Năm Diện tích đất Mục đích sử dụng trước đây Mục đích sử dụng hiện nay
2000 2.892 m2 Đất nông nghiệp kém hiệu quả xung quanh làng
Đất ở
2001 8.958 m2 Đất nông nghiệp kém hiệu quả
Mở rộng đường, sân thể thao, nghĩa trang
2004 26.310 m2 Đất hồ ao bị lấn chiếm Đất ở và trang trại
2007 2 ha Đất nông nghiệp, đất ao, đất ở Khu công nghiệp
2008 22.083 m2 Đất nông nghiệp, đất ao Đất ở
Tổng 82.113 m2
Nguồn: Thống kê của Ban địa chính, UBND xã Chuyên Mỹ
Như vậy, với sự phát triển của làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ ngày càng mạnh mẽ đã kéo theo sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của làng nghề.
3.1.1.2. Cơ cấu kinh tế
Mục tiêu của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam hiện nay là sử dụng toàn bộ các tiềm năng về đất và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào tạo việc làm và nâng cao hiệu quả đầu tư, cụ thể là: tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và văn hóa cho nông dân, từng bước chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, tăng tỷ lệ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, tạo một nền kinh tế nông thôn ổn định, phát triển, góp phần tích lũy cho công nghiệp hóa đất nước. Nhờ vào nghề truyền thống, người dân Chuyên Mỹ đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương, góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế không chỉ của Chuyên Mỹ mà của cả một số địa phương khác có liên quan.
Có thể nói trong những năm trước đổi mới, làng nghề truyền thống Chuyên Mỹ gặp nhiều khó khăn trong công cuộc phát triển. Tuy nhiên, với sự cố gắng của địa phương và được sự hỗ trợ của tỉnh, trong những năm gần đây Chuyên Mỹ đã phát huy được các nội lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, hướng vào sử dụng hiệu quả và bền vững tiềm năng vốn có.
Hiện nay, cơ cấu kinh tế xã Chuyên Mỹ có nhiều biến đổi, thể hiện rõ ràng nhất qua sự biến đổi về nhóm ngành, về tỷ trọng của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ở Chuyên Mỹ, với sự phát triển của nghề khảm trai trong những năm gần đây khá mạnh đã kéo theo sự phát triển của các ngành thương mại -dịch vụ, đẩy nông nghiệp xuống vị trí thứ yếu. Năm 1998, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 40%, thủ công nghiệp chiếm 60% tổng thu nhập của xã [51, 33]. Đến năm 2001, tỷ trọng nông nghiệp chỉ còn chiếm 19,6%, trong khi công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại đã tăng nhanh lên tới 80,4%. Năm 2007, tỷ trọng nông nghiệp hạ xuống thấp hơn nữa: 18%, còn tiểu thủ công nghiệp chiếm 68%, dịch vụ thương mại cũng tăng lên, chiếm tỷ trọng 14%. Như
vậy, ở Chuyên Mỹ, với ưu thế của một xã có nghề thủ công truyền thống, nay biết cách thay đổi cho phù hợp với thời đại nên thủ công nghiệp trở thành ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế của địa phương.
Hình 3.1: Giá trị thu nhập của các ngành kinh tế ở Chuyên Mỹ (2000 - 2008)
Để đạt kết quả cao trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì vấn đề không chỉ do lãnh đạo mà còn do toàn thể mọi thành viên. Đối với Chuyên Mỹ, nghề khảm trai đã đem lại sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây. Xem xét quá trình phát triển trong vòng gần 10 năm (2000 - 2008) thể hiện rõ điều này.
Bảng 3.2. Tỷ lệ doanh thu của xã từ những nhóm ngành nghề khác nhau
Ngành/năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
CN - TTCN 17.15 23.035 27.38 28.93 31 32.5 36.72 43.5 45
TM - DV 2 2.8 3.1 3.9 5.1 5.5 6.3 8.9 10
Nông nghiệp 7.25 6.315 8.72 8.84 10.66 10.62 10.68 11.6 19.2
Tổng 26.5 32.15 39.2 41.67 46.76 48.62 53.7 64 74.2
Nguồn: Thống kê báo cáo của UBND xã Chuyên Mỹ năm 2000 - 2008
Trong năm 2000, tổng thu nhập là 26.5 tỷ đồng, trong đó: công nghiệp - TTCN là 17.15 tỷ đồng chiếm 64.7%. Đến năm 2008, doanh thu từ tiểu thủ công nghiệp đã lên đến 45 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần. Qua đây ta có thể thấy chiều hướng phát triển rất rõ của nghề truyền thống. Nó đã khẳng định vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Chỉ trong vòng gần 10 năm, đến 2008 tổng doanh thu toàn xã tăng lên 74.2 tỷ đồng, gấp 3 lần so với tổng doanh thu năm 2000.
