Tiền đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề khảm trai chuyên mỹ (phú xuyên hà tây) và vấn đề phát triển bền vững làng nghề (Trang 76 - 124)

Năm 2004 2005 2006 2008

Kinh phí 56.002.000 99.000.000 826.900.000 2.000.000.000

Nguồn: Báo cáo kinh tế-xã hội xã Chuyên Mỹ năm 2004-2008

Chuyên Mỹ thực hiện đề án xây dựng cơ sở vật chất trường học với sự đóng góp của nhân dân, đầu tư ngân sách của nhà nước và ngân sách của xã đã tiến hành xây thêm 18 phòng học mới, thực hiện việc tách trường tiểu học và trung học cơ sở, xoá được tình trạng học 2 ca. Hiện nay, trường tiểu học có 22 phòng học, trường trung học cơ sở có 12 phòng học, mầm non có 10 lớp. Thường xuyên tu sửa và nâng cấp cơ sở vật chất trường học từ các thôn đến khu trung tâm của xã đảm bảo

đủ phòng, lớp học từ Mầm non đến trung học cơ sở. Mọi trang thiết bị phục vụ cho dạy và học cơ bản đạt được yêu cầu. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng trường học, thiết bị dạy học năm 2006 là 826,9 triệu đồng, trong đó trên hỗ trợ 300 triệu đồng, còn lại là do vốn tự có và dân đóng góp. Năm 2008 số tiền đầu tư cho ngành giáo dục lên tới 2 tỷ đồng, nhiều gấp gần 4 lần so với năm 2004. Đây là số tiền lớn cho giáo dục mà không phải địa phương nào cũng có được. Người Chuyên Mỹ đầu tư nhiều cho việc học tập của con cái mình nhiều như vậy chứng tỏ rằng họ rất quan tâm đến tương lai của thế hệ mai sau chứ không phải chỉ quan tâm đến những mối lợi cụ thể trước mắt. Mặc dù đất dành cho sản xuất và sinh hoạt còn thiếu thốn, người Chuyên Mỹ, cụ thể là thôn Thượng và thôn Trung đã quyết định bán đất lấy tiền để xây dựng trường học mới cho con em mình.

Ngoài việc tập trung xây dựng cơ sở vật chất trường học, từng thôn và các nhà trường đều xây dựng được quỹ khuyến học. Hội khuyến học hoạt động có hiệu quả, hàng năm thưởng cho các cháu đạt học sinh giỏi các cấp, và học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng với số tiền từ 14 đến 16 triệu đồng. Năm năm qua đã có 183 học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Việc nâng cao dân trí hoạt động qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay đã được các cấp, các ngành, nhân dân trong xã đặc biệt quan tâm.

Chính nhờ vào công tác giáo dục được chú trọng mà trình độ học vấn của những người thợ trẻ được nâng cao đã có nhiều ảnh hưởng thuận lợi đối với nghề thủ công truyền thống. Trước kia, người thợ chỉ biết làm theo những khuôn mẫu sẵn có từ thời cha ông, ít có sự sáng tạo trong sản phẩm. Còn ngày nay, với khả năng tiếp thu cái mới, cái hiện đại trong nước cũng như thế giới mà các sản phẩm cũng trở nên gần gũi với cuộc sống hiện đại hơn, thay đổi mẫu mã phù hợp với thị hiếu của thị trường nhiều hơn trước. Điều đó làm tăng khả năng cạnh tranh trong việc bán sản phẩm ra thị trường của người thợ khảm. Bên cạnh đó, với những người thợ trẻ, việc tìm thị trường và mẫu mã mới cho sản phẩm, liên lạc với khách hàng bằng internet là việc mà họ đang sử dụng mặc dù không thường xuyên. Những kiến thức người thợ thu nhận được từ việc học hành đã và đang là điều vô cùng thuận lợi để người thợ khảm Chuyên Mỹ tìm được hướng đi vững chắc trong tương lai.

