Xã hội Văn hóa
Tác động tích cực
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và tiện ích.
Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin (thông qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và truyền thông).
Xây dựng năng lực và giáo dục.
Trao quyền
Đẩy mạnh các thiết chế cộng đồng
Công bằng giới
Khoan dung và tôn trọng
Thu được kiến thức vềxã hội và các nền văn hóa khác, tăng cường sự tôn trọng đối với người dân từ các nền văn hóa khác
Tăng giá trị văn hóa
Khôi phục văn hóa
Cải thiện bảo tồn và khôi phục các điểm di sản văn hóa
Tăng cường bán sản phẩm thủ công địa phương, tăng niềm tự hào và niềm tin cho người dân địa phương.
Tác động tiêu cực
Xói mòn giá trị xã hội
Tội phạm, mại dâm và bóc lột trẻ em
Gây thù ghét của người dân địa phương khi không được hưởng thụ du lịch và tiện nghi khi thấy sự chênh lệch rõ ràng về sự giàu có của
Xói mòn văn hóa địa phương
Mất văn hóa
khách du lịch
Mất tài nguyên
Hành vi không phù hợp đối với người dân địa phương gây cho họ nỗi đau
Gia tăng tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, vị thành niên, lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tình trạng quấy rối tình dục
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn
Để phát triển du lịch nông thôn, cần có quá trình nghiên cứu, khảo sát trên bình diện rộng các đối tượng liên quan, mối quan hệ, liên kết các loại hình du lịch khác trong quá trình hoạt động. Cần xác lập các bước thực hiện, theo từng giai đoạn phát triển cụ thể của mô hình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững trong tương lai.
1.2.1. Xác định giai đoạn của chu kỳ phát triển của du lịch nông thôn
Để bắt đầu phát triển du lịch nông thôn tại một khu vực, theo các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, cần tiến hành xem xét đánh giá tổng quan để xác định xem khu vực đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ phát triển. Việc đánh giá này dựa trên lý thuyết về chu kỳ phát triển của một điểm du lịch thông thường, cụ thể theo giáo sưR.W.Butler trong bài: “The concept of a tourism area life cycle of evolution:
Implecation of management of resources” đăng trên tạp chí Nhà địa lý Canada Tập
24, số 1 thì chu kì phát triển du lịch của một điểm trải qua sáu giai đoạn:
Cụ thể là giai đoạn tìm hiểu (Exploration), giai đoạn tham gia (Involvement), giai đoạn phát triển (Development), giai đoạn hoàn chỉnh (Consolidation), thời kỳ đình trệ (Stagnation), thời kì suy thoái (Decline) và thời kỳ tái sinh (Rejuvenation). [25, pg.7]
Trong Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa chu kỳ phát triển du lịch theo lý thuyết của giáo sư R.W. Butler như sau: