Trình tự thực hiện giải pháp phát triển du lịch nông thôn An Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang (Trang 111 - 166)

Bảng 3.1: Trình tự thực hiện giải pháp phát triển du lịch nông thôn An Giang Thứ tự Thứ tự

ƣu tiên Giải pháp Lý giải

1 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn

Chất lượng dịch vụ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thu hút khách của loại hình du lịch. Do đó, để tăng khả năng thu hút, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách,tỉnh An Giang cần ưu tiên thực hiện giải pháp cải thiện, nâng cao chất lượng các loại dịch vụ cung cấp cho khách hiện nay tại các xã, địa phương tiến hành hoạt động du lịch nông thôn. 2 Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Thực hiện song song vấn đề đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn. Nhân lực góp phần quan trọng trong các hoạt động của du lịch, cũng là một trong những nhân tố giúp nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách.

về số lượng và chất lượng. Vẫn trên cơ sở sử dụng nguồn nhân lực hiện có tại các địa phương và thu hút sự tham gia của lao động trẻ. Do vậy, cần có sự nghiên cứu cách thức tiếp cận, phương pháp tập huấn để đạt được hiệu quả truyền đạt kiến thức về du lịch cho các đối tượng được đào tạo.

3 Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch

Khi chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực phục vụ đã sẵn sàng, các cơ quan quản lí cần phối hợp với các đơn vị kinh doanh tiến hành xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch.

Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mới ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng, do vậy, để thu hút sự quan tâm, chú ý của khách. Các chương trình xúc tiến quảng bá cần được thực hiện rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông bên cạnh đó, nội dung các chương trình cần tập trung nhấn mạnh những điểm khác biệt, mới lạ của loại hình du lịch nông thôn. Các trải nghiệm mới sẽ mang lại cho du khách. Cách thức quảng bá có điểm nhấn sẽ tạo được hiệu quả thu hút khách cho du lịch nông thôn An Giang. 4 Đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông. Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn. Tăng cường

Để du lịch nông thôn phát triển bền vững, trong các giai đoạn tiếp theo, các giải pháp vĩ mô cần bắt đầu được tiến hành triển khai:

Tiến hành triển khai các dự án đầu tư nâng cấp đầu tư hạ tầng điện, đường, trường, trạm,.. Bên cạnh việc phục vụ loại hình du lịch nông thôn ngày càng phát triển thì còn đáp ứng nhu cầu của cộng đồng tại các địa phương. Lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng tại địa phương.

công tác quản lý,...

rút kinh nghiệm trong thực tiễn để Hội nông dân tỉnh An Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những quy hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Ngoài ra cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch nông thôn đảm bảo cho hoạt động du lịch phát triển bền vững và đúng định hướng ban đầu.

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2015

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch

3.3.1.1. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở cấp Bộ và Tổng cục

Nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp lý về loại hình du lịch nông thôn, văn bản hướng dẫn thực hiện.

Xây dựng, ban hành và hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện các quyết định, hướng dẫn, áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về phân loại xếp hạng các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống. Đặc biệt là đưa ra bộ tiêu chuẩn xếp hạng loại hình lưu trú homestay, nhà hàng nông dân.

Tăng cường xúc tiến phát triển sản phẩm du lịch nông thôn thông qua các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. Mời các đơn vị có uy tín xây dựng các video, hình ảnh quảng cáo trực tiếp trên các kênh truyền hình quốc gia, đưa hình ảnh du lịch nông thôn đến với mọi người.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang,

Liên kết, hợp tác với Cambodia trong việc tạo thuận lợi cho khách du lịch nước bạn tham gia du lịch nông thôn An Giang từ các vùng cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sông.

3.3.1.2. Cơ quan quản lý về du lịch tại địa phương

Phổ biến, lập kế hoạch, hướng dẫn thực hiện các nghị quyết, chính sách của các cơ quan chức năng trong quá trình phát triển du lịch nông thôn tại địa phương.

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đề án, kế hoạch về xúc tiến, quảng bá du lịch An Giang nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng,xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn. Song song đó tiến hành quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch nông thôn nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách.

Hướng dẫn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhân dân tham gia kinh doanh du lịch tại địa phương.

Bố trí nguồn vốn đảm bảo thực hiện kế hoạch, ưu tiên vốn đối ứng nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn từ kêu gọi đầu tư và nguồn vốn ngân sách tỉnh để đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng du lịch ở các vùng nông thôn.

Phối hợp với Sở Ngoại vụ, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh An Giang, Hội nông dân xây dựng các chương trình ngoại giao văn hóa, các hoạt động quảng bá du lịch trong và ngoài nước.