3.1.2.3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng...được tổ chức thực hiện tốt. Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được quan tâm đúng mức, không để dịch bệnh lớn xẩy ra, tiêm chủng mở rộng cho bà mẹ có thai và trẻ em đạt 100%, trạm y tế đã có bác sỹ và y sỹ sản nhi. Tổng số lượt người được khám chữa bệnh ngày càng nhiều hơn. Năm 2005 là 5063 lượt, năm 2006 tăng lên 7672 lượt, và năm 2007 lên 8280 lượt được khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. Đặc biệt, năm 2008 xã đã tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho 280 cụ cao tuổi và 340 học sinh mầm non. Từng bước giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 25,5% năm 2000, đến nay còn 21% giảm 4,5 %. Cơ sở vật chất, kỹ thuật tiếp tục được tăng cường, mạng lưới y tế từ xã xuống các thôn cơ bản hoạt động có hiệu quả, công tác vệ sinh môi trường được toàn dân quan tâm đã đi vào nền nếp. Có gần 90% số hộ được dùng nước sạch.

Công tác dân số - gia đình và trẻ em đạt kết quả tích cực, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm 1,07%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 16,5%, cơ bản đạt chỉ tiêu. Trong những năm qua, nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động quần chúng, đã có tác động tích cực trong việc xây dựng và hình thành mô hình gia đình mới, gia đình văn hoá, thưa con, ít con.

Ngoài việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, công tác tuyên truyền vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cũng đặc biệt được quan tâm trong điều kiện hiện nay khi vấn đề môi trường của làng nghề đang trở nên cấp bách. Hơn nữa, ngày càng có nhiều dịch bệnh nguy hiểm đòi hỏi sự phòng tránh để đảm bảo sức khoẻ cho người dân nói chung và lao động làng nghề nói riêng. Vì thế, y tế, đặc biệt là y tế thôn xóm cần hướng dẫn nhân dân cách phòng tránh và chăm sóc sức khoẻ. Đặc biệt, trong những làng nghề có nhiều chất thải thì vệ sinh môi trường nơi ở phải chú trọng. Năm 2006 Bộ Y tế đã tổ chức khám cho những người trực tiếp làm sơn mài- loại nghề. Kết quả, không có ai bị bệnh liên quan đến nghề trừ bị một số bệnh nhẹ như bị sơn ăn tay, viêm họng,...

Công tác y tế vệ sinh môi trường thường xuyên được củng cố, đội ngũ y tế từ thôn tới xã làm tốt công tác khám, chữa và phòng chống dịch bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt chương trình truyền thông “nâng cao chất lượng vệ sinh gia đình, phòng chống dịch chủ động”. Từng thôn đã tăng cường duy trì đội ngũ vệ sinh viên, quy hoạch nơi đổ rác thải và từng bước khắc phục và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

Y tế thôn xóm tích cực trong hoạt động chăm sóc sức khỏe người dân nói chung và bà mẹ, trẻ em nói riêng. Tuy nhiên, có những hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên như việc tuyên truyền trang bị kiến thức dinh dưỡng, sức khỏe hay tuyên truyền vệ sinh, phòng dịch bệnh chưa thu hút được đông đảo cộng đồng tham gia, đội ngũ cán bộ y tế thôn xóm trình độ chuyên môn còn thấp, số lượng còn thiếu.

3.1.2.4. Văn hóa - Lễ hội

Người Chuyên Mỹ rất tự hào vì xã có 2 di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng. Đó là di tích lịch sử-văn hóa thờ cụ tổ nghề khảm trai tại thôn Ngọ đã được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận vào năm 1996 và di tích văn hóa chùa Bối Khê đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ. Bên cạnh đó, xã còn có hai nhà thờ Công giáo ở thôn Trung và thôn Thượng.

Hàng năm, vào ngày sinh và ngày mất của ông tổ nghề khảm (mồng 9 tháng 1 và mồng 9 tháng 8 âm lịch) Chuyên Mỹ tổ chức lễ hội tưởng nhớ đến công lao của Trương Công Thành. Ngày giỗ tổ nghề, dân từ các thôn đều đến thôn Ngọ với lễ vật dâng lên vị tổ nghề. Tuy nhiên, do tín ngưỡng khác nhau nên số người Công giáo ở thôn Thượng và thôn Trung đến dự không nhiều. Vấn đề không phải là do họ không nhớ tới công ơn vị tổ nghề mà là do những quy định của Công giáo không cho phép giáo dân được thờ phụng ai ngoài Thiên Chúa. Trước đây hội làng kéo dài từ 7 đến 10 ngày, nhưng hiện nay, do công việc làm ăn bận rộn hơn nên chỉ làm trong 2 ngày. Ban ngày tế Thành hoàng, tổ chức các trò chơi truyền thống, ban tối, mọi người tập trung ở sân đình nghe hát xướng. Đình Chuyên Mỹ ngày xưa là một công trình kiến trúc đặc biệt, đứng hàng đầu trong tổng. Hiện nay, đình làng không còn nữa, người ta thờ vị tổ nghề tại ngôi miếu cổ ở đầu làng. Trong lễ hội có nhiều trò chơi tập thể và nhất thiết phải có trò chơi bắt vịt trên sông. Chuyên Mỹ là vùng giàu sông nước nên vịt là sản phẩm rất phổ biến ở vùng chiêm trũng này. Từ sáng sớm, già trẻ gái trai đã tụ tập đông nghịt hai bên bờ sông, chỗ khúc quặt ở đầu làng. Sau khi tiếng trống báo hiệu vang lên, người cai đám mang con vịt mượt mà chắc nịch giơ cao trước đám đông rồi tung xuống sông. Lập tức, hàng chục chàng trai khỏe mạnh lao theo đuổi bắt. Trong khung cảnh ồn ào như thế, chú vịt sợ hãi bơi lung tung, có lúc lăn mất tăm, có lúc lại nhao lên, bay vọt ra khỏi vòng vây của các chàng trai. Chỉ đến khi chú vịt mệt nhoài, không đủ sức chạy trốn nữa mới chịu bị bắt. Người ta lại đưa một chú vịt khác xuống sông và trò chơi lại tiếp tục.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao ở Chuyên Mỹ khá phát triển. Đời sống văn hóa không ngừng được nâng cao. Đến nay, Chuyên Mỹ có 95-98% số hộ

đăng ký đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 6/7 thôn được tỉnh công nhận là Làng văn hóa. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác văn hóa được xây dựng mới và khang trang ở những vị trí thuận lợi cho những sinh hoạt văn hóa thể thao của người dân. Các thôn đều xây dựng sân vận động phục vụ cho nhu cầu chơi thể thao của mọi người.

Tinh thần “Lá lành đùm lá rách” được người Chuyên Mỹ phát huy cao. Việc giúp đỡ người nghèo trở thành việc làm thường xuyên của người dân. Có lẽ một phần là do cuộc sống tương đối đầy đủ, mọi người đều có công ăn việc làm nên kỷ cương gia đình và xã hội được đề cao, các hiện tượng tệ nạn xã hội bị đẩy lùi, không xảy ra trộm cắp, không có người bị nghiện hút.

Vì là vùng đất chiêm trũng thường bị lụt lội nên từ ngày xưa, người Chuyên Mỹ có thói quen xắn quần cao đến đầu gối. Ngày nay, đường đất đã được lát bê tông sạch sẽ, không còn bị ngập nữa nhưng nhiều người vẫn quen xắn quần dù là đang ở trong nhà.

Xưa kia, ở Chuôn Ngọ đặt ra quy định rất khắt khe đối với người ngụ cư. Những người ngụ cư bất kể trước đó mang họ gì, tất thảy đều phải mang họ Phạm, và phải từ 3 đời trở lên mới được công nhận là thành viên chính thức của làng [31, tr. 68]. Hiện nay, tục này không còn nữa, mọi người trong làng dù là dân gốc hay dân mới đến đều được đối xử bình đẳng như nhau.

3.1.2.5. Tôn giáo tín ngưỡng

Tại Chuyên Mỹ, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú, đa dạng. Các tôn giáo tín ngưỡng có mặt trong các thôn với đông đảo người dân theo. Hiện tại, Phật giáo vẫn chiếm ưu thế hơn, cụ thể là 5 thôn theo Phật giáo so với 2 thôn theo Công giáo.