Hình 3.2. Tỷ lệ doanh thu giữa các nhóm ngành (2000 - 2008).
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh thu từ những nhóm nghề thương mại, dịch vụ dần tăng lên. Năm 2000 là 2.1 tỷ đồng, chiếm 7.9%, đến năm 2008 là 10 tỷ đồng, chiếm 21,2%. trong khi đó doanh thu từ nông nghiệp là 7.25 tỷ đồng chiếm 27.3%. Có thể giải thích điều này như sau: đối với người dân Chuyên Mỹ, việc chuyển từ làm nghề thủ công sang kinh doanh, dịch vụ ngày càng nhiều. Có lẽ là do nghề khảm, sơn mài cần sự hỗ trợ của những hoạt động trung gian, giúp người thợ không phải mất nhiều thời gian và công sức đi mua nguyên vật liệu, đi bán hàng lẻ tẻ như trước. Như vậy là phương thức làm ăn cá thể trước kia đang dần được thay thế bằng phương thức làm ăn lớn, khiến cho nghề khảm trai tiến sát hơn với kinh tế thị trường.
Nếu coi cơ cấu kinh tế - xã hội là một hệ thống thì cơ cấu kinh tế là một tiểu hệ thống và cơ cấu lao động là thành phần của tiểu hệ thống đó. Thu nhập từ ngành nghề nào có hiệu quả cao thì người ta sẽ có xu hướng chuyển sang ngành nghề đó. Đối với làng nghề Chuyên Mỹ, sản xuất phát triển, thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp ngày càng lớn : năm 2000 sau khi trừ chi phí, là 17.15 tỷ đồng, năm 2004 là 31 tỷ đồng. Chỉ trong vòng 8 năm, hoạt động tiểu thủ công nghiệp phát triển rất nhanh, năm 2008 là 45 tỷ đồng, tăng gần 26 tỷ đồng so với năm 2000. Kết quả này cho thấy với nghề khảm trai, người dân Chuyên Mỹ đã có hướng đi đúng đắn trong hoạt động nghề để phát triển làng nghề truyền thống.
Hình 3.3. Tổng thu nhập của Chuyên Mỹ qua các năm (2000 - 2008)
Thông qua biểu đồ có thể nhận thấy tổng thu nhập của Chuyên Mỹ tăng mạnh qua các năm từ năm 2000 trở lại đây, trong đó thu nhập từ nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với nông nghiệp và dịch vụ thương mại. Theo báo cáo của UBND xã Chuyên Mỹ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 cho thấy, nguồn thu nhập lớn nhất của người Chuyên Mỹ là từ nghề khảm trai truyền thống. Tổng thu nhập của cả địa phương năm 2008 là 74.2 tỷ, trong đó: nông nghiệp đạt 19.2 tỷ đồng chiếm 25.8% ; tiểu thủ công nghiệp đạt 45 tỷ đồng chiếm 60.6% ; dịch vụ thương mại đạt 10 tỷ đồng chiếm 13.5%.
