Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phát triển du lịch vĩnh phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương (Trang 77)

7. Bố cục luận văn

3.2. Những vấn đề đặt ra

Để tỉnh Vĩnh Phúc đạt đƣợc những mục tiêu trong phát triển du lịch nêu trên, có những vấn đề đặt ra đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới và đối với báo chí, trong đó có báo điện tử về đề tài du lịch.

3.2.1. Vấn đề đặt ra đối với hoạt động du lịch trong tình hình mới

3.2.1.1. Chất lượng sản phẩm du lịch

Trƣớc cơ hội gia tăng tiếp cận nguồn khách quốc tế khi Việt Nam hội nhập sâu rộng và toàn diện khu vực trên thế giới; hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cƣờng về chiều sâu, Việt Nam đang trở thành điểm đến, thị trƣờng mới nổi với những lợi thế nhất định trong hợp tác song phƣơng và đa phƣơng.

Tuy nhiên, đi cùng với mở rộng thị trƣờng kinh doanh du lịch là những thách thức không hề nhỏ đối với sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng có những đánh giá khắt khe hơn về chất lƣợng sản phẩm du lịch. Vì vậy, chỉ có nâng cao chất lƣợng sản phẩm thì du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng mới có thể đảm bảo đƣợc mục tiêu phát triển bền vững, duy trì năng lực cạnh tranh cao trong khu vực. Việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch là một tất yếu mang tính sống còn, vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài trong tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam nói chung, Vĩnh Phúc nói riêng.

Trên thực tế, sản phẩm du lịch đƣợc coi là một sản phẩm đặc thù mang tính tổng hợp cao, bao mồm các thành phần vật chất và phi vật chất, nó không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là tập hợp của rất nhiều các thành phần tạo nên, bao gồm: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, môi trƣờng tự nhiên, kỹ năng nghiệp vụ du lịch, môi trƣờng xã hội… Chính vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch là một yêu cầu nhƣng đồng thời cũng là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp.

Để tạo ra sản phẩm du lịch có chất lƣợng, đủ sức cạnh tranh là một thách thức lớn đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Một trong những biện pháp quan trọng nhất trong chiến lƣợc này là tiến hành tuyên truyền, xúc tiến du lịch với mục tiêu quảng bá hình ảnh đất và ngƣời Vĩnh Phúc với những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, tạo ra sức hút khách du lịch, mở rộng và chiếm lĩnh thị trƣờng.

3.2.1.2. Biến thách thức thành cơ hội

Cùng với nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch cũng phải lƣờng trƣớc những khó khăn, thách thức để linh hoạt, chủ động đƣa ra những giải pháp kịp thời, biến khó khăn thành cơ hội, giúp du lịch phát triển nhanh và bền vững.

Có thể thấy, đại dịch Covid-19 đang thực sự là một cú sốc với ngành du lịch Việt Nam ngay những tháng đầu năm 2020. Có lẽ chƣa bao giờ trong nhiều năm trở lại đây, du lịch Việt Nam lại ảm đạm đến thế khi lƣợng khách quốc tế và trong nƣớc sụt giảm nghiêm trọng. Theo ƣớc tính ban đầu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, do ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid-19 gây ra, trong ba tháng tới (tháng 3,4,5/2020), thiệt hại của ngành du lịch sẽ vào khoảng 5,9-7 tỷ USD. Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch Lê Hoài Chung cho biết, đây là thiệt hại dựa trên cơ sở nhiều tác động trƣớc mắt, nhƣ: Trung Quốc hạn chế công dân đi ra nƣớc ngoài; Việt Nam không đƣa, đón khách từ vùng dịch, tạm dừng các lễ hội, hoạt động tại một số khu di tích, danh lam thắng cảnh; các thị trƣờng quốc tế khác đang e ngại đến khu vực châu Á; ngƣời dân trong nƣớc hạn chế đi du lịch...

