.Khái quát chung về du lịch Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 33 - 36)

Nằm ở vị trí trung tâm của hai đầu tổ quốc, Quảng Ngãi chính là nơi đất nước ưỡn mình nhô xa nhất về phía biển Đông. Quảng Ngãi nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây nam giáp tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Bờ biển Quảng Ngãi dài 135km với nhiều cửa sông, vịnh, đầm tạo nên một hệ sinh thái ven bờ rất đa dạng, ngoài khơi còn có đảo Lý Sơn. Ở vào vị trí chính giữa của đất nước, tỉnh có sự thuận lợi về giao thông: Quốc lộ 1A chạy dọc chiều dài, quốc lộ 24A nối với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Đường sắt chạy suốt theo chiều dài của tỉnh, có cảng nước sâu Dung Quất đón được tàu trọng tải lớn, các cảng nhỏ như Sa Cần và Sa Kỳ, gần sân bay Chu Lai (Quảng Nam).

Địa hình có 4 vùng rõ rệt: Vùng núi, trung du, đồng bằng duyên hải, vùng biển và hải đảo. Tỉnh có khá nhiều sông chạy theo hướng tây sang đông, nhưng chủ yếu là sông nhỏ, có các sông lớn Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, Trà Câu.

Quảng Ngãi có hơn 1,3 triệu người, trong đó 1/10 số dân thuộc các dân tộc H’re, Cor, Cadong phân bố rộng khắp trên 01 thành phố và 13 huyện; người dân nơi đây cần cù, sáng tạo, giàu kinh nghiệm đã để lại những đặc trưng riêng có: Bờ xe nước, nghề đúc, nghề gốm, nghề dệt thổ cẩm, nghề dệt chiếu… Mảnh đất này còn là quê hương của nhiều danh nhân dân tộc mà tiêu biểu là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định…

Quảng Ngãi là sự hoà hợp của những dòng sông xen lẫn núi đồi, ghềnh thác cùng nhiều di tích, kiến trúc cổ: di chỉ văn hoá Sa Huỳnh, chùa Thiên Ấn, thành cổ Châu Sa, chứng tích Sơn Mỹ, địa đạo Đám Toái… và với nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và hữu tình như: Thiên Ấn Niêm Hà, Cổ Luỹ Cô Thôn…. Quảng Ngãi còn được nhắc đến với các bãi biển sạch, đẹp và giá trị để phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai- Dung Quất, Minh Tân - Đức Minh, Tân Định…

Quảng Ngãi có những cảnh đẹp được nhiều người ngợi ca. Vào giữa thế kỷ XVIII, khi đến trấn nhậm Quảng Ngãi, Nguyễn Cư Trinh đã làm thơ vịnh 10 cảnh đẹp Quảng Ngãi đó là: Thiên Bút Phê Vân (bút vẽ trời mây), Thiên Ấn niêm hà (ấn trời

đóng trên sông), Long Đầu hý thuỷ (đầu rồng giỡn nước), La Hà thạch trận (trận đá La Hà), Liên Trì dục nguyệt (trăng tắm ao sen), Hà Nhai vãn độ (bến đò Hà Nhai buổi chiều tà), Cổ Luỹ cô thôn (thôn Cổ Luỹ cô quạnh), An Hải sa bàn (mâm cát An Hải), Thạch Bích tà dương (chiều tà ở núi Thạch Bích), Vân Phong dạ vũ (núi Vân Phong đêm mưa). Về sau các nho sĩ địa phương vịnh thêm 2 cảnh nữa là Vu Sơn trường lộc (đàn nai ở núi Vu Sơn) và Thạch Ky điếu tẩu (ông câu trên ghềnh đá) .

Nếu như núi Ấn sông Trà, Thiên Bút phê vân là biểu tượng của một vùng đất địa linh nhân kiệt, thì các di tích lịch sử khởi nghĩa Ba Tơ, Ba Gia, Vạn Tường, địa đạo Đám Toái, chứng tích Mỹ Lai - Sơn Mỹ... là minh chứng hùng hồn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhưng cũng không ít đau thương của nhân dân Quảng Ngãi. Đến nay Quảng Ngãi đã có 29 di tích được xếp hạng DTLS-VH cấp quốc gia và hơn 160 di tích cấp tỉnh.

Một nét hấp dẫn khác của Quảng Ngãi là những món ăn riêng có không giống bất cứ ở vùng nào trên cả nước, đó là cá bống sông Trà, chim mía, kẹo gương, mạch nha, đường phổi và món don… tất cả rất đậm đà hương vị của một miền quê; những lễ hội cầu ngư, đua thuyền của ngư dân vùng biển, những phong tục độc đáo của dân tộc H’rê, Cor, Cadong và đặc biệt là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa… mang đậm sắc thái của Quảng Ngãi

Tiểu kết chƣơng 1

Du lịch từ lâu đã là một trong những hoạt động quan trọng trong đời sống nhân loại. Kinh doanh du lịch đã đem lại lợi ích kinh tế lớn cho nhiều quốc gia. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế chuyên biệt, mà nó là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển du lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển Du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Với tiềm năng và lợi thế so với các khu vực khác trong cả nước cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được đầu tư hoàn thiện, vùng

duyên hải Nam Trung Bộ đang trở thành nơi dừng chân lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, mỗi địa phương lại có cơ chế khác nhau, mạnh ai nấy làm, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch cạnh tranh thiếu lành mạnh, sản phẩm du lịch trong vùng có sự trùng lặp, chưa mang nét riêng, chưa tạo được thương hiệu cho từng địa phương.

Trước những yêu cầu đó, việc đưa ra định hướng phát triển du lịch cho từng địa phương sẽ tạo được bước đột phá về sản phẩm du lịch, tạo nên những sản phẩm du lịch đặc thù. Trên cơ sở các chỉ tiêu phát triển du lịch, các cấp quản lý sẽ có những việc làm cụ thể xây dựng cơ chế chính sách, cải thiện mội trường đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng du lịch, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Chƣơng 2: TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Đảo Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)