TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty.
Sự phát triển của Công ty Prosimex gắn liền với chiến lược phát triển
kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động XNK nói riêng, gắn việc sản xuất
kinh doanh của Công ty với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước trong
sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu chung trong giai
đoạn từ năm 2000-2005 là đa phương hoá, đa dạng hoá, duy trì tỷ lệ tăng
trưởng về XNK hàng năm là 20%. Cụ thể hoá những chủ trương trên, Công ty
đã đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển:
- Phát triển và mở rộng thị trường tìm kiếm bạn hàng:
Giữ vững và mở rộng thị trường các nước đã tạo lập quan hệ bạn hàng, có biện pháp tháo gỡ vướng mắc, nhằm mở rộng xuất khẩu sang các nước
SNG, sử dụng hình thức Hàng đổi Hàng đối với một số nước, tranh thủ khả năng và cơ hội mở rộng thị trường sang các khu vực khác.
- Rà soát lại các mặt hàng xuất khẩu, đầu tư vào các mặt hàng có lợi thế
nâng cao chất lượng hàng hoá để bù vào những mặt hàng không xuất khẩu được hoặc xuất khẩu bị thua thiệt do giá hạ trên thị trường. Tìm hiểu và tranh
thủ những chính sách trợ giá của nhà nước đối với một số mặt hàng xuất khẩu
- Tiếp tục duy trì và phát triển đối với những mặt hàng truyền thống,
không ngừng đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hoá.
- Mạnh dạn đầu tư vào những sản phẩm mới bằng cách đổi mới thiết bị
và công nghệ, tổ chức lại xuất, chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho
những sản phẩm này.
- Chú trọng đến công tác quản lý và đào tạo cán bộ, sắp xếp lại tổ chức
bố trí người phù hợp với khả năng và trình độ của họ, khuyến khích họ phát
huy những thế mạnh cống hiến được nhiều cho sự phát triển của Công ty.
Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, Công ty đã được Bộ Thương mại chọn là một trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu
trong cả nước đứng đầu trong hoạt động xuất nhập khẩu và được Bộ Thương
mại quyết định khen tặng đơn vị có số kim ngạch xuất khẩu cao năm 1998.
Trong những năm tới PROSIMEX với quyết tâm đưa Công ty phát
triển toàn diện, vững chắc, thực hiện thành công các kế hoạch đã và đang thực
hiện. Đề ra chính sách giữ vững và mở rộng thị trường mà công ty đã có, khôi phục lại các mối quan hệ để khai thác thị trường Nga, các nước Đông Âu.
Phát triển buôn bán mậu dịch, đường biên giới với Trung Quốc, Lào,
Campuchia. Tăng cường các mối quan hệ với các cộng tác viên, liên doanh,
liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước để phát triển đa
dạng các loại hàng xuất khẩu, nhất là một số hàng nông sản chủ lực có sức
cạnh tranh trên thị trường Quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu trên Công ty đã tiến hành khảo sát thị trường, đánh giá khả năng sản xuất và xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và nhu cầu vốn để thực hiện.
Bảng 9: Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2003- 2005.
(Đơn vị tính: 1000 USD)
Các khoản mục Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
A- Xuất khẩu: trong đó 45,000.00 50,000.00 57,000.00 - Hàng dệt và may mặc 7,000.00 9,000.00 12,000.00 - Hàng cà phê, hạt tiêu 12,000.00 13,500.00 15,000.00 - Hàng thuê TCMN 1,000.00 1,200.00 1,350.00
- Dầu cọ, dầu đậu vàng 23,000.00 23,800.00 24,000.00
- Hàng hoá khác 2,000.00 2,500.00 4,650.00
B- Nhập khẩu: trong đó 30,500.00 33,800.00 37,000.00 - Máy móc thiết bị 1,000.00 2,500.00 3,7000.00
- Sắt thép các loại 1,500.00 4,700.00 6,300.00
- Dầu cọ tái xuất khẩu 23,600.00 24,500.00 21,000.00
- Hàng tiêu dùng 3,000.00 3,500.00 4,000.00 - Hàng hoá khác 1,400.00 1,500.00 2,000.00
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Công ty sản xuất kinh doanh XNK)
Để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty đã đưa ra các giải
pháp về thị trường:
- Tổ chức tốt việc cung cấp, thu thập xử lý thông tin kịp thời, chính xác. Tăng cường đầu tư và đưa công tác thông tin phát triển để thị trường đi trước
một bước so với yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh.
