3.1. Một số nhận xét
3.1.1. Ưu điểm
Q trình lãnh đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự của Đảng trong những năm từ 1961 đến 1968 đã đem lại những thành tựu cơ bản trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, là nền tảng để Đảng ta rút ra các bài học kinh nghiệm quý giá cho lịch sử đấu tranh nước nhà.
Thứ nhất, nhận thức mới của Đảng trong kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự
Đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự là những phương pháp đấu tranh được dân tộc ta sử dụng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các hình thức này được sử dụng linh hoạt, sáng tạo, trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của cha ông. Ở mỗi giai đoạn tương ứng với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc vận dụng và kết hợp hai hình thức đấu tranh này cũng rất khác nhau.
Dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong bối cảnh lịch sử đặc biệt, đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, do một Đảng thống nhất lãnh đạo. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam là tên đầu sỏ đế quốc, với âm mưu bá chủ thế giới, đang tiến hành các chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Với vị trí địa lý, và lịch sử đấu tranh cách mạng oanh liệt, Việt Nam được Mỹ chọn làm nơi thí điểm các chiến lược chiến tranh của mình, để từ đó nhân rộng ra thế giới. Trong những năm từ 1961 đến 1968, Mỹ đã thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt" và "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam, đồng thời leo thang bắn phá miền Bắc. Với tình hình đó, địi hỏi Đảng phải tìm ra được một phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, thậm chí chưa từng có trong lịch sử quân sự thế giới, nhằm đánh bại để quốc Mỹ xâm
lược. Trên cơ sở nghiên cứu tinh hoa quân sự dân tộc và thế giới, căn cứ vào tình hình cách mạng cụ thể, Đảng đã đề ra chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự. Phương thức này trên thực tế đã phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tranh thủ được sự ủng hộ của thời đại, đẩy Mỹ đến thất bại, từng bước xuống thang kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong những năm 1961 đến 1968 đã chứng minh cho sự trưởng thành của Đảng về nghệ thuật quân sự. Đồng thời nó cũng thể hiện tư duy độc lập, tự chủ và quyết đoán của Đảng trong hoạch định đường lối cách mạng. Quá trình kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng nhân dân đã từng bước hạn chế được điểm mạnh của Mỹ khoét sâu các yếu điểm cơ bản làm phá sản hoàn toàn các mục tiêu chính trị và quân sự của chúng.
Thực tiễn lịch sử cho thấy, chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh qn sự của Đảng khơng phải là mới mẻ mà đã được áp dụng trong lịch sử dân tộc trước đó. Tuy nhiên, ở mỗi một giai đoạn lịch sử khác nhau thì tính chất và vai trị của từng hình thức đấu tranh biểu hiện khác nhau. Điều này nói lên tầm nhìn quan trọng của Đảng và tư duy linh hoạt trong cách đánh của Đảng và dân ta.
Trước hết, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc những năm 1939-1945 mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, Đảng ta đã giải quyết thành công một loạt các vấn đề then chốt về tư tưởng lý luận, đồng thời nhạy bén, sáng suốt trong chỉ đạo thực tiễn, trong đó có nghệ thuật chỉ đạo tài tình và tổ chức lực lượng rộng khắp, kịp thời tiến hành tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi. Thành công nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa trên quy mơ cả nước đó là sự sáng tạo về tổ chức lực lượng và kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng quân sự của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nắm bắt thời cơ thuận lợi,
đông đảo quần chúng nhân dân có đội quân vũ trang (tổ, đội) hỗ trợ ở nhiều địa phương đã đồng loạt nổi dậy. Một số địa phương chưa nhận được Lệnh tổng khởi nghĩa, nhưng dựa theo Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, các tổ chức Đảng đã lãnh đạo lực lượng quần chúng, có
các đội tự vệ xung kích nổi dậy, giành chính quyền ở địa phương. Cuộc tổng khởi nghĩa trên cả nước diễn ra rất đa dạng, phong phú. Trong số 65 tỉnh, thành phố, đặc khu tiến hành khởi nghĩa, có 36 tỉnh, thành phố về cơ bản lực lượng khởi nghĩa bắt đầu từ xã, huyện tiến lên tỉnh lỵ, từ ngoại thành vào nội thành, rồi kết thúc ở một số huyện, xã còn lại; 15 tỉnh tổ chức lực lượng tiến hành khởi nghĩa ở tỉnh lỵ trước rồi lan về các huyện và 11 tỉnh, đặc khu tổ chức lực lượng cùng khởi nghĩa cả ở tỉnh lỵ và nông thôn trong một ngày. Trong quá trình tổng khởi nghĩa, hầu hết các tỉnh, thành phố đều kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, giữa đấu tranh chính trị với địn tiến cơng qn sự, trong đó lực lượng chính trị, đấu tranh chính trị đóng vai trị quyết định, lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang đóng vai trị trấn áp lực lượng địch, kết hợp với sách lược mềm dẻo, cơ lập và vơ hiệu hóa phát xít Nhật và bọn tay sai nên giành được thắng lợi nhanh gọn, ít đổ máu.
