STT Mục đích chuyến viếng thăm của ông (bà) đến địa
phƣơng là gì?
Kết quả
Tỷ lệ (%)
1 Tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, đền
chùa tại địa phương 191 22.6
2 Nghỉ ngơi, thư giãn. 116 20.4
3 Thưởng thức phong cảnh thiên nhiên nông thôn trong lành 98 17.4 4 Tìm hiểu về văn hóa, làng nghề truyền thống, ẩm thực của 61 10.7
địa phương
5 Tìm hiểu về đời sống nông thôn thông qua các hoạt động
sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt thường nhật của cư dân 58 10.2
6 Thăm viếng người thân, bạn bè 32 5.6
7 Mua sắm 12 2.1
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Từ kết quả điều tra khảo sát, nhận thấy mục đích du lịch đến An Giang của khách hiện nay vẫn tập trung lớn vào loại hình du lịch tham quan di tích, đền, chùa vốn là thế mạnh của ngành du lịch tỉnh chiếm tỷ lệ 22.6% trên tổng số khách điều tra. Tuy nhiên, từ kết quả có thể nhận thấy mục đích khách du lịch đến An Giang tham gia vào các hoạt động du lịch liên quan đến vùng nông thôn, tham quan các làng nghề, tìm hiểu đời sống nông thôn thông qua các hoạt động nông nghiệp cũng đã phát triển, dần thu hút sự quan tâm, tham gia của khách. Hiện nay, loại hình du lịch gắn kết các hoạt động tham quan, tìm hiểu, khám phá vùng nông thôn lần lượt chiếm tỷ lệ 17.4%, 10.7%, 10.2% . Khi các loại hình du lịch tham quan thuần túy dần bão hòa thì sự phát triển của loại hình du lịch mới như du lịch nông thôn sẽ thu hút được sự quan tâm của khách du lịch nếu được quy hoạch phát triển đúng hướng.Các kết quả đạt được mang đến cho nông thôn An Giang nói riêng và các vùng nông thôn tiềm năng trong nước nói chung hướng phát triển bền vững dựa trên các tài nguyên sẵn có của địa phương. Phát triển một mô hình kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, bên cạnh vẫn duy trì được môi trường cảnh quan, đảm bảo sản lượng lương thực, hoa màu cho cả nước, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường nông thôn theo hướng bền vững.
2.3.2.2.Quá trình thay đổi bộ mặt xã hội vùng nông thôn
Hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao giúp tăng thêm thu nhập cho các hộ dân tham gia. Thu nhập bình quân của các hộ dân trong quá trình khảo sát cho thấy, kinh tế gia đình có sự gia tăng một cách đáng kể.Trước khi tham gia hoạt động du lịch, mức thu nhập trung bình của các hộ gia đình mỗi tháng dao động trong khoảng từ 2-4 triệu đồng/hộ, chiếm tỷ lệ 72.7% trong tổng số hộ được khảo sát. Từ khi tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ trong du lịch nông thôn theo hướng dẫn của các chuyên gia, Hội nông dân thì thu nhập của người dân đã tăng thêm trong
khoảng từ 1-5 triệu đồng/tháng.Người dân cải thiện được đáng kể chất lượng cuộc sống mà hoạt động kinh doanh lại nhẹ nhàng và mang đến niềm vui, sự tự hào cho chính các hộ dân tham gia.
Biểu đồ 2.1:Nguồn thu nhập thêm từ hoạt động du lịch nông thôn
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Nguồn thu từ hoạt động du lịch nông thôn mang lại chưa thật sự đáng kể. Tuy nhiên những kết quả ban đầu sẽ là nền tảng, cơ sở để người dân có những nhận thức tích cực khitham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch trong những lúc nông nhàn đến giai đoạn thực hiện song song hoạt động nông nghiệp và hoạt động du lịch như một trong những nguồn thu chính của gia đình.
Bên cạnh việc tạo thêm thu nhập thì loại hình du lịch nông thôn cũng giúp cải thiện, tạo bộ mặt mới cho các vùng nông thôntrên địa bàn tỉnh An Giang.Để phục vụ hoạt động đón tiếp, quảng bá, triển khai tham quan tìm hiểu địa phương. Dự án cũng đã dành ra một phần kinh phí để cải tạo xây dựng mới hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch cho các địa phương, vùng nông thôn có tiềm năng phát triển du lịch.