Cùng song hành với sự biển đổi theo chiều hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giá trị sản xuất của làng nghề cũng ngày càng tăng lên, từ 37 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 55,3 tỷ đồng năm 2005, và năm 2007 tăng lên tới 75 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của làng nghề tương đối cao, bình quân giai đoạn 2000 - 2005 đạt 13%/năm, năm 2007 đạt 18%. Đối với Chuyên Mỹ, nghề truyền thống đã giúp cho đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt khẳng định vai trò của nghề khảm trai trong nền kinh tế xã hội của Chuyên Mỹ. Trước đây, vào năm 1997, nghề khảm trai mới được hồi phục, hòa nhập được với nền kinh tế thị trường, thu nhập bình quân đầu người là 2.232 triệu đồng/ năm. Từ năm 2000 trở đi, thu nhập bình quân tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2000 thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 3.132 triệu đồng/năm, năm 2004 là 5.290 triệu đồng/ năm thì đến năm 2007 con số này đã lên tới 7.8 triệu đồng/năm, tăng 24,9% so với năm 2000.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, nghề thủ công đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của xã. Không chỉ có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu, nghề khảm trai, sơn mài còn tạo việc làm ổn định cho
hàng vạn lao động chuyên nghiệp và lao động bán chuyên nghiệp. Đây là nguồn lực cơ bản làm giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp của xã. Tính đến hết năm 2007, số lao động tham gia sản xuất nông nghiệp chiếm 18%; tham gia sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ 72% số lao động ; lao động thương nghiệp và dịch vụ chiếm 10%. Thu nhập bình quân trong các hộ làm tiểu thủ công nghiệp cao gấp 2 - 3 lần so với các hộ làm nô ng nghiê ̣p. Vì thế hơn 10% số hộ gia đình đã trả lại đất cho HTX nông nghiệp, không làm nông nghiệp nữa mà chỉ chuyên tâm vào làm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Hình 3.4. Cơ cấu kinh tế xã Chuyên Mỹ (2000 - 2008)
Cơ cấu ngành của làng nghề Chuyên Mỹ có nhiều biến đổi. Các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phương. Hoạt động của nghề thủ công khảm trai truyền thống và buôn bán dịch vụ ở Chuyên Mỹ phát triển khá nhanh. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn giữ một vị trí đáng kể trong các hoạt động kinh tế.
3.1.1.3. Nông nghiệp
Ở nhiều nơi khác, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế mũi nhọn của người dân. Nhưng ở Chuyên Mỹ, do nghề thủ công phát triển và đất đai hạn chế nên nông nghiệp không được chú trọng bằng nghề thủ công. Tuy vậy, người dân Chuyên Mỹ vẫn luôn cố gắng áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, vì thế thu nhập về nông nghiệp vẫn ngày càng tăng lên. Trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm 77,5% thu nhập và chăn nuôi chiếm 22,5% thu nhập [79, tr. 3]. Sản xuất nông nghiệp có mức tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Nếu như năm 2000 tổng thu nhập nông nghiệp đạt 7,25 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 3.132 triệu đồng/ người, lương thực đầu người đạt từ 650 đến 670 kg/năm, thì năm 2007 tổng
thu nhập đạt 11,6 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2000. Trong đó thu nhập từ trồng trọt là 8,43 tỷ đồng, chiếm 72%, từ chăn nuôi 3,17 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28%.
Hình 3.5. Thu nhập của nông nghiệp qua các năm (2000 - 2008)
Mặc dù số hộ chuyên sản xuất nông nghiệp và đất nông nghiệp giảm nhưng thu nhập về nông nghiệp vẫn có mức tăng hàng năm. Năm 2000 được 7,25 tỷ đồng, năm 2008 đa ̣t 19,2 tỷ đồng, nguyên nhân là do đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, sử dụng các loại cây trồng vật nuôi cho năng suất cao.
Về trồng trọt: Với khí hậu ôn hoà , đất đai đa dạng nên Chuyên Mỹ có khả năng phát triển trồng trọt . Những năm gần đây , nông dân ngoài việc tiếp tục trồng trọt theo phương thức truyền thống đã từng bước ứng du ̣ng các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển cây trồng, thâm canh mùa vụ nên sản phẩm từ trồng trọt đa dạng hơn. Từ chỗ chỉ gieo trồng được 1 vụ chiêm, nay người Chuyên Mỹ đã gieo trồng được 3 vụ trong một năm: vụ chiêm, mùa và cây hoa màu ngắn ngày. Một số năm gần đây, năng suất lúa thường đạt khoảng trên 12 tấn/ ha. Kể từ năm 2002 người Chuyên Mỹ đã bắt đầu trồng cây đậu tương và phát triển một số loại cây hoa màu khác. Phong trào sản xuất cây vụ đông được nhân dân trong xã hưởng ứng, đưa vào sản xuất có hiệu quả. Diện tích cây vụ đông xuân mỗi năm một tăng thêm. Năm 2004 toàn xã trồng được 822 mẫu đậu tương, tăng gấp gần 2 lần so với năm 2003. Năm 2006 diện tích cây vụ đông đạt 1000 mẫu, bằng 99,3% so với năm 2005 nhưng năng suất bình quân là 61,5 kg/sào, tăng 11,5 kg/sào so với năm trước. Vụ đông năm 2006 cho thu nhập 1,865 tỷ đồng, là vụ đông có năng suất cao nhất từ trước tới nay. Việc trồng cây đậu tương vụ đông đã đưa ngành nông nghiệp của xã ngày càng phát triển.
