Nhận xét nội dung và hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 82 - 134)

7. Kết cấu luận văn

2.4 Nhận xét nội dung và hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền

trình bày của các tờ BTN, BTT. Điểm khác biệt cụ thể ở đây là các tờ báo của các tỉnh thành miền Trung và BND ít “cửa” thông tin hơn so với BTN và BTT. Thường các tờ BTN, BTT ít nhất có 5 “cửa” thông tin (tít, sapo, ảnh, chính văn và box hoặc window) và nhiều hơn thì thậm chí có 8 – 9 cửa thông tin (tít chính, tít phụ 1, tít phụ 2, chính văn, ảnh, khoảng 2 box thậm chí nhiều hơn). Trong khi đó, các tờ báo của các tỉnh thành và BND thường nhiều lắm cũng chỉ có 6 – 7 “cửa” thông tin.

Tóm lại việc tổ chức trình bày của tác phẩm báo chí về thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên các tờ báo có nhiều điểm tương đồng cũng như khác biệt. Tuy nhiên, có thể thấy một thực trạng chung là thuyết nhiều cửa được các tờ báo vận dụng khá nhiều.

2.4 Nhận xét nội dung và hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung miền Trung

2.4.1 Nội dung

Trước hết, báo in thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung có trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể, các tờ báo in tập trung thông tin các ngành nuôi trồng - đánh bắt - chế biến hải sản (chiếm 45,2% lượng tin, bài), du lịch biển đảo (chiếm 24,8% lượng tin, bài), dịch vụ tìm kiếm - cứu hộ - cứu nạn ( chiếm 9,2% lượng tin,

bài). Đối chiếu với kết quả điều tra về mức độ quan tâm của công chúng về các ngành kinh tế biển đảo miền Trung thì việc thông tin có trọng tâm, trọng điểm của báo in là phù hợp với nhu cầu công chúng. Cụ thể, có 14,8% công chúng quan tâm đến thông tin du lịch biển đảo (cao nhất), 13,2% đối với nuôi trồng - đánh bắt - chế biến hải sản và 12,1% đối với dịch vụ tìm kiếm - cứu hộ - cứu nạn. Tuy nhiên, đối với một số ngành kinh tế biển công chúng quan tâm như kinh tế hàng hải ( 9,8%), thông tin liên lạc biển (8,1%)... thì lượng tin, bài của các ngành này trên báo in rất thấp (kinh tế hàng hải: 2,3%, thông tin liên lạc biển: 0,8%).

Xét tổng thể, báo in thông tin gần như đầy đủ các ngành kinh tế biển đảo miền Trung. Nhưng xét riêng biệt mỗi tờ thì hầu như không phải tờ báo nào cũng thông tin đầy đủ các ngành. Trong các tờ thì chỉ có BKH là thông tin đầy đủ tất cả các ngành kinh tế biển đảo miền Trung. Bên cạnh đó, BTN cũng là tờ thông tin khá đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu một số ngành như: làm muối, điều tra môi trường biển đảo. Trong khi đó, TCBVN và BND là hai tờ có nội dung kém phong phú hơn các tờ khác khi thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo và tạp chí (phụ lục kết quả điều tra bằng

bảng hỏi 2.10).

Thông tin chỉ dẫn, tư vấn về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên các tờ báo, tạp chí rất phong phú và đa dạng. Điều này rất cần thiết đối với các doanh

nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển đảo. Tuy nhiên, thông tin chỉ dẫn về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung chỉ tập trung nhiều nhất ở hai tờ BTN và BTT; ở mức khá có BNA, BĐN, BKH; ít nhất là tờ BND và TCBVN.

Như vậy, xét tổng thể thì nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của công chúng. Điều này hoàn toàn phù hợp với đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền trung trên báo in, cụ thể, có đến 47,7% công chúng đánh giá tốt, 39,3% công chúng đánh giá bình thường, trong khi chỉ có 6,3% đánh giá chưa tốt.