Bằng các địn đấu tranh chính trị, nổi dậy của quần chúng có tự vệ vũ trang xung kích hỗ trợ và địn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang, chỉ trong vòng nửa tháng (từ ngày 14-8 đến 28-8-1945), cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi cả nước đã cơ bản kết thúc. Thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là kết quả của quá trình chuẩn bị chu đáo về lực lượng, nắm bắt thời cơ, huy động và phát huy sức mạnh của tồn dân, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cả ở nông thôn và thành thị, đồng bằng, trung du và miền núi trên khắp các miền của đất nước, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trị quyết định, lực lượng vũ trang cách mạng giữ vai trị xung kích, hỗ trợ tích cực, giành chính quyền nhanh gọn khiến
quân thù và các thế lực phản động khơng kịp đối phó, nhanh chóng tan rã.
Sau thắng lợi vang dội của Cách mạng tháng Tám và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã chứng tỏ đường lối đúng đắn và sáng tạo trong việc đề ra chủ trương và chỉ đạo cách mạng của Đảng. Tiếp nối niềm tự hào ấy, Đảng vận dụng nghệ thuật đấu tranh để một lần nữa đối phó với Pháp khi chúng quay trở lại xâm lược Việt Nam. Việc một chính quyền non trẻ vừa mới ra đời, cùng một lúc lại phải đương đầu khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”, đối phó với giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, khơng có cách nào khác, Đảng đã chọn phương án hịa hỗn với Pháp để chúng ta có thời gian xây dựng lực lượng. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, chúng đã liên tiếp có những hành động khiêu chiến, đỉnh cao là việc chúng gửi tối hậu thư yêu cầu ta phải trao quyền kiểm sốt thủ đơ cho chúng. Tình thế đó buộc chúng ta không thể tiếp tục nhân nhượng, khả năng hịa hỗn khơng cịn. Trong thời điểm cần có sự quyết định, Đảng đã hạ quyết tâm phát động cuộc kháng chiến trong cả nước và chủ động tấn công trước khi Pháp thực hiện màn kịch đảo chính quân sự.
Trong cuộc kháng chiến này, Đảng chủ trương kết hợp chặt chẽ cả hai lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đồng thời cả hai hình thức đấu tranh chính trị với đấu tranh qn sự. Trong đó lực lượng vũ trang và đấu tranh quân sự giữ vai trò quyết định đối với thắng lợi của cách mạng. Cịn lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị giữ vai trị quan trọng. Bằng những địn tấn cơng quan trọng, qn và dân ta đã dần loại bỏ Pháp ra khỏi cuộc chiến. Với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương.
Bước sang thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ngay sau khi loại bỏ được thực dân Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, đồng thời để đối phó với âm mưu của Mỹ khi chúng đem quân can thiệp vào miền Nam Việt Nam, Đảng đã xác
định cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược: Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Với những nhận định như vậy, trong giai đoạn từ 1954 – 1960, Đảng chủ trương kết hợp chặt chẽ hai lực lượng, hai hình thức đấu tranh. Trong đó, lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị là chủ yếu, lực lượng vũ trang và đấu tranh quân sự giữ vai trò hỗ trợ. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi năm 1960, mở ra một cục diện mới cho cách mạng miền Nam, từ đấu tranh chính trị là cơ bản và chủ yếu sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự.
Trong những năm từ 1961 đến 1968, được chia làm hai giai đoạn, Mỹ đã tiến hành hai chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam với các hình thức khác nhau nhưng vẫn là chiến tranh thực dân kiểu mới. Chủ trương chung và thống nhất của Đảng vẫn là kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự. Nhưng trong chủ trương chung đó, sự kết hợp các hình thức đấu tranh mang đặc điểm khác nhau với những nội dung mới, phản ánh sự phát triển tư duy của Đảng ta. Đỉnh cao của sự kết hợp đó là thắng lợi của quân và dân ta trong chiến lược "chiến tranh cục bộ".
Từ năm 1961 đến năm 1965, Đảng nhận thức đúng đắn và chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở miền Nam, đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của địch. Đảng nhận thức rõ đấu tranh chính trị vẫn là cơ bản nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, làm lung lay, suy sụp ý chí xâm lược của Mỹ. Nhưng khơng thể chỉ có đấu tranh chính trị mạnh mà đánh bại được địch, mà cịn phải tìm mọi biện pháp, xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh, đủ sức phối hợp với lực lượng chính trị để đánh bại kẻ thù. Đảng cũng xác định lực lượng chính trị càng mạnh thì càng tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang mạnh lên và ngược lại, lực lượng vũ trang càng mạnh càng
tạo thêm sức mạnh cho lực lượng chính trị. Do đó, lực lượng vũ trang được xây dựng ngày càng phát triển gồm ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích).