Về chăn nuôi : Chuyên Mỹ vẫn chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm và thủy sản. Trong các năm qua, chăn nuôi của làng nghề đã được quan tâm thông qua các
chương trình, dự án. Cho đến nay, chăn nuôi của Chuyên Mỹ phát huy được thế mạnh, chuyển dần từ nuôi quy mô nhỏ sang quy mô lớn, nuôi tập trung ở các trang trại và một số gia đình và hiện nay mô hình này đang tiếp tục được mở rộng. Lợn là giống vật nuôi được người dân chú trọng phát triển mạnh con giống, số lượng đàn lợn nái tăng từ 573 con năm 2000 lên 895 con năm 2005,về cơ bản, đã đáp ứng được con giống cho nhu cầu chăn nuôi trong xã. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thả cá phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò. Đàn trâu, bò năm 2000 có 140 con, đến năm 2005 còn 120 con. Nhưng năm 2006 số lượng gia súc gia cầm đều tăng so với năm 2005. Số đầu lợn tăng 0.4%, số trâu bò tăng 4,2% so với năm 2005. Đàn gia cầm thường xuyên có từ 50 - 60 ngàn con. Là vùng đất trũng, có nhiều ao chuôm nên chăn nuôi gia cầm ở đây chủ yếu là vịt. Như để bù lại cho phần thiếu hụt về gia súc gia cầm do dịch cúm gia cầm mấy năm trước, số lượng thủy sản của xã lại ngày càng tăng lên, tập trung nuôi chủ yếu tại các trang trại. Năm 2004 sản lượng thủy sản tăng 23,7% so với năm 2003 và đến năm 2006 tăng 30,3% so với năm 2005. Chăn nuôi cá phát triển mạnh ở khu vực trang trại, năm 2005 sản lượng cá đạt 249,5 tấn và đến năm 2006 lên đến 325 tấn.
Nhìn chung, chăn nuôi của Chuyên Mỹ trong các năm qua bước đầu đã được chuyển sang hình thức chăn nuôi trang trại, người dân địa phương được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật và có sự chuyển biến sâu rộng trong nhận thức về chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế. Doanh thu chăn nuôi đạt 9,656 tỷ đồng, thu nhập thực tế 3,195 tỷ.
Về kinh tế trang trại: Cùng với sự phát triển của các nghề trong nông nghiệp, những năm gần đây Chuyên Mỹ đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, bước đầu đã xây dựng cánh đồng có giá trị thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm và hộ nông dân có thu nhập 50 triệu đồng/ năm. Kinh tế trang trại thật sự được người dân Chuyên Mỹ chú trọng phát triển, năm 1999 cả xã Chuyên Mỹ chuyển đổi được 360 mẫu diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình sản xuất trang trại làm cơ sở cho việc xây dựng cánh đồng 50 triệu đồng. Năm 2004 tổng số trang trại của xã là 24, thì đến năm 2006 đã tăng lên 38, tăng 14 trang trại so với năm 2004. Năm 2007 số lượng trang trại trong cả xã là 42. Số lượng trang trại tăng lên chứng tỏ phương thức làm ăn của người dân Chuyên Mỹ đã trở nên hiện đại hơn trước. Họ không còn làm ăn nhỏ lẻ, manh mún như trước nữa mà đã bắt đầu bước vào công cuộc hiện đại hóa nông thôn.Trong những năm qua kinh tế trang trại phát triển đa dạng, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được đưa vào sản xuất, đa dạng hoá các cây trồng vật nuôi, kết hợp tốt giữa lúa - cá - sen - vịt và cây ăn quả. Nhiều hộ gia
đình đã đầu tư hàng chục, hàng trăm triệu đồng để cải tạo thuỷ lợi, xây dựng