II. Hiệu quảkinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh nhập khẩu
5.2. Nhân tố chủ quan
Ngoài những nhân tố khách quan, doanh nghiệp có thể dựa vào các lợi
thế của mình để hạn chế phần nào ảnh hưởng của môi trường, để khai thác các cơ hội. Sự thích ứng như vậy cũng phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố chủ
quan.
5.2.1. Nguồn nhân lực.
Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất vì con người sẽ quyết định
toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh nhập khẩu nên đội ngũ cán bộ nắm chắc được chuyên môn nghiệp vụ nhập khẩu sẽ đem lại tác dụng rất lớn trong sự thành công trong kinh doanh. Nó giúp tiết kiệm thời gian giao dịch, tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thuận tiện, tiêu thụ nhanh hàng nhập khẩu tránh để đọng
vốn... Khi mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều có tinh thần trách nghiệm,
đều có tác phong làm việc nghiêm túc thì sẽ đem lại hiệu quả rất lớn. Và
ngược lại, khi hiệu quả hoạt động nhập khẩu được nâng cao thì nguồn nhân
lực trong công ty đó lại có điều kiện tốt hơn để hoàn thiện và nâng cao trình
độ.
Đây cũng là nhân tố quan trọng vì lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu đòi hỏi một lượng tiền mặt và ngoại tệ lớn để thanh toán cho các đối tác trong nước và nước ngoài. nếu thiếu vốn thì qúa trình nhập khẩu không thực hiện được, rất có thể sẽ dẫn đến mất thị trường, mất khách hàng và cơ hội kinh
doanh. Ngược lại, quá trình kinh doanh nhập khẩu, với sự trợ giúp của nguồn
vốn đầy đủ, sẽ có hiệu quả hơn, từ đó đem lại tích luỹ cho doanh nghiệp, bổ
sung thêm nguồn vốn kinh doanh. Chúng có quan hệ qua lại, mật thiết với
nhau, và nếu được kết hợp hài hoà sẽ làm cho doanh nghiệp không ngừng
phát triển.
5.2.3. Trình độ tổ chức quản lý
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì yếu tố quản lý trong doanh
nghiệp không thể không được chú trọng. Vì trong điều kiện cạnh tranh khốc
liệt, nếu người quản lý không sáng suốt tất yếu sẽ gặp những thất bại trong
kinh doanh. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà đã và đang sẽ có nhiều
doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu, với những tiềm lực vô
cùng mạnh mẽ. Điều này càng đòi hỏi đội ngũ lãnh đạo, quản lý phải linh
hoạt, nhạy bén, để có thể chớp thời cơ, vượt qua những nguy cơ trong kinh
doanh để đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Trong tổ chức, quản lý cần coi trọng khâu nhập khẩu hàng đầu vào và tiêu thụ hàng nhập khẩu. Đối với khâu mua hàng (nhập khẩu) nếu cán bộ có
trình độ tổ chức quản lý tốt sẽ mua được đúng hàng, đúng thời điểm, đúng
yêu cầu. Còn ở khâu tiêu thụ thì sẽ giúp công ty nhanh chóng bán hết hàng nhập, thu hồi vốn nhanh để tiếp tục đầu tư. Ngược lại, tổ chứuc tốt khâu trên
sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động nhập khẩu, từ thực tế đó, trình độ tổ chức
quản lý trong nhập khẩu sẽ được nâng lên thông qua sự phát triển nguồn nhân
CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU (PROSIMEX) - BỘ THƯƠNG MẠI.