Giáo dục ý thức cho cộng đồng lòng tự hào về quê hương, các giá trị truyền thống của địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử.

Hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề tổ chức triển khai đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực du lịch và giáo dục các bên tham gia.

3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, công ty du lịch

Các doanh nghiệp, tổ chức, công ty du lịch trên địa bàn và ở các địa phương khác cần tăng cường giao lưu, hợp tác với địa phương, ban quản lý, hộ dân tham gia du lịch nông thôn để có sự tìm hiểu, đánh giá nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch nông thôn có chất lượng, mới mẻ, đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với nhiều đối tượng khách.

Thường xuyên khảo sát khách du lịch của doanh nghiệp để nhận được các ý kiến đóng góp, phản hồi giúp địa phương cải thiện chất lượng sản phẩm trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Cùng với ban quản lý, các Sở, Ban, Ngành thường xuyên mở các khóa tập huấn các chủ đề: tâm lý du khách, nghiệp vụ hướng dẫn, thuyết trình tại điểm, quy

trình đón tiếp và phục vụ khách,... Hỗ trợ cộng đồng trong việc quảng bá tiếp thị, giới thiệu hình ảnh địa phương, gia đình thông qua các kênh thông tin truyền thông của doanh nghiệp.

Tôn trọng các chỉ tiêu về sức chứa, các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương. Tránh chạy theo lợi nhuận khi tự ý gia tăng sức chứa điểm đến gây tác động xấu đến địa phương.

Tham gia, tuân thủ đóng góp đầy đủ các loại thuế, phí tham quan để tạo nguồn thu cho cộng đồng bảo tồn các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, hỗ trợ người dân duy trì và phát triển làng nghề.

3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho cộng đồng, tuyên truyền các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn từ các Sở, Ban, Ngành đến với các hộ gia đình.

Quản lý, kiểm tra, giám sát số lượng khách du lịch trong quá trình lưu trú tại địa phương. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, đề phòng các trường hợp quấy nhiễu cộng đồng, tuyên truyền các thông tin sai lệch gây hoang mang cho người dân.

Tuyên truyền giáo dục, khuyến khích người dân bảo tồn các giá trị truyền thống, tránh thương mại hóa các nghi thức, lễ hội, giữ gìn sạch sẽ vệ sinh môi trường.

Bảo vệ quyền lợi cho người dân, là cầu nối giúp cộng đồng phản ánh, đóng góp ý kiến về hoạt động du lịch nông thôn.

3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương

Để du lịch nông thôn phát huy được hiệu quả kinh tế, giúp nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn thì vai trò, sự tham gia tích cực của người dân là yếu tố quan trọng mang tính chất quyết định cho sự thành công của mô hình.

Tại các xã, địa phương triển khai du lịch nông thôn cộng đồng cần tạo ra môi trường du lịch thân thiện, hiếu khách, an ninh, an toàn. Người dân Việt Nam thân thiện mến khách, cư dân vùng nông thôn với lối sống giản dị, hài hòa với thiên nhiên cũng là một yếu tố gia tăng giá trị thu hút khách lựa chọn loại hình du lịch nông thôn và lựa chọn đến với vùng nông thôn.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường. Môi trường nông thôn sạch sẽ, thông thoáng không chỉ thuận lợi để hoạt động du lịch mà quan trọng hơn là tạo bộ mặt mới cho địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Mỗi gia đình nên xây dựng hệ thống vệ sinh khép kín, sạch sẽ. Địa phương cần thường xuyên tổ chức các buổi tập trung dọn dẹp vệ sinh quanh làng xã, phát quan bụi rậm, trồng hoa cây kiểng dọc theo các lối đi quanh thôn làng tạo mỹ quan cho địa phương, vừa tạo dấu ấn riêng cho mỗi hộ gia đình,

Cộng đồng dân cư đặc biệt là phụ nữ cần thường xuyên tham gia các khóa học, lớp tập huấn nâng cao kỹ năng chế biến các món ăn, cách trình bày, vệ sinh an toàn thực phẩm,... do Hội nông dân tổ chức để có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình tham gia du lịch.

Khi hộ dân có nhu cầu tham gia kinh doanh du lịch cần tham khảo ý kiến của chính quyền và thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Liên kết với các hộ kinh doanh khác để có thông tin tư vấn cho khách thêm nhiều lựa chọn khi tham gia du lịch tại địa phương. Cùng nhau chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch để giảm sự phân biệt, cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ gia đình với nhau. Giúp các hộ dân vừa tham gia du lịch, vừa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, hàng thủ công truyền thống bảo tồn được các làng nghề tại địa phương. Tạo được sự phát triển bền vững cho mô hình du lịch nông thôn.