Đối với Vĩnh Phúc – tỉnh đầu tiên ghi nhận 11 trƣờng hợp mắc bệnh, đã đƣợc xác định là tâm dịch của Việt Nam những ngày đầu. Theo đó, hoạt động du lịch gặp rất nhiều “sóng gió”, khó khăn. Các khu du lịch trọng điểm nhƣ khu danh thắng Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, Flamingo Đại Lải… lƣợng khách giảm tới 80- 90%, thậm chí có thời điểm giảm tới 95%. Phải ghi nhận rằng, tỉnh Vĩnh Phúc rất quyết liệt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Cùng với sự hỗ trợ của các nƣớc, các trƣờng hợp mắc bệnh trong tỉnh đã sớm đƣợc chữa khỏi, ngăn chặn dịch lây lan, bùng phát trên diện rộng. Tuy nhiên, điều đó chƣa đủ để vực dậy du lịch, giúp du lịch “hồi sinh”.

Trong thời điểm dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, việc cần làm để xây dựng đƣợc hình ảnh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Vĩnh Phúc nói riêng đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc là bảo vệ đƣợc du khách khỏi ảnh hƣởng của dịch bệnh và giảm thiểu tối đa những thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp và ngƣời tham gia làm du lịch. Cùng chung sức, đồng lòng, các doanh nghiệp và ngƣời làm du lịch trong thời điểm vắng khách, thậm chí không có khách thì tập trung nâng

cấp cơ sở vật chất, mở lớp đào tạo cho cán bộ, nhân viên… để nâng cao chất lƣợng phục vụ, chờ đón một mùa khách du lịch mới sau này.

Cũng nên nhìn nhận dịch bệnh lần này là cơ hội giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm về cơ cấu ngành du lịch, thị trƣờng khách du lịch sao cho phù hợp và giảm thiểu những thiệt hại từ các tình huống rủi ro trong tƣơng lai…

Tất nhiên, để giải quyết đƣợc vấn đề đặt ra, ngoài những nỗ lực của ngành du lịch còn cần có sự tham gia, ủng hộ, đóng góp của các cấp, các ngành, trong đó báo chí có vai trò quan trọng trong vấn đề thông tin về du lịch.

3.2.2. Vấn đề đặt ra đối với báo chí về đề tài du lịch

Nhƣ đã nói ở trên, kinh doanh du lịch có sự cạnh tranh diễn ra không chỉ nằm trong phạm vi quốc gia (giữa các doanh nghiệp, các địa phƣơng) mà cả trong phạm vi khu vực và thế giới. Thời gian qua, ngành du lịch của Việt Nam nói chung và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã có những chiến dịch tuyên truyền, quảng bá du lịch tƣơng đối tốt thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, các lễ hội truyền thống tại các địa phƣơng... Nhờ vậy mà lƣợng khách du lịch nƣớc ngoài đến Vĩnh Phúc ngày càng tăng, lƣợng khách nội địa cũng tăng trƣởng khá lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch ngày càng phát triển, chất lƣợng phục vụ ngày càng đƣợc nâng cao.

Vấn đề đặt ra cho ngành du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đối với công tác thông tin về du lịch là phải chuyên nghiệp. Đây chính là những đòi hỏi mới đối với công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về du lịch trong thời kỳ hội nhập, phát triển của đất nƣớc nói chung và của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.

Nhìn lại hoạt động báo chí thông qua quá trình khảo sát, báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng đã có nhiều nỗ lực trong việc thông tin kịp thời về du lịch Vĩnh Phúc, qua đó, đem đến cho công chúng một bức tranh tổng thể, một cái nhìn khái quát, đầy đủ về quá trình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, đi liền với thuận lợi là những thách thức không nhỏ đối với đội ngũ những ngƣời làm báo ở Vĩnh Phúc. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó, các cơ quan báo chí nói chung, các nhà báo nói riêng cần nhận thức sâu sắc hơn về vai trò của mình trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức và trách nhiệm của xã hội, từ đó, có phƣơng hƣớng đổi mới để tự hoàn thiện mình trong môi

trƣờng hoạt động du lịch có nhiều cơ hội nhƣng cũng lắm thách thức nhƣ hiện nay.