- Thông qua cơ quan đại diện Thương mại Việt Nam ở nước ngoài,
cũng như các đại diện Thương mại nước ngoài tại Việt Nam để khai thác và
thu thập thông tin.
- Thiết lập các văn phòng và chi nhánh tại nước ngoài. - Tổ chức tốt hệ thống cộng tác viên.
- Tăng cường các thông tin quảng cáo.
- Tổ chức và tham gia các triển lãm và hội chợ Thương mại Quốc tế.
- Đảm bảo hàng hoá xuất khẩu đúng tiêu chuẩn, thực hiện nghiêm túc
các hợp đồng mua bán, dịch vụ xây dựng và củng cố uy tín của mình trên thị
trường Quốc tế. Trong những năm tới PROSIMEX sẽ tập trung vào những thị
trường đã và đang có quan hệ với Công ty, đặc biệt là thị trường Mỹ và thị
trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, để xác định đúng hướng đi và tìm đúng
đối tác ta cũng cần phải tập trung nghiên cứu một số khả năng, nhu cầu thị
hiếu và nhu cầu kinh doanh của từng thị trường và từng khu vực thị trường. * Đối với thị trường truyền thống thì duy trì và phát triển.
* Đối với thị trường EU: Trước hết khi có hàng xuất sang EU phải nhận
thức đầy đủ trách nhiệm của mình về số lượng, chất lượng và thời gian giao
hàng vì điều này liên quan đến thời vụ. Thường xuyên nghiên cứu và cải tiến
mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Vì sự phát triển lâu dài và
đa dạng hàng may mặc, PROSIMEX cần đầu tư liên doanh với nước ngoài để
lắp đặt thêm các thiết bị mới có thể sản xuất được phần lớn các mặt hàng trong danh mục 151 nhóm mặt hàng. Khả năng kinh doanh xuất nhập khẩu
các mặt hàng khác với thị trường EU, ngoài mặt hàng may mặc, thêu ren, Công ty còn nhiều cơ hội để xuất khẩu các mặt hàng khác vào thị trường EU như: Cà phê, tinh dầu các loại, gạo, thủ công mỹ nghệ,... và nhập khẩu các
hàng hoá từ thị trường EU như máy móc thiết bị, hoá chất, hàng tiêu dùng khác....
* Đối với thị trường Mỹ: xuất phát từ những thuận lợi và những khả năng nêu trên về việc thâm nhập và khai thác thị trường Mỹ, PROSIMEX
cũng đã đặt ra những nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài như sau:
- Chủ động và quan hệ buôn bán với các Công ty Mỹ bằng cách giao
dịch trực tiếp và thông qua các tổ chức xúc tiến Thương mại như: Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Phòng Thương mại Mỹ.
- Xây dựng các phương án, luận chứng kinh tế kỹ thuật và lĩnh vực đầu tư mang tính khả thi, gọi đầu tư và tìm đối tác.
- Nghiên cứu cụ thể về hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu với thị
trường Mỹ để hoạch định cơ cấu và chính sách thích hợp, định hướng cho sản
xuất và xuất khẩu theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
- Chuẩn bị việc đào tạo cán bộ có kiến thức, có trình độ, có phẩm chất để làm việc trực tiếp được với khách hàng.
* Đối với thị trường Châu á: Với những thành tích đã đạt được trong
những năm qua, tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ buôn bán với các Công ty
ở các nước Châu á trên cơ sở những mặt hàng truyền thống và những thế
mạnh của PROSIMEX. Đặc biệt coi trọng thị trường Singapore và Trung Quốc...