3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch

Du khách cần tôn trọng pháp luật của Việt Nam, các quy định, quy chế tại địa phương và tại các điểm tham quan. Cần ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường điểm đến, tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa bản địa.

Sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của địa phương như: nông sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí, quà lưu niệm...góp phần gia tăng thu nhập, hỗ trợ cộng đồng địa phương về tài chính và xóa đói giảm nghèo. Tham gia du lịch nông thôn như một loại hình du lịch có trách nhiệm.

Phản hồi về chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn với người dân, chính quyền địa phương, các công ty du lịch là một cách giúp hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch ngày càng tốt hơn. Giới thiệu với gia đình, bạn bè về các sản phẩm du lịch nông thôn ở An Giang và Việt Nam.

*Tiểu kết chƣơng 3

Các giải pháp, kiến nghị của chương 3 được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm, thực tiễn mô hình phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và của một số địa phương ở Việt Nam. Từ kết quả điều tra, phân tích, đánh giá thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh An Giang giai đoạn từ năm 2007 đến nay.

Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cộng đồng địa phương, các chủ thể tham gia cần đóng góp ý kiến, đầu tư phát triển du lịch đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Du lịch nông thôn ở An Giang đã và đang thiếu quy hoạch, mang tính chất tự phát. Để bảo tồn và khai thác các nguồn lực phát triển du lịch nông thôn, cần có một hệ thống các giải pháp để thực hiện đồng bộ lâu dài. Về cơ chế chính sách, quy hoạch đúng đắn, tổ chức và quản lý theo quy hoạch và pháp luật, đào tạo, giáo dục nguồn nhân lực và sản phẩm du lịch, xúc tiến phát triển du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch, bảo vệ cảnh quan vùng nông thôn.

Một số kiến nghị đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch nông thôn ở các địa phương trong tỉnh An Giang nhằm đảm bảo hài hòalợi ích phát triển nói riêng và mục tiêu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang nói chung.

KẾT LUẬN

Trong một vài năm trở lại đây, du lịch nông thôn dần nhận được sự quan tâm không chỉ của du khách như một loại hình du lịch mang lại những trải nghiệm mới về cuộc sống nông thôn, lối sinh hoạt canh tác nông nghiệp, tìm hiểu nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống mà còn được nhìn nhận như một chiến lược hiệu quả tạo ra hướng sinh kế mới, góp phần giải quyết các vấn đề tạo nguồn việc làm cho lao động vùng nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp cho việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch, duy trì đảm bảo số lượng đất canh tác nông nghiệp Việt Nam trước nguy cơ đô thị hóa nông thôn đang ngày càng lan rộng. Du lịch nông thôn ra đời, phát triển như một loại hình du lịch có trách nhiệm và trở thành xu hướng chiến lược phát triển du lịch ở các quốc gia có tài nguyên nông thôn trong đó có Việt Nam.

An Giang là tỉnh sản xuất nông nghiệp, cung cấp sản lượng lương thực lớn cho cả nước. Tiềm năng, thế mạnh của du lịch nông thôn An Giang là có nhiều làng, xã, địa phương nông thôn còn lưu giữ được cảnh quan, hoạt động canh tác nông nghiệp lâu đời, nhiều làng nghề thủ công vẫn còn duy trì hoạt động với kỹ năng tinh xảo, những di tích lịch sử, văn hóa ẩm thực sông nước đặc trưng, các lễ hội, phong tục tập quán nông thôn được lưu giữ qua nhiều thế hệ, người dân nông thôn chất phác, thân thiện, mến khách là những tiềm năng lớn về du lịch,…

Du lịch nông thôn được tiến hành triển khai ởcác địa bàn nông thôn trong tỉnh An Giang đã thu được một số kết quả khả quan. Người dân có thêm thu nhập khi tham gia cung cấp các dịch vụ trong thời gian nông nhàn. Ý thức chung của cộng đồng trong các vấn đề bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn, bảo tồn, khôi phục hoạt động làng nghề, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử,… gia tăng khi có sự thăm viếng của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn được đầu tư nâng cấp. Bên cạnh sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương là sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của các công ty du lịch, các tổ chức trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, quá trình phát triển du lịch nông thôn ở An Giang còn gặp những khó khăn, hạn chế. Du lịch nông thôn chưa có một

hệ thống cơ sở lý thuyết tiêu chuẩn làm nền tảng pháp lý để tiến hành khai thác, hoạt động phù hợp với từng mô hình, điều kiện nông thôn cụ thể, việc tổ chức quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang (Trang 111 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)