Bảng 2.11: Thực trạng đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch nông thôn An Giang
Tiêu chí Kinh phí
Văn phòng du lịch Nhà xưởng, vật dụng, kiến trúc 93.825.000
Trang thiết bị 152.266.000 Đầu tƣ cho cộng đồng Thùng đựng rác công cộng 100.000.000 Bảng tên làng du lịch, cổng chào 261.924.000 Máy vi tính 36.240.000
Lắp hệ thống đèn đường 370.859.000
Bến tàu, phao nổi 104.345.000
Nhà chờ bến xe (Điểm đón khách) 102.475.000
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014
Hội nông dân tỉnh An Giang phát động các phong trào như: dọn dẹp cảnh quan môi trường địa phương, phát quan bụi rậm, thu gom rác thải, cải tạo hệ thống giao thông nông thôn quanh vùng, lắp đặt hệ thống đèn đường, xây dựng cổng chào, trang bị các thùng rác công cộng quanh các địa điểm tập trung khách, trong vùng. Cải tạo hệ thống kênh rạch, bến bãi đỗ xe,..
Sự thay đổi theo chiều hướng tích cực đã được du khách đánh giá tốt trong quá trình khảo sát. Phần lớn du khách đánh giá tích cực vấn đề vệ sinh môi trường, môi trường an toàn, an ninh trong hoạt động du lịchđạt tỷ lệ chung là chấp nhận được và khá tốt.
Bộ mặt nông thôn dần được thay đổi theo hướng tích cực đã tạo được sự tin tưởng của cộng đồng địa phương về hiệu quả mang lại của dự án. Tạo sự quan tâm, tham gia ngày càng đông của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường tại địa phương dần được người dân tham gia tích cực hơn. Qua hai giai đoạn, hiện trạng của 15 xã tham gia dự án đã thay đổi theo chiều hướng tốt, là bài học kinh nghiệm quý báucho các xã, địa phương khác học hỏi trong quá trình triển khai hoạt động du lịch nông thôn tại Việt Nam.
2.3.2.3. Đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch nông thôn
a. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
Bảng 2.12: Số lƣợng cơ sở lƣu trú tại các huyện/TP của An Giang Huyện/TP Số lƣợng cơ sở Số phòng Số giƣờng TP. Long Xuyên 43 1.243 1.906 TP. Châu Đốc 36 990 1.775 Tân Châu 3 81 108 Châu Thành 4 77 86 Thoại Sơn 2 30 36 Châu Phú 2 74 121 Tịnh Biên 2 38 72 Chợ Mới 1 30 47 Tổng 93 2.563 4.151
Qua bảng tổng hợp nhận thấy các cơ sở lưu trú chủ yếu phân bố ở hai thành phố là Long Xuyên và Châu Đốc. Các cơ sở đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định là 93 khách sạn với tổng số phòng là 2.563 và 4.151 giường. Các khách sạn được xếp hạng từ khách sạn đạt tiêu chuẩn đón khách du lịch đến khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Tuy nhiên, bảng số liệu chỉ dừng lại ở việc thống kê các cơ sở đạt tiêu chuẩn, là một trong các hình thức lưu trú phổ biến của khách du lịch. Mà chưa đánh giá xếp hạng được các cơ sở, nhà nghỉ homestay tại các địa phương. Bất cập trong vấn đề thẩm định xếp hạng chất lượng gây ảnh hưởng lớn trong việc quảng bá, thu hút khách đến lưu trú tại địa phương.
Bảng 2.13: Số lƣợng nhà nghỉ homestay tại các huyện/Tp của An Giang
Huyện/TP Số lƣợng homestay
Mỹ Hòa Hưng-Long Xuyên 5
Văn Giáo-Tịnh Biên 5
Ô Lâm-Tri Tôn 4
Đa Phước-An Phú 4
Núi Sam-Châu Đốc 3
Óc Eo-Thoại Sơn 2
Châu Phong-Tân Châu 2
Tổng 25
Nguồn: Hội nông dân An Giang, 2014
Theo số liệu thống kê được từ việc phát bảng hỏi khảo sát khách du lịch trong quá trình tham gia hoạt động du lịch nông thôn thì chỉ có 21,7% số khách được hỏi muốn chọn loại hình lưu trú tại nhà dân (homestay) trong quá trình du lịch, là kết quả thấp so với các loại hình lưu trú khác mà bảng hỏi nêu ra.
Bảng 2.14: Khảo sát loại hình lƣu trú của khách du lịch Nếu có thời gian lƣu trú lại địa phƣơng, ông (bà)
muốn chọn loại hình lƣu trú nào?
