9. Bố cục của luận văn
3.1.3. Xây dựng và ban hành văn bản, quy định về giải mật tài liệu
khối tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương..
Để phục vụ tốt công tác khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ thì tài liệu cần được giải mật. Giải mật tài liệu đã trở thành yêu cầu cấp thiết đặc biệt đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử. Cho tới nay, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật và quy định như : Luật Lưu trữ năm 2011, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000, Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia năm 2001. Tuy Nhà nước đã ban hành văn bản quy định độ mật và bảo vệ tài liệu mật nhưng chưa ban hành văn bản quy định về việc giải mật tài liệu, đặc biệt là tài liệu lưu trữ.
Về phía lưu trữ Đảng, Văn phòng Trung ương đã ban hành Quy định số 664-QĐ/VPTW ngày 01-12-2000 về quản lý tài liệu lưu mật hiện hành ở Văn phòng Trung ương Đảng; Ban Bí thư đã ban hành Quy định số 212-QĐ/TW của Ban Bí thư ngày 16-3-2009 về giải mật tài liệu và Hướng dẫn số 10- HD/VPTW của Văn phòng Trung ương ngày 13-12-2011 thực hiện Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 16-3-2009 về giải mật tài liệu đã mở ra triển vọng làm phong phú thêm các hình thức phục vụ khai thác tài liệu, thành phần độc giả, nội dung yêu cầu khai thác tài liệu tại kho Lưu trữ Trung ương. Tuy nhiên, Cục Lưu trữ chưa tham mưu giúp Văn phòng Trung ương ban hành văn bản quy định chính thức về giải mật khối tài liệu mang tính chất đặc thù, chẳng hạn như giải mật tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương vì nhiều tài liệu được hình thành trong phông lưu trữ này tuy không quy định mức độ mật nhưng lại chứa đựng thông tin cơ mật về định hướng, về chiến lược, về kế hoạch phát triển của từng lĩnh vực. Vì vậy, để làm tốt hơn nữa việc giải mật tài liệu, đặc biệt là tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương, Cục Lưu trữ cần xây dựng kế hoạch dài hạn để thực hiện Quy định của Ban Bí thư về giải mật tài liệu.
Cục Lưu trữ sớm tiến hành giải mật tài liệu phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương nhằm phục vụ công chúng được rộng rãi, đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và của các nhà nghiên cứu khoa học nói riêng.