2.4.2 Hình thức

Xét ở góc độ hình thức, các tờ báo từ Trung ương đến địa phương sử dụng rất nhiều thể loại. Ngoài các thể loại phổ biến, mang tính báo chí cao như tin, bài phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, ghi nhanh thì còn có một số thể loại mang tính chất nghiên cứu sâu của chuyên gia hoặc là của người trực tiếp quản lý chính lĩnh vực đó như bài chuyên luận, bài nghiên cứu...Trong đó, có một số thể loại được báo in sử dụng nhiều: tin (635 tin /1573 tin, bài; chiếm 40,4%), bài phản ánh (538 bài/1573 tin, bài; chiếm 34,2%), phóng sự (263 bài/1573 tin, bài; chiếm 16,7%). Việc báo in sử dụng những thể loại này làm chủ lực để thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền trung là phù hợp với sở thích của công chúng. Cụ thể, phần trăm công chúng thích tiếp nhận thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung qua thể loại tin là 23,5%, phóng sự là 23,4% và bài phản ánh là 12,2%. Tuy nhiên, sở thích tiếp nhận thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung của công chúng bằng thể loại ký sự khá cao (12,8%) nhưng lại không được báo in ưu tiên sử dụng (chiếm 0,9%).

Ở góc độ hình ảnh, các tờ báo rất chú trọng việc sử dụng ảnh, mặc dù nó chiếm diện tích rộng trên các tờ báo. Các hình ảnh được sử dụng mang hơi thở cuộc sống, phản ánh sinh động hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế biển. Ngoài việc cung cấp thông tin, phản ánh chân thực thực tiễn, các bức ảnh thông tin về phát triển kinh tế biển đảo còn đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó có nhiều ảnh còn mang nặng tính lễ tân, khô khan và ít thông tin.

miền Trung các yếu tố thứ văn như đồ thị, biểu đồ được sử dụng rất nghèo nàn. Trong khi đó, yếu tố ngôn ngữ chính văn được sử dụng rất đa dạng, phong phú về lớp từ. Đặc biệt, ngoài phong cách ngôn ngữ báo chí thì thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung còn có phong cách ngôn ngữ khoa học và thậm chí còn có phong cách ngôn ngữ hành chính.

Dưới góc độ trình bày bài báo thì các tác phẩm báo in thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung còn quá chú ý về yếu tố chính văn, trong khi yếu tố thứ văn: biểu đồ, đồ thị còn chưa được sử dụng nhiều. Vì vậy, việc trình bày bài báo hiện nay còn ít “cửa” thông tin, làm cho công chúng khó tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các thông tin về phát triển kinh tế biển đảo được thông tin ở nhiều mục, chuyên mục, chuyên trang trên báo in nhưng chưa có một mục hay chuyên mục, chuyên trang dành riêng cho kinh tế biển đảo nói chung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của công chúng về chất lượng hình thức thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo và tạp chí (phụ lục kết quả điều tra bằng

bảng hỏi 2.11).

Tóm lại, cũng như nội dung, hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung bên cạnh ưu điểm vẫn tồn tại những hạn chế. Tuy nhiên so với nội dung, hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo in không được đánh giá

cao. Cụ thể, có đến 45,7% công chúng đánh giá chất lượng bình thường, chưa tốt là 6,3%, trong khi đánh giá tốt là 41,7% và rất tốt là 4,3%. Dù sự chênh lệch giữa những con số trên là không lớn nhưng cho thấy hình thức thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công chúng.

Tiểu kết chƣơng 2:

Qua khảo sát, thống kê và phân tích có thể thấy 6 tờ báo và 1 tạp chí đã thông tin rất nhiều ngành, nghề trong lĩnh vực kinh tế biển đảo miền Trung. Cụ thể, các tờ báo đã tuyên truyền một cách sâu, rộng và đúng đối tượng về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế biển đảo nói chung và kinh tế biển đảo miền Trung nói riêng.

Bên cạnh đó, báo in gần như phản ánh toàn diện, chân thực, sinh động thực trạng phát triển kinh tế biển đảo miền Trung. Các tin, bài đã chỉ ra một cách cụ thể những thành tựu, hạn chế cũng như phân tích, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến thành công, hạn chế trong phát triển kinh tế biển đảo miền Trung.