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng

Để có thể nâng cao chất lƣợng thông tin về du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng, theo tác giả luận văn, cần có giải pháp đồng bộ từ phía tỉnh Vĩnh Phúc và cơ quan báo chí. Dƣới đây, tác giả đi sâu vào một số giải pháp nhƣ sau:

3.3.1. Nhóm giải pháp đối với tỉnh Vĩnh Phúc

Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, cần tập trung vào các giải pháp:

Phát triển du lịch bền vững

Muốn có những bài báo hấp dẫn công chúng để quảng bá cho du lịch Vĩnh Phúc thì trƣớc hết chính du lịch Vĩnh Phúc phải thực sự hấp dẫn trƣớc. Nhƣ chúng ta đã biết, du lịch Vĩnh Phúc có nhiều “tài sản” mà nhiều nơi khác không có, tiêu biểu là danh thắng Tây Thiên, khu du lịch Tam Đảo, Flamingo Đại Lải Resort... Có thể nói cảnh đẹp tự nhiên với núi non, sông nƣớc thơ mộng ở Vĩnh Phúc khiến lòng ngƣời say đắm. Vẻ đẹp tự nhiên ấy cần đƣợc giữ gìn và bảo vệ một cách tốt nhất. Điều này đòi hỏi tỉnh Vĩnh Phúc cần phát triển bền vững du lịch, mặc dù mục tiêu kinh tế là rất quan trọng, nhƣng không vì thế mà làm tổn hại đến thế mạnh du lịch. Cần phải coi trọng việc bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên lên hàng đầu. Chúng ta cũng đã từng bắt gặp nhiều câu chuyện vì quá ƣu tiên đến mục tiêu kinh tế mà có can thiệp không đúng mực của con ngƣời đến các cảnh quan tự nhiên, nhƣ: Xây dựng tháp treo, các công trình nghỉ dƣỡng không hợp lý làm mất đi giá trị vốn có của của cảnh quan thiên nhiên. Chúng ta từng thấy dƣ luận phản đối việc lấn chiếm đất rừng Tam Đảo để làm kinh tế... Bởi vậy, tỉnh Vĩnh Phúc cần có một chiến lƣợc tổng thể và thực hiện có hiệu quả nhằm phát triển du lịch bền vững.

Xây dựng văn hóa du lịch

Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là một lợi thế vƣợt trội của du lịch Vĩnh Phúc, nhƣng văn hóa du lịch, cách ứng xử lịch sự của ngƣời làm du lịch, lối sống đẹp của ngƣời dân địa phƣơng mới là sức hút lâu dài níu chân du khách ở lại hay quay lại Vĩnh Phúc. Báo chí không thể quảng bá du lịch nếu thiếu hình ảnh đẹp về văn hóa du lịch. Phạm trù văn hóa du lịch có thể rất rộng, trong luận văn này tác giả sẽ đề

cập vào một số nội dung cụ thể sau:

Trung tuần tháng 4 năm 2015, báo chí truyền đi một thông tin sốt dẻo và nhiều ý nghĩa liên quan đến du lịch Việt Nam. Đó là ý kiến của Phó Thủ tƣớng Vũ Đức Đam, đánh giá về những điểm yếu của du lịch Việt Nam. Theo đó, du khách nƣớc ngoài đến nƣớc ta có 6 nỗi sợ, đó là: Tình trạng giao thông; chặt chém du khách; an toàn thực phẩm; môi trƣờng; tình trạng ăn xin, lôi kéo khách du lịch.

Khách du lịch ở trong và ngoài nƣớc đến Vĩnh Phúc không chỉ đơn thuần chiêm ngƣỡng vẻ đẹp thiên nhiên ở đây mà còn muốn khám phá cả văn hóa, con ngƣời nơi đây. Báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng không chỉ khai thác mảng đề tài về cảnh quan thiên nhiên mà còn về cả các giá trị văn hóa, con ngƣời Vĩnh Phúc.

Bởi vậy, tỉnh Vĩnh Phúc cần chú trọng vấn đề xây dựng văn hóa du lịch không chỉ với những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực du lịch mà cả với ngƣời dân bình thƣờng. Trƣớc hết, một cách đơn giản cần có cách làm bài bản để những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực du lịch, các cửa hàng, hƣớng dẫn du lịch… nhận thức đƣợc cách ứng xử có văn hóa, không có tình trạng chặt chém du khách, không có cảnh chèo kéo du khách. Những nụ cƣời, cách ứng xử đúng mực của những ngƣời làm du lịch, của ngƣời dân Vĩnh Phúc sẽ là những hình ảnh đẹp đối với du khách và trên báo chí.

Chiến lược quảng bá du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ương và địa phương

Báo chí đã trở thành một kênh quảng bá hàng đầu và có hiệu quả du lịch Vĩnh Phúc trong thời gian qua. Để thu đƣợc nhiều thành công hơn nữa thì một giải pháp quan trọng là phía lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cần có chiến lƣợc dài hơi và bài bản về thông tin du lịch Vĩnh Phúc trên báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng.

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có đầu tƣ nhất định cho công tác quảng bá du lịch trên báo chí nói chúng, báo điện tử nói riêng nhƣ mời phóng viên của nhiều tờ báo về Vĩnh Phúc đƣa tin, bài, chùm ảnh, video, ví dụ nhƣ: Đài truyền hình Việt Nam, Tạp chí Du lịch… Thế nhƣng, điều đáng tiếc là hoạt động này không thƣờng xuyên mà chỉ diễn ra trong thời điểm nhất định. Khi có sự kiện nào đó nổi bật mời ồ ạt phóng viên các báo về viết tin, bài, chùm ảnh, video. Đó chƣa phải là một chiến lƣợc quảng bá du lịch khôn ngoan. Tỉnh Vĩnh Phúc cần một chiến lƣợc quảng bá

thƣờng xuyên trên báo chí. Các cơ quan chức năng và các điểm, khu du lịch nên có sự phối hợp liên tục với các báo điện tử Trung ƣơng và địa phƣơng để thƣờng xuyên có tin, bài, chùm ảnh, video về du lịch Vĩnh Phúc, không nên chỉ khi nào có sự kiện mới mời báo chí đến đƣa tin, bài, chùm ảnh, video.

Phát triển đa dạng các loại hình du lịch

Vĩnh Phúc giàu tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, do đó, tỉnh cần chú trọng phát triển đa dạng các loại hình du lịch để đáp ứng đƣợc nhu cầu của mọi du khách và “giữ chân” du khách đƣợc lâu hơn.

Theo khảo sát của tác giả luận văn, nhiều du khách lựa chọn loại hình du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch khám phá, du lịch MICE khi đến Vĩnh Phúc. Các loại hình du lịch khác nhƣ du lịch mạo hiểm, du lịch giải trí, du lịch đồng quê… cũng rất hấp dẫn du khách, song, Vĩnh Phúc chƣa phát huy đƣợc tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển các loại hình du lịch này và chƣa “giữ chân” đƣợc du khách dài ngày. Do đó, trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung đầu tƣ nguồn lực để phát triển đa dạng, phong phú các loại hình du lịch để thu hút đƣợc đông đảo công chúng với các sở thích du lịch khác nhau.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng

Theo nhiều chuyên gia, hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc còn ít và chỉ tập trung vào các sản phẩm thô là những danh lam thắng cảnh, di tích sẵn có để mời chào du khách, doanh nghiệp. Tỉnh cũng chƣa có những sản phẩm du lịch đặc trƣng, quà lƣu niệm, điều đó không chỉ làm mất đi nguồn thu mà còn bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc đến với du khách trong và ngoài nƣớc. Hiện, du khách tham gia các hoạt động du lịch ở Vĩnh Phúc có mức chi tiêu dùng khá thấp, các sản phẩm lƣu niệm chỉ đáp ứng đƣợc 5 đến 10% sức mua của khách du lịch.

Bởi thế, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cùng với đẩy mạnh xúc tiến du lịch và các giải pháp đồng bộ khác, tỉnh Vĩnh Phúc rất cần những "cái bắt tay" giữa chính quyền các cấp và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sản phẩm quà tặng, lƣu niệm mang nét đặc trƣng của địa phƣơng nhằm tăng sức hấp dẫn và níu chân du khách thập phƣơng.

Chủ động cung cấp thông tin thường xuyên cho báo điện tử Trung ương và địa phương

Có nhiều luật có liên quan đến vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí. Chính phủ đã ban hành quy chế về ngƣới phát ngôn và quy định các cơ quan cung cấp thông tin cho báo chí vào năm 2013. Đặc biệt, Quy chế cũng nêu rõ, Ngƣời phát ngôn hoặc Ngƣời đƣợc ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề phát triển du lịch vĩnh phúc trên báo điện tử trung ương và địa phương (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)