạng tồn tại để chỉ ra nguyên nhân, nguồn gốc bản chất của thực trạng đang tồn tại hay phân tích các vấn đề tồn tại và dự báo nếu vấn đề đó tồn tại sẽ dẫn đến

hậu quả gì? Qua khảo sát, những bài phản ánh thường tập trung vào những vấn đề tồn tại như thực trạng phát triển nuôi trồng hải sản, đánh bắt, vấn đề ô nhiễm môi trường biển, các bất cập trong khai thác khoáng sản biển, tình hình phát triển kinh tế đảo cũng như thông tin về các sự kiện du lịch biển đảo.

Thể loại Báo & Tạp chí Tin BPA Phóng sự BL CL B N C PV KS TL K Tổng (tin, bài) TV TB& LK P S A PS TT BND 2 21 28 0 19 4 4 0 0 0 0 78 BTT 22 65 24 2 22 0 0 0 9 0 0 144 BTN 122 158 51 0 18 1 0 0 0 3 2 355 BNA 0 2 126 9 59 3 10 10 4 1 10 234 BĐN 0 90 140 9 35 8 2 0 3 7 2 296 BKH 3 150 160 7 76 10 14 0 12 3 0 435 TCBVN 0 0 9 0 7 0 8 7 0 0 0 31 Tổng (tin, bài) 149 486 538 27 236 26 38 17 28 14 14 1573 635 263 Chú thích:

TV: Tin văn PSTT: Phóng sự thông thường PV: Phỏng vấn

TB&LK: Tin bình và loại khác BL: Bình luận KS: Ký sự

BPA: Bài phản ánh CL: Chuyên luận TLK: Thể loại khác

PSA: Phóng sự ảnh BNC: Bài nghiên cứu

Bảng 2.4: Số lượng tác phẩm theo thể loại trên 6 tờ báo và 1 tạp chí (khảo sát từ 1/2013 đến 6/2014).

* Thể loại phỏng vấn

Phỏng vấn là thể loại có nhiệm vụ thu thập thông tin có tính thời sự, có ý nghĩa xã hội từ nhân vật có tiếng nói trọng lượng và am hiểu để cung cấp cho công chúng.

Đặc trưng cơ bản của thể loại này là xen kẽ giữa những câu hỏi và phần trả lời của người phỏng vấn và người được phóng vấn.

Qua khảo sát, các tờ báo ít khi hoặc thậm chí không sử dụng thể loại phỏng vấn để chuyển tải thông tin kinh tế biển đảo miền Trung (28 bài phỏng vấn/1573 tin, bài, chiếm 1,8%). Các tờ báo sử dụng nhiều thể loại này đáng chú ý có BTT và BKH. Trong khi đó, BND, BTN hầu như không sử dụng thể loại này để chuyển tải thông tin về kinh tế biển đảo miền Trung. Hầu hết các bài phỏng vấn này chủ yếu tập trung vào đề tài chính sách, quy hoạch hay dự án phát triển kinh tế biển đảo của các tỉnh, thành miền Trung.

* Thể loại bình luận

Bình luận là thể loại thuộc nhóm chính luận báo chí, nhiệm vụ của nó là diễn đạt quan điểm tư tưởng của tác giả và tòa soạn về một vấn đề thời sự hoặc một sự kiện có ý nghĩa xã hội, làm cho độc giả hiểu được vấn đề đó theo một quan điểm nhất định và từ đó, độc giả có thể tự kết luận.

Qua thống kê, bình luận rất ít khi được các tờ báo sử dụng để thông tin về kinh tế biển đảo miền Trung (chỉ chiếm 1,7%). Ở cấp độ báo Trung ương có BND là tờ sử dụng thể loại này nhiều nhất; trong khi ở cấp độ báo tỉnh của các địa phương miền Trung thì BKH và BĐN là hai tờ sử dụng nhiều nhất thể loại này. Các bài báo chủ yếu tập trung thể hiện các quan điểm của các tác giả về chính sách phát triển kinh tế biển đảo như đầu tư cho đánh bắt xa bờ, cảng nước sâu, tàu vỏ thép cho ngư dân hay chính sách hổ trợ về tín dụng để phát triển kinh tế biển đảo miền Trung. Các tác phẩm này thường nằm trong các mục nhỏ như Thời sự - suy ngẫm trên BKH hay Cùng suy ngẫm trên BND...hoặc tồn tại độc lập như những bài báo khác.

