I. Giới thiệu khái quát về Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của Công ty Prosimex
a. Thị trường nhập khẩu của Công ty:
Nhìn chung so với thị trường xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của Công
chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Đây là thị trường
truyền thống của Công ty và các hợp đồng nhập khẩu được ký kết giữa chính
phủ các nước XHCN với nhau, Công ty chỉ đứng ra nhận nhiệm vụ nhập khẩu
hàng về. Mọi vấn đề khác liên quan đến hàng nhập khẩu đã có nhà nước lo. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, thị trường nhập khẩu của Công ty cũng
thay đổi rất lớn. Các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty hiện nay là
Bảng 2: Thị trường nhập khẩu của Công ty Prosimex.
(Đơn vị tính: 1000 USD)
STT Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1 Nhật Bản 6.500 6.975 8.762 2 EU 5.443 6.005 5.892 3 Mỹ 2.389 3.796 6.027 4 Trung Quốc 2.009 2.334 2.128 5 ASEAN 4.200 4.124 4.932 6 Đông Âu 1.798 1.032 1.457 7 Các TT khác 1.308 1.475 1.988 8 Tổng cộng 19.447 25.741 31.186
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty sản xuất kinh doanh XNK)
Đối với thị trường Nhật Bản. Đây thị trường Công ty đã có quan hệ
xuất nhập khẩu từ khá lâu. Hàng nhập khẩu từ thị trường này hẫu như là các
loại máy móc, thiết bị phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Chất lượng hàng nhập từ
Nhật luôn rất cao. Tuy nhiên, giá cả của chúng cũng luôn cao hơn hẳn so với
các loại hàng cùng loại từ các thị trường khác. Tốc độ tăng giá trị hàng nhập
từ Nhật Bản khá đều qua những năm qua.
Thị trường EU cũng là một thị trường lớn mà Công ty có quan hệ làm
ăn. Đây là thị trường xuất khẩu lớn của Công ty. Đây cũng là thị trường Công
ty nhập khẩu khá nhiều. Các loại mặt hàng mà Công ty nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị có chất lượng cao, phương tiện vận tải, các loại vật liệu cao
cấp....
Bên cạnh Nhật Bản và EU, giá trị hàng hoá nhập khẩu từ thị trường
định Thương mại được ký kết giữa hai nước. Chắc chắn trong tương lai, đây
sẽ là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Công ty. Tuy nhiên, có rất nhiều
khó khăn khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường này. Còn đối với nhập khẩu
thì mọi việc dường như rất thuận lợi.
Ngoài ra, Công ty còn nhập khẩu từ Trung Quốc, ASEAN, và nhiều
nước khác trên thế giới. Trong khối ASEAN, Singapore là nước có kim ngạch
xuất nhập khẩu lớn nhất đối với Công ty.
b. Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty.
Tình hình biến động về giá trị một số mặt hàng có thể thấy rõ ở bảng
trên. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu ở trong nước là khá bấp bênh. Nhu cầu về hàng nhập khẩu ở trong nước thay đổi liên tục theo
thời gian. Công ty cũng chỉ nhập khẩu những mặt hàng có nhu cầu thực sự là
việc tiêu thụ nhanh chóng mặt hàng đó là khá chắc chắn. Tổng kim ngạch
nhập khẩu của Công ty tăng nhanh qua từng năm. Đây là một điều rất đáng
mừng. Công ty luôn có những phương án kinh doanh hợp lý dù có nhiều biến
động về nguồn hàng, giá cả trên thị trường thế giới.
Bảng 3: Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty Prosimex.
(Đơn vị: 1000 USD)
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Máy móc thiết bị 2.200 1.730 6.636
Sắt thép các loại 2.820 2.950 3.400
Dầu cọ tái xuất khẩu 2.947 9.800 7.700
Hàng tiêu dùng 4.300 5.150 4.700
Phương tiện vận tải 5.200 5.300 5.400
Tổng số 19.447 25.741 31.186
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Công ty sản xuất kinh doanh XNK)
Thép không gỉ, ôtô, máy xây dựng và các thiết bị tiêu dùng luôn giữ vai
trò chủ chốt trong cơ cấu hàng nhập của Công ty.