Từ cuối thế kỷ 19, Chuyên Mỹ có 2 thôn theo đạo công giáo (thôn Thượng và thôn Trung). Cho đến nay vẫn chỉ có 2 thôn công giáo đó mà thôi. Số lượng dân công giáo có hơn 400 hộ, hơn 1700 giáo dân, chiếm khoảng 30% dân số toàn xã. Phú Xuyên là huyện có số lượng đồng bào công giáo đông nhất tỉnh Hà Tây cũ. Cả huyện có 8 thôn công giáo toàn tòng thì Chuyên Mỹ có 2 thôn. Điểm đặc biệt của đồng bào công giáo ở Chuyên Mỹ là vào tháng 8 năm 1954, mặc dù nằm trên trục đường Quốc lộ số 1, trong khi nhiều người Công giáo ở những nơi khác ồ ạt di cư vào Nam thì giáo dân Chuyên Mỹ hầu hết vẫn ở làng. Phải chăng tình yêu quê hương và điều quan trọng hơn nữa là nghề khảm trai đã giữ họ ở lại vùng đất này?

Đồng bào công giáo Chuyên Mỹ không sống co cụm, tách rời các thôn khác như ở một số vùng mà sống rất hòa đồng, thậm chí thôn Thượng còn kết nghĩa anh

em với thôn Hạ để cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong các phong trào thi đua của xã, 2 thôn công giáo luôn đứng đầu. Thôn Thượng rồi đến thôn Trung là hai thôn đầu tiên của xã được công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh. Năm 2000 thôn Thượng là đại diện cụm dân cư tiên tiến tiêu biểu đi báo cáo điển hình tại Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VI.

Như vậy, cũng như một số làng nghề truyền thống khác, nghề khảm trai truyền thống có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội làng nghề Chuyên Mỹ. Có tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động của địa phương. Thu nhập từ nghề truyền thống được nâng cao qua từng năm và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập của địa phương, mức sống của người dân Chuyên Mỹ nói chung cũng như người thợ khảm trai nói riêng được nâng lên rõ rệt. Nghề khảm trai mỹ nghệ Chuyên Mỹ phát triển đã trực tiếp góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của Chuyên Mỹ như: xóa đói giảm nghèo, tạo môi trường văn hóa lành mạnh; ngoài tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương làng nghề còn tạo công ăn việc làm cho một nguồn lao động ở các địa phương khác.

3.2. Vấn đề phát triển bền vững làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ

3.2.1. Hiện trạng môi trường làng nghề

Thực tế cho thấy, phần lớn các cơ sở trang thiết bị sản suất hàng khảm trai mỹ nghệ ở Chuyên Mỹ đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên liệu thấp, mặt bằng sản suất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống xử lý nước, chất thải hầu như không được quan tâm. Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mình của người lao động còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề hết sức bức xúc ở các làng nghề là hiện tượng ô nhiễm, nhiều nơi đã và đang trong tình trạng báo động về nước thải, khí thải…từ quá trình sản xuất các sản phẩm. Ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, đến môi trường sinh thái, hạn chế sự đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn, ảnh hưởng đến việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề một cách bền vững.

Những năm qua, nhiều làng nghề truyền thống ở Chuyên Mỹ được khôi phục và đầu tư phát triển mạnh. Sự phát triển của các làng nghề đã đem lại hiệu quả khá cao trên nhiều phương diện. Tuy nhiên sự phát triển các làng nghề do nhiều nguyên nhân đã dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nhiều nơi đã trên mức báo động. Nước thải sản xuất không được xử lý, hàm

lượng các chất độc hại thải ra môi trường ở các làng nghề đều ở mức cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Chỗ làm việc, sản xuất (với các nguyên liệu, hoá chất độc hại) chung với nơi sinh hoạt gia đình, tiếng ồn, bụi, ánh sáng hầu như không đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp.

Với sự phát triển về qui mô, cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ lạc hậu cùng với không có một biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nào dù là đơn giản nhất được áp dụng nên môi trường ở Chuyên Mỹ đã bị tác động khá nặng nề.

* Tác động tới môi trường đất, nước, không khí.

Hầu hết diện tích đất ở và phần đất hai bên trục đường liên xã, dọc theo sông Nhuệ đã được sử dụng làm mặt bằng sản xuất. Các xưởng được xây dựng rất sơ sài,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng nghề khảm trai chuyên mỹ (phú xuyên hà tây) và vấn đề phát triển bền vững làng nghề (Trang 76 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)