Các tờ báo và tạp chí thông tin có trọng tâm, trọng điểm về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung. Trong đó, các ngành đánh bắt - nuôi trồng - chế biến hải sản, du lịch biển đảo, dịch vụ tìm kiếm - cứu hộ - cứu nạn và kinh tế đảo được báo in đăng tải nhiều. Đặc biệt có nhiều vấn đề trong các ngàng này được 6 tờ báo và 1 tạp chí thông tin có kế hoạch và tạo sự quan tâm rất nhiều của độc giả.

Ngoài vấn đề tuyên truyền chính sách, phản ánh thực trạng, báo in còn đăng tải nhiều thông tin mang tính giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, tồn taị, thúc đẩy kinh tế biển đảo miền Trung phát triển. Đây thực sự là những thông tin cần thiết đối với những cơ quan chức năng, các đơn vị, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển đảo miền Trung.

Xét về hình thức, các tờ báo và tạp chí đã sử dụng ngôn ngữ, thể loại, hình ảnh một cách phong phú, đa dạng. Trong đó, do đặc thù về đối tượng phản ánh nên ngoài phong cách ngôn ngữ báo chí các bài báo còn sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học, hành chính. Về hình ảnh, tùy từng ngành, nghề và thể loại mà lượng ảnh cũng như tính chất ảnh khác nhau; đáng chú ý các hình ảnh gần gũi với thực tiễn hoạt động kinh tế biển đảo chiếm số lượng lớn. Về thể loại thì ngoài các thể loại

báo chí vốn có như tin, phản ánh, phóng sự, bình luận...còn có các bài nghiên cứu khoa học.

Qua khảo sát cho thấy, các báo chưa có các mục - chuyên mục, chuyên trang về lĩnh vực kinh tế biển đảo miền Trung. Nội dung thông tin về phát triển kinh tế biển đảo miền Trung được chuyển tải qua các chuyên mục chung trên các tờ báo. Cách trình bày các bài báo cũng có sự khác nhau giữa các tờ báo nhất là giữa BTN, BTT với BND, BNA, BĐN, BKH và TCBVN.

Chƣơng 3: GIẢI PHÁP BÁO IN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO MIỀN TRUNG

3.1 Kết luận về vai trò báo in với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung

3.1.1 Thành công

Báo in đã tuyên truyền sâu, rộng, kịp thời, đúng đối tượng về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế biển đảo miền Trung. Các tờ báo, nhất là BND và các tờ báo địa phương miền Trung thực sự đã trở thành công cụ đắc lực để tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống. Từ Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt

Nam, các nghị quyểt, nghị định cho đến các chính sách hổ trợ phát triển kinh tế

biển đảo miền Trung đã được báo in thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng đến công chúng. Nhờ thực hiện tốt chức năng này mà các chủ trương chính sách được công chúng nắm bắt và nhanh chóng áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Chính vì vậy, đánh giá về tính thời sự thông tin phát triển kinh tế biển đảo miền Trung trên báo in có đến 45,3% công chúng nhận xét kịp thời, 9,7% rất kịp thời.

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của công chúng về tính thời sự của thông tin phát triển kinh

tế biển đảo miền Trung trên báo và tạp chí (phụ lục kết quả điều tra bằng bảng hỏi 2.9)

Phát hiện mô hình tổ chức tốt, từ đó phản ánh lên mặt báo để các nơi khác học tập, nhân rộng. Qua khảo sát, nhiều mô hình hoạt động sản xuất hiệu quả trong lĩnh

vực kinh tế biển đảo miền Trung được báo in phản ánh nhiều: mô hình tổ, đội tàu thuyền, hợp tác xã đánh bắt hải sản; mô hình nuôi trồng; mô hình kinh tế đảo; hình thức du lịch; các phương pháp, cách thức điều hành sản xuất có hiệu quả của các đơn vị doanh nghiệp, xí nghiệp được báo in thông tin chi tiết trên mặt báo.

