7. Bố cục luận văn
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc và chính sách của địa phƣơng về phát
phát triển du lịch
1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển du lịch
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, ngày 22/6/1993, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 45/CP về “Đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch”. Theo đó khẳng định: “Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng. Trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, góp phần tích cực tham gia thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội giữa các vùng trong cả nước và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và sự hiểu biết lẫn nhau”.
Tới Đại hội VI, VII, VIII, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những định hƣớng phát triển du lịch đúng đắn, đầy sáng tạo, xác định rõ du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lƣợc phát triển KT-XH của đất nƣớc.
Tại Đại hội XI, Đảng ta cũng xác định: “Phát triển du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu sau năm 2020 Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng, góp phần tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ”. Đây đƣợc coi là một định hƣớng chiến lƣợc trong sự nghiệp phát triển KT-XH, phát quy lợi thế của đất nƣớc và phù hợp với xu hƣớng phát triển của thế giới.
Đặc biệt, ngày 22/1/2013, Chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” với quan điểm và mục tiêu phát triển:
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH.
Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng theo chiều sâu đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh.
Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; chú trọng du lịch quốc tế đến; tăng cƣờng quản lý du lịch ra nƣớc ngoài.
hóa dân tộc, giữ gìn quang cảnh, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội; đảm bảo hài hòa trong tƣơng tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn.
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế quốc gia và yếu tố tự nhiên và văn hóa dân tộc, thế mạnh đặc trƣng các vùng, miền trong cả nƣớc; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch.
Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển trên thế giới.
1.3.2. Chính sách của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển du lịch địa phương
Trong những năm qua, nhận thức và quan điểm phát triển du lịch Vĩnh Phúc đã đƣợc nâng lên một tầm mới, có bƣớc chuyển biến rõ rệt. Đảng và chính quyền địa phƣơng trƣớc kia xác định du lịch là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển KH-XH của địa phƣơng, những năm gần đây, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, XV, XVI đều xác định mục tiêu xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Song song với chủ trƣơng trên là các văn bản, đề án, kế hoạch, quy hoạch, chƣơng trình… về phát triển du lịch Vĩnh Phúc đƣợc xây dựng, phê duyệt và thông qua: Nghị quyết 01 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch, dịch vụ; Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch; Quy hoạch chi tiết ba khu Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải... Theo đó, một số nhóm chính sách phát triển du lịch đã đƣợc tỉnh Vĩnh Phúc chú trọng triển khai:
Chính sách khuyến khích du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến Vĩnh Phúc; tăng cƣờng năng lực, ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích đầu tƣ khu vực tƣ nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, đặc biệt là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; khuyến khích phát triển sản phẩm mới, sản phẩm đặc thù, sản phẩm/dịch vụ mang tính chiến lƣợc (nghỉ dƣỡng); tăng cƣờng du
lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thƣởng, hội họp và triển lãm), chú trọng du lịch cao cấp…
Chính sách kiểm soát chất lượng du lịch: Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lƣợng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, hệ thống kiểm định, công nhận chất lƣợng; thúc đẩy xây dựng thƣơng hiệu; hình thành và tôn vinh hệ thống danh hiệu, nhãn hiệu.
Chính sách tăng cường hợp tác đối tác: Liên kết giữa đại diện nhà nƣớc với khu vực tƣ nhân theo mô hình tham gia, đại diện, góp vốn, chuyển giao; tham gia trong tƣ vấn hoạch định chính sách (đơn vị tƣ vấn quy hoạch); chia sẻ trách nhiệm trong thực hiện chƣơng trình phát triển (xúc tiến, quảng bá, phát triển thƣơng hiệu, phát triển nguồn nhân lực); huy động nguồn lực từ khu vực tƣ nhân, xã hội hoá đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch; huy động doanh nghiệp tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động đầu tƣ, xúc tiến du lịch.
Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu địa phƣơng, ứng dụng công nghệ sạch, ƣu đãi đối với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phƣơng; khuyến khích, hỗ trợ thực hiện chƣơng trình giám sát môi trƣờng tại các khu, tuyến, điểm và cơ sở dịch vụ du lịch; khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm xã hội và môi trƣờng.
Chính sách ưu tiên đầu tư cho các khu du lịch trọng điểm có sức cạnh tranh cao trong khu vực: Ƣu đãi bằng các công cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của nhà nƣớc về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý
Chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng địa phương có sức cạnh tranh: Tăng cƣờng nghiên cứu thị trƣờng, xây dựng chiến lƣợc sản phẩm; khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lƣợc; hỗ trợ xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch, sản phẩm đặc trƣng; liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật
Chính sách bảo vệ môi trường tại các khu, tuyến điểm, cơ sở dịch vụ du lịch: Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trƣờng; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trƣờng du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thƣơng hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”; xây dựng nếp sống văn minh du lịch.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài nƣớc phục vụ cho đào tạo du lịch; tăng cƣờng chuẩn hóa kỹ năng, chƣơng trình đào tạo; đẩy mạnh thẩm định, công nhận kỹ năng; sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.
Chính sách về xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăng cƣờng nghiên cứu thị trƣờng, phân đoạn các thị trƣờng mục tiêu; hỗ trợ về tài chính đối với thị trƣờng trọng điểm; liên kết, tập trung nguồn lực cho xúc tiến quảng bá tại thị trƣờng trọng điểm; chiến dịch quảng bá tại các thị trƣờng trọng điểm.