Các lớp tập huấn nhân lực cho du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang (Trang 78 - 81)

Mục tiêu Các khóa tập huấn Số lƣợng

Đào tạo nhân viên của trung tâm quản lý du lịch, quảng bá và tiếp thị, quản lý và đánh giá,…

Đào tạo thuyết minh viên cho cán bộ, cộng tác viên dự án.

8 học viên (5 nam, 3 nữ) Đào tạo tiếng Anh cho cán bộ và cộng tác viên dự án

Xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ và các hộ dân tham gia dự án.

Đào tạo các điều phối viên địa phương làm việc nhóm, giao tiếp, thiết kế tour du lịch, tiếp thị, quản lý và đánh giá

Cử cán bộ dự án tập huấn về điều hành tour, quản lý trang web, quảng bá các chương trình tour du lịch.

2 học viên

Xây dựng quy chế thành lập câu lạc bộ Du lịch –

Ngoại ngữ 20 học viên

Đào tạo cho nông dân trong kỹ năng du lịch cơ bản, kỹ năng chuyên môn, tiếp thị và tiếng Anh,..

Lớp về kỹ năng du lịch cơ bản, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phục vụ ẩm thực phục vụ du khách (tổ chức tại các xã: Ba Chúc, Ô Lâm, TT Núi Sập, TT Óc Eo, Bình Phước Xuân, Long Điền A)

263 học viên (145 nam, 123 nữ)

cho các hộ dân tại 5 xã: Mỹ Hòa Hưng, Văn Giáo, Đa Phước, An Hảo, Ô Lâm.

(17 nam, 9 nữ)

Mở lớp kỹ năng làm việc nhóm cho cán bộ dự án và hộ dân

22 học viên (17 nam, 5 nữ)

Mở các lớp kỹ năng xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo riêng biệt

100 học viên

(64 nam, 36 nữ)

Kỹ năng quảng bá giao tiếp thu hút khách du lịch,. Kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh

Kỹ năng đàm phán và xử lý tình huống cho các cán bộ và các học viên của các hộ gia đình đang kinh doanh dịch vụ homestay

Nguồn: Hội nông dân tỉnh An Giang, 2014

Tuy nhiên trong thời gian tới, khi hoạt động du lịch phát triển hơn thì vấn đề cần quan tâm là cần phải nâng cao kiến thức, sự hiểu biết cho cộng đồng để có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao kiến thức cho các hộ nông dân, thì hoạt động du lịch nông thôn cũng cần phải thu hút, tạo thêm việc làm nhằm thu hút nguồn nhân lực trẻ của địa phương tham gia. Giải quyết bài toán việc làm cho nguồn lao động trẻ tại nông thôn, song song việc giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực có trình độ cao, tay nghề vững tạo sự phát triển bền vững cho loại hình du lịch nông thôn An Giang trong tương lai.

2.3.2.6. Đánh giá thực trạng khai thác các tour du lịch nông thôn

Tại các địa phương thực hiện mô hình homestay, các gia đình được đầu tư trang bịđể đạt tiêu chuẩn phục vụ cho khách du lịch với sức chứa khoảng 5-7 khách ở mỗi hộ. Các hộ gia đình tham gia đều đã được khảo sát và tập huấn các khóa học nghiệp vụ về các quy trình đón tiếp khách du lịch. Nhà ở đón tiếp khách đều sạch sẽ, diện tích rộng, thoáng mát, hệ thống điện nước đầy đủ, người dân tính tình dễ mến, gần gũi, thân thiện, có những hiểu biết nhất định về lịch sử, nguồn gốc địa phương, các phong tục tập quán, truyền thống đặc trưng của gia đình, cộng đồng hoặc các làng nghề mà gia đình hiện đang tham gia sản xuất. Đặc biệt có yêu cầu riêng về khu vệ sinh của gia đình.

Các hoạt động mà du khách khi đến địa phương được khám phá, tìm hiểu trong cuộc sống của cộng đồng như: tham quan các công trình kiến trúc truyền thống của người dân vùng đồng bằng sông nước Nam bộ, thăm làng cổ, hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh bắt cá, cảnh quan vùng nông thôn, đền chùa, khu lưu niệm danh thắng,.. tham gia các lễ hội văn hóa của địa phương, tìm hiểu phong tục tập quán, các màn trình diễn nghệ thuật dân tộc. Bên cạnh đó du khách còn được tham gia các hoạt động sinh hoạt thường nhật các hộ dân, cùng nghe người dân kể về lịch sử, nguồn gốc địa phương, thưởng thức các món ăn đặc trưng chính gia chủ, tham gia các hoạt động nông nghiệp, cày cấy, thu hoạch các loại trái cây, hoa màu, đánh bắt các loài thủy sản trên sông,…Ngoài ra du khách còn có thể tự tham quan địa phương bằng các loại phương tiện sẵn có như xe lôi, xe đạp, thuyền,.. để cảm nhận được cuộc sống bình dị, hiền hòa tại các vùng quê. Kết quả phỏng vấn cho thấy khách du lịch đều rất thích các hoạt động này. Số lượng lớn khách tham gia vào loại hình du lịch này là kiều bào trở về thăm quê hương, học sinh, sinh viên từ các địa phương khác đến tham quan tìm hiểu cuộc sống của người dân, khách quốc tế muốn tìm hiểu, khám phá Việt Nam.

Các tuyến du lịch chính hiện đang được đưa vào khai thác trong loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang bao gồm:

 Tuyến du lịch Khu lưu niệm Bác Tôn - Châu Đốc - rừng tràm Trà Sư - Núi Cấm-Óc Eo.

 Tuyến du lịch Khu lưu niệm Bác Tôn - Vàm Nao - núi Sam - Bà Chúa Xứ  Tuyến du lịch Cù lao Giêng - Phú Tân - làng Chăm Tân Châu

 Tuyến Khu lưu niệm bác Tôn - Thoại Sơn - Tri Tôn - Tịnh Biên - Châu Đốc Từ các tuyến du lịch, nhiều chương trình tour du lịch nông thôn(4)đã được Hội nông dân phối hợp với các doanh nghiệp, công ty du lịch khai thác hoạt động phục vụ khách. Các chương trình du lịch đã mang đến cho khách nhiều trải nghiệm thú vị về vùng nông thôn, về cuộc sống làng quê, hoạt động canh tác nông nghiệp,…Sự thành công từ các chương trình du lịch đã phần nào khẳng định được tiềm năng du lịch nông thôn của An Giang.

(4)

2.3.2.7. Hoạt động quảng bá du lịch nông thôn

Du lịch nông thôn là loại hình du lịch mới được đưa vào khai thác trong thời gian ngắn. Do vậy,để thu hút sự chú ý của khách du lịch, tìm kiếm thị trường, đối tượng khách, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá được Hội nông dân thực hiện thông qua nhiều kênh, nhiều phương tiện truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)