Để phá tan âm mưu lập “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gịn, Đảng chủ trương kết hợp linh hoạt khéo léo đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự ở ba vùng chiến lược (vùng rừng núi; vùng nơng thơn, đồng bằng; vùng đơ thị) khác nhau. Đó là chủ trương đúng đắn của Đảng, nhằm đánh vào các điểm yếu của địch, đẩy địch đi vào thế bị động phải xuống thang chiến tranh.
Chiến thắng Ấp Bắc đã chứng minh cho chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là quyết định đưa đấu tranh quân sự lên song song với đấu tranh chính trị. Thắng lợi này cũng đã làm cho đế quốc Mỹ thấy rõ là chúng có thể bị thất bại hồn tồn nếu khơng thay đổi chính sách, cho cả đến thay đổi chiến lược của "chiến tranh đặc biệt" của chúng ở miền Nam. Mỹ trở nên bối rối trong những mâu thuẫn lựa chọn giữa hai xu hướng chiến hay hịa. Trong tình trạng đó, để củng cố uy tín của mình trên trường quốc tế, Mỹ đã tìm mọi cách giữ vững lực lượng của chúng ở miền Nam, nhằm tạo ra một thế mạnh cho các giải pháp tiếp theo của chúng. Do đó, chúng đã từng bước đưa lực lượng chiến đấu và quân đồng minh vào để quyết giữ một số vùng chiến lược, ngăn chặn sự tan rã của đội quân Sài Gòn, chống lại phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân trong chiến lược chiến tranh mới "chiến tranh cục bộ".
Đánh giá âm mưu và chiến lược của Mỹ, Đảng xác định tính chất và mục địch chính trị của Mỹ vẫn là chiến tranh xâm lược nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới. So sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch căn bản vẫn khơng có sự thay đổi lớn. Ta vẫn giữ vững và phát triển được thế tiên công trên chiến trường, địch tuy triển khai chiến lược mới, nhưng vẫn ở trong thế thua, thế bị động, chứa nhiều mâu thuẫn. Vì vậy, Đảng tiếp tục thực hiện chủ
trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự một cách toàn diện. Nhận thức mới của Đảng trong kết hợp hai hình thức đấu tranh này đó là căn cứ vào tình hình cách mạng, Đảng chủ trương đưa đấu tranh quân sự lên giữ vai trò quyết định trực tiếp, để có thể hỗ trợ hiệu quả nhất cho đấu tranh chính trị, từng bước đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
Như vậy, nhận thức của Đảng về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một quá trình chứa đầy tính sáng tạo, được tóm tắt dễ hiểu là phương thức đấu tranh "hai chân", "ba mũi”. Thời kỳ đấu tranh chống lại chiến lược "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" của Mỹ đã thể hiện sự đúng đắn trong nhận thức của Đảng về kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh qn sự. Đó là kết quả của việc đánh giá đúng tình hình, khả năng và sức mạnh cách mạng. Nhận thức đúng này của Đảng đã được cụ thể hóa trong chủ trương và chỉ đạo hoạt động thực tiễn cách mạng mang lại những thắng lợi to lớn.
Thứ hai, Đảng đã chỉ đạo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự trong thực tiễn giành nhiều thắng lợi to lớn
Trong mọi cuộc chiến tranh, đánh giá đúng tương quan lực lượng giữa các bên tham chiến là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định mọi thành công. Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngay từ khi Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam, Đảng đã phân tích, đánh giá tình hình, đồng thời dự báo các khả năng xảy ra nhằm xác định phương pháp kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự có hiệu quả; đẩy mạnh sự kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự khi cần thiết.
Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự là hình thức bạo lực cơ bản của cách mạng miền Nam và là nội dung cơ bản của phương pháp cách mạng miền Nam. Đó là hai mũi tiến cơng rất lợi hại, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn. Trong quá trình cách mạng miền Nam phát triển thành một
cuộc chiến tranh với quy mô ngày càng rộng lớn, tính chất ngày càng quyết liệt thì đấu tranh vũ trang ngày càng tăng lên và giữ một vai trò ngày càng quan trọng chi phối thắng lợi của cách mạng. Đấu tranh vũ trang là một hình thức đấu tranh cơ bản có tác dụng quyết định trực tiếp trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự của địch và do đó, đập tan mọi âm mưu quân sự và chính trị của chúng. Song đấu tranh vũ trang luôn phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh