2.1 .Tiềm năng du lịch huyện đảo Lý Sơn
2.1.1 .Vị trí địa lý
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
2.1.3.1. Hệ thống giao thông vận tải a. Giao thông đường bộ
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện được phân bố đến hầu khắp các khu dân cư, các tuyến đường chiến lược đều được thâm nhập nhựa và bê tông hoá. Tuy nhiên, chất lượng mạng lưới đường bộ, nhất là đường liên thôn xóm chưa đồng đều, nền đường nhỏ hẹp, công trình thoát nước chưa hoàn thiện nên thường xuyên ứ đọng nước, gây khó khăn cho hoạt động giao thông. Tổng chiều dài của tuyến đường trong toàn huyện là 39,4km.
b. Giao thông đường thuỷ
Hoạt động giao thông bằng đường thủy đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của huyện đảo Lý Sơn, gắn liền đảo với đất liền. Hiện nay có 3 tuyến giao thông đường thuỷ chính:
- Lý Sơn – Sa Kỳ: Dài 15 hải lý. - Lý Sơn – Phú Thọ: Dài 25 hải lý. - Lý Sơn – Sa Cần: Dài 25 hải lý.
Nhìn chung các tuyến giao thông biển đều hoạt động ổn định. Hệ thống hạ tầng giao thông đường biển gồm có hai bến cảng: cảng cá Lý Sơn được xây dựng tại xã An Vĩnh, với luồng tàu 400 CV, có thể neo đậu, cầu tàu dài 200m; cảng dùng cho quân sự ở địa bàn xã An Hải, có luồng tàu nhỏ, cầu tàu dài 150m. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 3 bãi đỗ tàu, thuyền nhưng đều là bãi ngang.
Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc giữa huyện và đất liền được thực hiện qua mạch viba với tổng đài điện tử STNES lắp đặt cuối năm 1994. Việc liên lạc giữa huyện và đất liền nhìn chung được đảm bảo cho cả lĩnh vực kinh tế và quốc phòng. Toàn huyện hiện có 01 tổng đài với dung lượng 1.112 số, 01 bưu cục trung tâm, 02 điểm bưu điện văn hoá xã.
2.1.3.2. Năng lượng
Từ ngày 28/9/2014 trở về trước, Lý Sơn là huyện duy nhất trong tổng số 13 huyện thành phố của tỉnh Quảng Ngãi chưa được tiếp nhận lưới điện quốc gia. Điện năng cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của huyện hiện nay là điện máy phát (chỉ có ở An Vĩnh và An Hải, ở An Bình sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời). Đây là một trong những bất lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hàng tuần nguồn điện chỉ đủ cung cấp cho nhân dân trong huyện được trong hai ngày. Các cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sử dụng máy phát điện riêng công suất nhỏ và thời gian cũng rất hạn chế. Trong những năm qua, huyện đã đầu tư mở rộng và nâng cấp hệ thống các trạm điện và mạng lưới điện, song cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện.
Ngày 28/9/2014 trở thành ngày đặc biệt của huyện đảo Lý Sơn, khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức phát lệnh khánh thành cấp điện cho huyện đảo bằng cáp ngầm từ điện lưới quốc gia. Dự án cấp điện cho Lý Sơn bằng cáp ngầm được xác định là một dự án hết sức quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cho huyện đảo Lý Sơn. Đây là dự án có yêu cầu rất gấp về tiến độ. Do đặc điểm thời tiết biển tại khu vực, thời gian có thể triển khai khảo sát và thi công trên biển chỉ có thể tiến hành từ tháng 01 đến tháng 8, khởi trong công quý II.2014 và hoàn thành trong quý IV.2014. Đây được xác định là dự án đầu tư xây dựng cấp bách để giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền biển đảo của tổ quốc, đồng thời cung cấp điện liên tục, ổn định, an toàn phục vụ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt,
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, xóa đói giảm nghèo trên huyện đảo. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư đường dây trung áp trên đất liền thuộc huyện Bình Sơn: 8,7 km; đường cáp ngầm trung áp dưới biển từ đất liền ra đảo hơn 26km. Riêng phần đường dây trên không trên đảo Lý Sơn thuộc Dự án cải tạo và nâng cấp lưới điện phân phối huyện đảo Lý Sơn sử dụng vốn vay Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) và được triển khai đồng thời với dự án này. Tổng mức đầu tư hơn 652 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn 85% huy động từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và hỗ trợ của Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam; 15% huy động từ vốn của Tổng công ty Điện lực miền Trung.