* Thể loại phóng sự

Phóng sự là thể loại báo chí phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận nhất định. Trong phóng sự, vai trò của cái tôi trần thuật – nhân chứng khách quan rất quan trọng. Phóng sự trên báo chí thường có ba dạng: phóng sự chân dung, phóng

sự sự kiện và phóng sự vấn đề.

Qua khảo sát, phóng sự là thể loại được các báo ưu tiên sử dụng trong việc phản ánh thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung với 263 bài/1573 tin, bài chiếm 16,7% (chỉ sau thể loại tin và bài phản ánh). Ở cấp độ các tờ báo Trung ương và BTT, lượng bài phóng sự tương đương nhau. Trong khi đó, giữa các tờ báo của địa phương miền Trung dù lượng bài rất nhiều nhưng có sự chênh lệch nhau rất lớn, cao nhất là báo BKH với 83 bài và thấp nhất là BĐN với 44 bài.

Phóng sự có hai loại: phóng sự ảnh và phóng sự thể hiện chủ yếu bằng văn tự (gọi là phóng sự thông thường). Qua khảo sát, phóng sự ảnh có 27 bài/263 bài phóng sự, chiếm 10,3% và chủ yếu tập trung nhiều ở các tờ báo địa phương trong khi các tờ báo Trung ương rất ít và thậm chí là không có. Các tác phẩm này được đăng tải với hình ảnh có màu sắc rất bắt mắt và thường là nằm trong các mục trên các tờ báo và tạp chí. Những bài này miêu tả một cách sinh động hình ảnh về sản xuất đánhn hải sản, làm muối, nhịp sống của ngư dân vùng biển và các lễ hội, hay các điểm du lịch hấp dẫn nổi tiếng.

Phóng sự ảnh chỉ chiếm 10,3%, có nghĩa là phóng sự thông thường là loại chủ yếu được các tờ báo sử dụng để thông tin về kinh tế biển đảo miền Trung. Loại bài này thường tập trung hai dạng là phóng sự chân dung và phóng sự vấn đề. Phóng sự chân dung trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung thường là khắc họa chân dung những tập thể, những cá nhân sản xuất giỏi như những người làm giàu từ nuôi trồng hải sản, những tấm gương tiên phong trong việc đầu tư phát triển đánh bắt xa bờ, những tập thể, hợp tác xã đẩy mạnh đánh bắt trên biển, những cá nhân nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ biển....Tuy nhiên, dạng phóng sự chân dung không phải là dạng phóng sự chủ lực. Qua khảo sát, hầu hết các phóng sự tập trung phản ánh các vấn đề bất cập trong trong các ngành kinh biển như vấn đề chất lượng tàu thuyền ra khơi, nhân lực cho phát triển đánh bắt, vấn đề khai thác quá mức, khai thác bằng các phương tiện hủy diệt, những vấn đề trong việc đầu tư các dự án du lịch ven biển, vấn đề khai thác khoáng sản biển...

hay các trang phóng sự hoặc đứng độc lập. Phóng sự ảnh thường có khoảng 5 - 6 ảnh; phỏng sự thông thường có dung lượng dài, nhất là ở các tờ báo của các tỉnh, thành miền Trung, BND và TCBVN. Trong khi đó, phóng sự trên các tờ BTN, BTT thường có dung lượng ngắn hơn.

* Một số thể loại khác

Ngoài các thể loại trên, các tờ báo còn sử dụng một số thể loại khác để chuyển tải thông tin về kinh tế biển đảo miền Trung: chuyên luận, bài nghiên cứu, ghi nhanh, ký sự...Tuy nhiên, các thể loại này rất ít: bài nghiên cứu 1,1%, ký sự 0,9%.

Tóm lại, về mặt thể loại, các tờ báo sử dụng hầu như tất cả các thể loại báo chí và một số thể loại ngoài báo chí như bài nghiên cứu khoa học để thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung. Trong đó, nhóm thể loại thông tấn gồm có tin và bài phản ánh là hai thể loại chiếm số lượng nhiều nhất; nhóm chính luận nghệ thuật có phóng sự là thể loại chủ lực được các báo ưu tiên sử dụng. Từ đây, có thể thấy hệ thống thể loại được các báo sử dụng để chuyển tải thông tin về kinh tế biển đảo miền Trung rất phong phú nhưng vẫn có sự tập trung vào một số thể loại chủ lực.

2.3.3 Ngôn ngữ

Đối với báo in, ngôn ngữ chuyển tải gồm có hai yếu tố: chính văn là văn tự; thứ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)