Đơn vị tính: Người
Phƣơng án Loại lao động Năm 2015 Năm 2020
Phƣơng án 2
Lao động trực tiếp trong du lịch 176 211
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 352 422
Tổng cộng 528 633
[Nguồn: Dự báo của tác giả luận văn]
3.3. Giải pháp phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn
3.3.1. Về quy hoạch phát triển du lịch và quản lý thực hiện quy hoạch
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc cùng sự quan tâm của các cấp các ngành, du lịch huyện đảo Lý Sơn trong những năm qua đã có nhiều khởi sắc. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán Khu du lịch
huyện đảo Lý Sơn. Song song đó, để quy hoạch du lịch Lý Sơn mang tính hiện đại, tránh lạc hậu trong quá trình tổ chức thực hiện, UBND tỉnh đã giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm việc với lãnh đạo tỉnh Jeju (Hàn Quốc) để tư vấn lập quy hoạch và đang chờ trả lời. Trước thực tế hoạt động du lịch Lý Sơn đang diễn ra tự phát, lộn xộn; sản phẩm không có phong cách riêng; thị trường mục tiêu không rõ ràng; không tạo lập được giá trị thụ hưởng cho khách... đặt ra yêu cầu nhanh chóng có một quy hoạch phát triển du lịch hoàn chỉnh, và khi lập quy hoạch cần bám sát quan điểm phát triển theo chiều sâu chất lượng, hiệu quả, bền vững, có thương hiệu và có sức cạnh tranh, theo đó, cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
- Để có thể khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên, môi trường vào mục đích phát triển du lịch, một trong những giải pháp quan trọng là tăng cường sự quản lý nhà nước về công tác lập quy hoạch phát triển và thực hiện quy hoạch. Trước mắt, cần kiện toàn bộ máy Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh với sự tham gia của các cấp, các ngành để tăng cường năng lực giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành trong quy hoạch. Đi đôi với công tác lập quy hoạch, cần thiết phải thành lập Ban quản lý du lịch của huyện đảo Lý Sơn hoặc từng điểm du lịch để quản lý hoạt động du lịch đi vào nề nếp và tăng cường hiệu lực của công tác quản lý theo quy hoạch.
- Cần xác định rõ được thị trường mà du lịch Lý Sơn đang hướng đến để tiến hành xây dựng sản phẩm du lịch có phong cách và giá trị cao dựa trên những giá trị nổi bật về tài nguyên và phong cách dịch vụ, hướng tới tạo lập những giá trị thụ hưởng, giá trị trải nghiệm du lịch cho từng phân đoạn thị trường khách cần thu hút… Qua đó, quy hoạch du lịch đồng thời tính toán sức chứa đảm bảo duy trì chất lượng và phát huy được giá trị bền vững; tạo lập được không gian và hình ảnh đặc trưng cho điểm đến trở thành thương hiệu. Phân biệt thị trường theo mục đích, độ dài lưu trú và khả năng chi tiêu để quy hoạch những không gian riêng biệt, tránh hiệu ứng hỗn tạp, hướng tới thị trường có mục đích nghỉ dưỡng, nghỉ phép dài ngày với phong cách thụ hưởng giá trị đặc sắc về văn hóa và môi trường sinh thái có lợi ích cao cho sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Quy hoạch phải tạo điều kiện thuận lợi cho dân cư địa phương được tham gia vào hoạt động đón tiếp và phục vụ khách du lịch, tạo cơ hội sinh kế cho dân cư địa phương, do vậy, phải tổ chức không gian du lịch đảm bảo sự hài hòa giữa con người, văn hóa với thiên nhiên, tôn trọng giá trị văn hóa bản địa và giá trị tự nhiên để tạo
điểm nhấn và hình ảnh đặc trưng, khai thác được những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để làm tăng giá trị cho du lịch Lý Sơn.
- Quy hoạch du lịch Lý Sơn phải hướng tới phát huy tính liên vùng, kết nối với các điểm du lịch trong đất liền, vừa tạo được tính đặc trưng cho điểm đến, vừa tạo ra tính đa dạng cho sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ngãi thông qua kết nối giữa các địa phương và điểm đến trong vùng. Quy hoạch du lịch đồng thời phải khai thác được yếu tố liên ngành, gắn với quy hoạch các ngành kinh tế - xã hội để khai thác sức lan tỏa, động lực phát triển của du lịch với các ngành liên quan như nông nghiệp, giao thông, thương mại, viễn thông... Do vậy quy hoạch đảm bảo cân đối lợi ích giữa các địa phương và giữa các ngành.
- Quy hoạch phải tính đến khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và phát huy được giá trị tài nguyên du lịch. Trước hết, quy hoạch đánh giá đúng những giá trị hiện hữu và tiềm năng của tài nguyên, hoạch định phương án, lộ trình khai thác, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn một cách bền vững. Quy hoạch cũng chỉ ra những quy định, giới hạn và tuyệt đối tuân thủ trong quản lý quy hoạch để đảm bảo mang lại hiệu quả và phát triển bền vững.
- Quy hoạch phải đảm bảo tính hiện đại, mở đường cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch hướng tới sản phẩm du lịch vì con người, thân thiện môi trường và du lịch có trách nhiệm. Quy hoạch phải tính đến khả năng đáp ứng của các nguồn lực, thiết kế các công trình du lịch đảm bảo tiện nghi, tiện lợi nhưng tiết kiệm tài nguyên, sử dụng nguồn lực địa phương.
- Quy hoạch phải chỉ ra được những chương trình, dự án, nhiệm vụ ưu tiên để tập trung đầu tư có lộ trình và đảm bảo hiệu quả đồng bộ trong phạm vi nguồn lực cho phép. Trong những nhiệm vụ ưu tiên đó, bên cạnh đầu tư vào hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho huyện đảo Lý Sơn, phải tập trung ưu tiên đầu tư cho chương trình xúc tiến, quảng bá, phát triển nguồn nhân lực và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường.
- Để đảm bảo thực hiện tốt việc quản lý và thực thi quy hoạch, từ quá trình lập cho tới triển khai quy hoạch phải coi trọng nâng cao nhận thức du lịch cho tất cả các đối tượng từ cấp quản lý, hoạch định chính sách, cho đến doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đây là điều kiện cần và đủ để quy hoạch có chất lượng và được thực thi trong thực tế đáp ứng yêu cầu phát triển.
3.3.2. Về cơ chế chính sách
Ngoài một số ưu đãi của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với các dự án đầu tư vào đảo Lý Sơn như: Được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hợp tác xã, các quy định khác của pháp luật về thuế và các ưu đãi khác theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; các dự án đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vào đảo Lý Sơn được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi dự án đầu tư bắt đầu hoạt động kinh doanh và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo; được ưu đãi về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển và sử dụng đất; được miễn tiền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển để thực hiện các dự án đầu tư trong trường hợp giao đất phải trả tiền sử dụng đất; được hưởng các cơ chế, chính sách như dự án đầu tư vào khu du lịch Quốc gia thuộc ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cần nghiên cứu, ban hành các cơ chế chính sách sau để tạo môi trường đầu tư thông thoáng và an toàn cho các nhà đầu tư:
- Ưu tiên về vốn vay, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và hỗ trợ thuế thuê đất ổn định lâu dài đối với các dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc thù có sức cạnh tranh, ưu tiên các dự án phát triển sản phẩm du lịch xanh thân thiện với môi trường.
- Khuyến khích đầu tư vào phát triển các loại hình vui chơi giải trí hiện đại, mạo hiểm, đặc thù để khai thác các giá trị địa chất, địa mạo trên đảo.
- Ưu tiên cho đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế; tiết kiệm năng lượng và nước; triển khai công nghệ 3R trong hoạt động phát triển du lịch.
- Tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các
thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo ra sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và đầu tưu nước ngoài, giữa đầu tư của tư nhân với đầu tư từ khu vực nhà nước; mở rộng các hình thức đầu tư cả trong và ngoài nước như BOT, BT, BTO…
- Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, danh thắng; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Tỉnh Quảng Ngãi nói chung và Lý Sơn nói riêng cần thiết phải có chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao bên cạnh việc phát triển du lịch cộng đồng; bằng các chế độ ưu đãi để thu hút nhân lực du lịch có trình độ cao về công tác tại địa phương, khuyến khích các tổ chức kinh tế - xã hội, doanh nghiệp tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cần khuyến khích phát triển nguồn nhân lực tại chỗ với những lao động giản đơn để dần xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực tại các khu, điểm du lịch.
3.3.3. Về huy động vốn đầu tư
Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ưu tiên đầu tư phát triển kết cầu hạ tầng tại các điểm du lịch, đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các điểm du lịch, đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự giúp đỡ và phối hợp với các Bộ, Ngành ở Trung ương và địa phương để thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương như: Chương trình ứng phó với biển đổi khí hậu và nước biển dâng, nông thôn mới, khôi phục làng nghề và phát triển nghề thủ công truyền thống… Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp đầu tư sau:
- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông gắn với phát triển du lịch. Về đường bộ, ngoài việc nâng cấp các tuyến đường đã có, xây dựng thêm các tuyến đường mới, để đáp ứng cho nhu cầu đi lại tham quan của du khách một cách nhanh chóng và thoải mái nhất. Về đường biển, trước mắt cần xây dựng khu cảng tổng hợp Dung Quất, nâng
vụ cảng phục vụ tàu du lịch; mua mới các tàu cao tốc phục vụ việc vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo và đội tàu du lịch dùng cho việc tham quan đảo, có hạng ghế với các dịch vụ dành riêng cho khách du lịch.
- Huy động, tận dụng các nguồn lực đầu tư để phát triển du lịch. Đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tương thích với tốc độ phát triển du lịch. Ngoài các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội gắn với phát triển du lịch, hàng năm, các cấp các ngành dành một phần ngân sách để đầu tư phát triển du lịch theo hướng sau: Đầu tư xây dựng quy hoạch các khu, điểm du lịch và lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Đầu tư cơ sở hạ tầng chính yếu tại các khu, điểm du lịch, đầu tư nâng cấp hệ thống các di tích lịch sử văn hóa tạo thành những sản phẩm tham quan du lịch hấp dẫn. Bên cạnh nguồn vốn nhà nước, cần huy động vốn từ các cá nhân tổ chức để khai thác tiềm năng du lịch trên đảo.
- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Coi đây không chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư, mà còn là kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, vừa là thị trường gửi khách du lịch. Thực hiện giải pháp thu hút FDI với sự tiếp thu tốt về quy trình quản lý, gia tăng thị phần sẽ là con đường hiệu quả và phát triển với quy mô, tầm cỡ vượt lên hẳn so với tiềm năng sẵn có.
3.3.4. Về phát triển nguồn nhân lực
Trong các nguồn tài nguyên cần cho việc hình thành và phát triển du lịch tại Lý Sơn, nguồn nhân lực có vai trò rất lớn đến việc phát triển, nâng cao chất lượng của hoạt động du lịch. Lực lượng lao động của Quảng Ngãi nói chung và của huyện đảo Lý Sơn nói riêng rất dồi dào, ngày càng có nhiều lao động có trình độ được đào tạo cơ bản về du lịch. Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu phát triển hoạt động du lịch trong những năm tới, từng bước cải thiện và nâng cao tính chuyên nghiệp cho nguồn nhân lực du lịch, tỉnh cũng như huyện cần có các chính sách phù hợp để tận dụng tối đa nguồn lực này, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập của người dân.
tiên, khuyến khích những người có bằng cấp, tâm huyết với nghề, và phải có tầm nhìn chiến lược về sự phát triển du lịch của địa phương, hiểu rõ vị trí, mối quan hệ giữa du lịch Lý Sơn với các địa phương khác… Tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh tế để đưa cán bộ quản lí đi học tập nghiên cứu, nâng cao trình độ bằng các chương trình du học, đào tạo nâng cao. Thu hút chuyên gia giỏi, nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Xây dựng kế hoạch phát triển cho từng giai đoạn và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tương ứng.
Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh, từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch, nâng cao đội ngũ giáo viên và gắn đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp, xã hội; thúc đẩy liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế. Kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung cấp.
Đối với nhân viên du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cần có ý kiến chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở kinh doanh du lịch để có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ, chất lượng phục vụ cho lực lượng lao động trực tiếp trong hoạt động du lịch bằng các chương trình đào tạo, các hoạt động thực tế. Tiến hành rà soát,