Kết quả
Tỷ lệ (%)
Khách sạn đạt tiêu chuẩn (từ 1 – 5sao) 80 26.7
Nhà nghỉ 155 51.7
Lưu trú tại nhà dân (homestay) 65 21.6
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Kết quả khảosát phù hợp với quá trình phỏng vấn nhanh khách du lịch tìm ra được các nguyên nhân chủ yếu: khách du lịch chưa có nhiều thông tin về loại
hình dịch vụ lưu trú mới, hệ thống niêm yết giá chưa được công bố rộng rãi để du khách tham khảo, so sánh trong quá trình tìm thông tin điểm đến du lịch. Thời gian lưu lại của du khách không kéo dài do các chương trình hầu như là tour trong ngày. Các cơ sở homestay chủ yếu nằm tại các vùng hẻo lánh, dịch vụ về đêm hầu như không có, hạn chế các yếu tố phụ trợ trong hoạt động của khách. Bên cạnh đó, các nhà nghỉ homestay với sức chứa còn hạn chế chưa thể cùng lúc đón tiếp được các đoàn khách với số lượng đông, là một hạn chế chủ yếu của mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn nhiều các yếu tố nhỏ lẻ làm loại hình kinh doanh homestay chưa đạt được kết quả khả quan.
Trong giai đoạn 2 của dự án phát triển du lịch nông thôn, Hội nông dân đã khảo sát và hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí bên cạnh số vốn của các hộ gia đình bỏ ra trong việc đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, cải tạo môi trường sống xung quanh nhà để xây dựng mô hình kinh doanh homestay nhằm phục vụ khách du lịch. Kinh phí được phân chia đều cho 25 hộ đăng kí tham gia cung cấp dịch vụ.
Bảng 2.15: Các hạng mục trang thiết bị đầu tƣ cho dịch vụ homestay
STT Trang thiết bị Số lƣợng 1 Nhà vệ sinh + nhà tắm 45 2 Phòng ngủ + giường ngủ 53 3 Bộ chăn nệm 63 4 Quạt gió 46 5 Tủ đồ cá nhân 9 6 Các vật dụng khác
Nguồn: Hội Nông dân tỉnh An Giang, 2014
Hội nông dân và các chuyên gia đã nghiên cứu, khảo sát trong quá trình trang bị cho dịch vụ homestay. Các trang thiết bị phục vụ được đầu tư đầy đủ về số lượng, chất lượng, nhưng vẫn tạo được sự đồng bộ, tinh tế, phù hợp với thiết kế của từng ngôi nhà về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,… Các thiết bị được đặt từ các làng nghề mộc, chạm khắc gỗ trong tỉnh, thiết kế tạo mẫu riêng phù hợp cho từng ngôi nhà. Trong quá trình đầu tư, hệ thống nhà vệ sinh, nhà tắm dành cho khách đã được chú trọng xây dựng, cải tạo mới ở hầu hết toàn bộ 25 hộ tham gia. Nhà vệ sinh xây mới đạt tiêu chuẩn để phục vụ khách quốc tế, tạo sự thoải mái trong quá trình lưu trú của khách. Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh homestay là 1.267
triệu đồng. Bước đầu đã bổ sung vào loại hình du lịch nông thôn thêm một dịch vụ đặc trưng bên cạnh các nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn truyền thống.
Quá trình khảo sát bảng hỏi thu được kết quả có 16,9% hộ dân hiện đang tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ homestay, đón tiếp chủ yếu là khách nước ngoài. Và số lượng hộ gia đình mong muốn được tham gia ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ý kiến đóng góp của các công ty du lịch về tiềm năng phát triển của dịch vụ homestay là cao, chiếm tỷ lệ 14,3% trong tất cả các dạng tiềm năng khai thác. Khi nhận thức được điểm yếu của dịch vụ cung cấp từ việc tham khảo ý kiến du khách, cộng đồng địa phương, sẽ giúp khắc phục hạn chế tồn đọng của loại hình kinh doanh dịch vụhomestay,mang lại hiệu quả cao cho các hộ dân tham gia.
b. Thực trạng cơ sở dịch vụ ăn uống
Bên cạnh dịch vụ homestay, du lịch nông thôn An Giang tạo sự đa dạng thông qua việc xây dựng quán ăn sinh thái, nhà hàng nông gia chuyên chế biến các món ăn truyền thống của địa phương để phục vụ du khách. Cả hai giai đoạn của dự án có 27 hộ gia đình tham gia hoạt động phục vụ ăn uống kết hợp với tham quan vườn cây sinh thái.
Tổng kinh phí mà Hội nông dân cùng với các hộ gia đình đóng góp để trang bị các dụng cụ chế biến, trang trí món ăn phục vụ khách, sửa sang nhà ăn, nhà bếp là 906,363 triệu đồng. Ngoài việc đầu tư trang thiết bị, dự án cũng kết hợp với các cơ sở, trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh An Giang mở các khóa tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bày trí các món ăn, quy trình chế biến món phù hợp và đạt tiêu chuẩn chất lượng, tổ chức hội thi tay nghề nấu nướng, chế biến sản vật địa phương, thiết kế bao bì, logo đóng gói sản phẩm, đăng ký thương hiệu, sản phẩm trí tuệ,…nhằm mục đích gia tăng giá trị cho các sản vật địa phương.Đặc biệt dự án phối hợp với các cơ sở đào tạo, hộ gia đình sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, công ty du lịch, khách du lịch trong việc thống nhất thực đơn, đưa các món ăn truyền thống của địa phương vào giảng dạy chế biến. Quá trình này không chỉ giúp các hộ kinh doanh ăn uống dần hoàn thiện quy trình, chất lượng phục vụ khách mà còn giúp bảo tồn văn hóa ẩm thực địa phương, quảng bá các món ăn ngon cho khách du lịch.
Bảng 2.16: Đánh giá của KDL về các món ăn truyền thống (%)
Rất tốt Tốt Chấp nhận Tệ Rất tệ
Các món ăn truyền thống tại địa phương đặc sắc, hấp dẫn, ngon miệng.
24 36.3 34 3.7 2
Nguồn: Tác giả điều tra thống kê, 2014
Theo khảo sát thống kê được thì đa số khách du lịch thích thú với các món ăn truyền thống địa phương do chính tay người dân chế biến từ các sản phẩm hiện có trong vườn nhà. Hoạt động du khách tham gia thu hoạch sản vật trong vườn và đưa cho người dân chế biến là hoạt động thu hút nhiều du khách tham gia hơn cả.
c. Thực trạng loại hình kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Thực hiện phương châm đa dạng hóa dịch vụ trong du lịch nông thôn nhằm thu hút khách. Trong cả hai giai đoạn, dự án cũng đã chú trọng vấn đề hỗ trợ kinh phí cho các hộ dân mua các phương tiện vận chuyển để phục vụ quá trình tham quan của khách tại địa phương. Đầu tư cải tạo bến tàu, bãi đỗ xe tạo sự thuận tiện trong quá trình vận chuyển, đi lại tham quan của khách trong thời gian lưu trú tại địa phương.
Bảng 2.17: Các hạng mục đầu tƣ phƣơng tiện vận chuyển của du lịch nông thôn tỉnh An Giang STT Danh mục đầu tƣ Số lƣợng 1 Thuyền chèo 15 2 Dù che 10 3 Xe đạp + Thùng xe lôi 41 4 Thuyền máy chở khách 1
Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014
Tổng kinh phí để trang bị cho 25 hộ tham gia hoạt động vận chuyển khách du lịch là 932,450 triệu đồng. Các phương tiện được nghiên cứu đầu tư phù hợp với địa hình của từng vùng nông thôn như: thuyền cho Mỹ Hòa Hưng với đặc trưng sông nước bao quanh, cảnh quan ven hai bờ sông phù hợp cho phương tiện chuyên chở bằng thuyền để khách tham quan, tạo sự thích thú cho du khách. Ở các phum, sóc của đồng bào Khmer, Chăm thì xe đạp, xe bò kéo, xe lôi sẽ là phương tiện được du khách ưa chuộng, phù hợp với địa hình đồi núi. Ngoài ra dự án cũng đã đầu tư cải tạo các bến thuyền du lịch, quy hoạch các bến bãi đỗ xe dành cho các
loại xe khách có trọng tải lớn. Việc đỗ xe đúng nơi quy định hạn chế tình trạng ùn tắc do hệ thống giao thông địa phương chủ yếu là các con đường nhỏ, gây tâm lý khó chịu cho cư dân địa phương. Nhìn chung, các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn này khá đa dạng, cung cấp cho du kháchnhiều lựa chọn trong hoạt động di chuyển đến điểm tham quan, tạo thêm nhiều nguồn thu cho các hộ gia đình trong dự án.
2.3.2.4. Phát triển làng nghề phục vụ du lịch nông thôn
Các làng nghề thủ công truyền thống giữ vai trò quan trọng trong quá