Báo in còn đóng vai trò là kênh quảng bá, giới thiệu đến các nhà đầu tư về ưu điểm, lợi thế của biển đảo miền Trung trong phát triển kinh tế. Các tờ báo và tạp chí đăng tải phong phú các tin, bài có nội dung về tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế biển đảo miền Trung, nhất là về các khu đô thị, khu kinh tế ven biển.

Trong các ngành kinh tế biển thì du lịch biển đảo được báo in đặc biệt quan tâm. Ngoài đóng vai trò tuyên truyền, phản ánh thực tiễn và đề xuất giải pháp phát triển, báo in còn là kênh quảng bá hình ảnh rất hiệu quả. Qua khảo sát cho thấy lượng bài PR về du lịch biển với hình ảnh bắt mắt, sinh động và hấp dẫn xuất hiện nhiều trên các tờ báo. Chính điều này vừa giúp các tỉnh, thành quảng bá du lịch biển cũng như tư vấn các điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Báo in phản ánh đầy đủ thực tiễn phát triển kinh tế biển đảo miền Trung, giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn toàn diện về bức tranh kinh tế biển của khu vực, từ đó đưa ra các chính sách phù hợp. Các tờ báo đã phân tích những thuận lợi, khó khăn phát triển kinh tế biển đảo của vùng nói chung và các tỉnh nói riêng. Đi vào cụ thể các tờ báo đã phản ánh chân thực tình hình, thực trạng phát triển của từng ngành. với 3 mảng chính là những thành tựu đạt được; những khó khăn, thách thức và những bất cập tồn tại. Đây thực sự là nguồn thông tin quan trọng và là cơ sở để người quản lý đưa ra các chính sách phát triển lâu dài cũng như các biện pháp, giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại trước mắt một cách kịp thời.

Các tờ báo, tạp chí không dừng lại ở việc thông tin những gì mà cơ quan quản lý cần, mang tính chất tuyên truyền chung chung mà thông tin những gì thiết thực cần thiết đối với các doanh nghiệp, ngư dân. Nhận định về vấn đề này, Trưởng ban Đại diện BTN tại miền Trung nhận xét về BTN: không viết chung chung cái mình thích mà viết cái gì chính quyền và bà con ngư dân cần; khi thực hiện chủ đề nào đó thì làm tới nơi tới chốn thành chuyên đề dài kỳ, vì thế đưa lại hiệu quả thiết thực.

Ví dụ, việc đóng tàu vỏ sắt có lợi như thế nào, kinh phí ra sao, trọng tải bao nhiêu thì vừa, đóng tàu ở đâu thì rẻ, ai đã đóng (để bà con liên hệ, học tập)…Chính vì các đề tài rất thiết thực nên có sức lan tỏa lớn. Nhờ đó mà có rất nhiều đơn vị, cá nhân tham gia.

Một thành công nữa của báo in với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung là phát hiện và phản ánh những bất cập để rút kinh nghiệm. Những bất cập thường được báo in phản ánh là độ chênh giữa chính sách và thực tiễn hoạt động sản xuất, nhất là những bất cập trong chính sách phát triển đánh bắt hải sản. Các bài báo chỉ rõ, tuy có nhiều chính sách phát triển đánh bắt hải sản của Đảng và Nhà nước nhưng không thiết thực, xa rời thực tế nên rất khó triển khai trong thực tế và thậm chí không thể áp dụng. Thứ hai là những chính sách sai lầm của các chính quyền địa phương miền Trung dẫn đến những hậu quả lớn như Khánh Hòa cho phép các doanh nghiệp lấn biển, lấp vịnh Nha Trang. Thứ ba là các bất cập trong hoạt động sản xuất như không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường...Việc phản ánh những bất cập này dẫn đến hiệu quả rất lớn như Trưởng ban Đại diện BTN tại miền Trung khẳng định: nhiều địa phương từ chỗ đọc báo đã điều chỉnh cơ chế, chính sách thiết thực hơn, phù hợp hơn. Nhiều địa phương đánh giá các bài biết trên báo còn hơn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Báo chí với phát triển kinh tế biển đảo miền Trung (Trang 82 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)