XÁC ĐỊNH NHỮNG YẾU TỐ HẤP DẪN, ĐỘC ĐÁO VỀ TNDL CỦA ĐIỂM ĐẾN • Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL tự nhiên. • Xác định những yếu tố hấp dẫn,
độc đáo về TNDL văn hóa
XÁC ĐỊNH VÀ HOÀN THIỆN SPDL ĐẶC THÙ ĐÃ CÓ • Xác định SPDL đặc thù đã có • Hoàn thiện SPDL đặc thù đã có XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ HẤP DẪN, ĐỘC ĐÁO VỀ TNDL CHƯA ĐƯỢC KHAI
THÁC ĐỂ XÂY DỰNG SPDL ĐẶC THÙ MỚI • Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác.
• Đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới
1.3.1. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL của điểm đến
Sản phẩm du lịch đặc thù cần được xác định về tính đặc thù có sự đại diện cho địa phương là cấp vùng hay đại diện cho vùng là cấp quốc gia. Sản phẩm du lịch đặc thù được hình thành trên cơ sở khai thác các dạng tài nguyên độc đáo, đặc trưng. Tính độc đáo được đánh giá trong phạm vi so sánh của từng lãnh thổ. Chính vì vậy, trong phạm vi vùng có thể có địa phương có dạng tài nguyên độc đáo so với các địa phương còn lại và tương ứng sẽ là sản phẩm đặc thù trong vùng. Tuy nhiên, cũng loại tài nguyên đó trên bình diện toàn quốc thì lại không có sự khác biệt và độc đáo so với loại sản phẩm này ở vùng khác. Như vậy, cần phân biệt rõ các yếu tố hấp dẫn, độc đáo cả về TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác tiêu biểu, hấp dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến.
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người tiêu biểu, hấp dẫn, độc đáo đã hình thành hoặc có khả năng tạo nên SPDL đặc thù của điểm đến.
Để xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL cần dựa trên quá trình khảo sát thực tế và điều tra xã hội học đối với khách du lịch tại điểm đến du lịch đó. Việc xác định này sẽ là cơ sở quan trọng nhằm xác định các sản phẩm du lịch đã có và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới.
1.3.2. Xác định và hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có
* Xác định các sản phẩm du lịch đặc thù đã có
Sản phẩm du lịch đặc thù đã có tại một điểm đến được xác định thông qua việc nghiên cứu thực tiễn và lấy ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực du lịch. Các chuyên gia này phải là những người thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, lao động làm trong lĩnh vực du lịch tại điểm đến đó. Để lấy được ý
dụng phương pháp điều tra xã hội học như phỏng vấn, phương pháp hội đồng (nhóm), điều tra bảng hỏi,... lấy ý kiến của họ về các SPDL đặc thù của điểm đến du lịch đó.
Dựa theo khái niệm sản phẩm du lịch đặc thù của tác giả Phạm Trung Lương (2008) và Nguyễn Phạm Hùng (2016) kết hợp quá trình nghiên cứu thực tế, tác giả đưa ra 3 tiêu chí để đánh giá SPDL đặc thù tại một điểm đến du lịch như sau:
Bảng 1.1. Tiêu chí xác định sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến
STT Tiêu chí Ký hiệu
1 Tài nguyên du lịch hấp dẫn và độc đáo. TC1
2 Tài nguyên du lịch có tính riêng biệt TC2
2 Dịch vụ du lịch mang tính độc đáo, sáng tạo TC3
[Nguồn: Tác giả tổng hợp]
Các tiêu chí này cũng chính là đặc điểm cơ bản của sản phẩm du lịch đặc thù. Từ đó, thông qua hình thức phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia để xác định sản phẩm du lịch đặc thù đã có tại điểm đến đu lịch đó.
* Hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có
Thông qua quá trình nghiên cứu về các sản phẩm du lịch đặc thù đã có dựa trên quá trình nghiên cứu về thực trạng và khảo sát đánh giá khách du lịch theo các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù của điểm đến.
Việc khảo sát đánh giá của khách du lịch về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù được tiến hành bằng phương pháp điều tra xã hội học. Từ việc nghiên cứu thực trạng, xây dựng bảng hỏi, lựa chọn mẫu khảo sát, tiến hành khảo sát, tổng hợp kết quả khảo sát. Bảng hỏi dành cho khách du lịch nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thể hiện qua 5 thang đánh giá về sự hấp dẫn, độc đáo về tài nguyên du lịch và sự hài lòng của khách du lịch. Từ đó, tính điểm trung bình chung (TBC) và áp dụng vào thang đo khoảng để xác định được ý nghĩa của nó.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cảm nhận như sau [10]:
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1.00 – 1.80 Không hấp dẫn, độc đáo/ Không hài lòng 1.81 – 2.60 Ít hấp dẫn, độc đáo/ Ít hài lòng
2.61 – 3.40 Bình thường
3.41 – 4.20 Hấp dẫn, độc đáo/ Hài lòng
4.21 – 5.00 Rất hấp dẫn, độc đáo/ Rất hài lòng
Dựa vào kết quả đánh giá của khách du lịch có thể chỉ ra được quá trình phát triển của sản phẩm du lịch đặc thù đã đạt được và chưa đạt được những gì. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù đã có ở mỗi địa phương.
Quá trình hoàn thiện SPDL đặc thù được tiến hành theo các hướng sau: - Khai thác dựa trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị độc đáo, hấp dẫn, nguyên bản của nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo tính đặc thù của sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí,... Hoặc bổ sung thêm các loại dịch vụ mới độc đáo và sáng tạo cho sản phẩm du lịch đặc thù đó.
- Nâng cao khả năng tiếp cận của điểm đến qua các phương tiện thông tin truyền thông về sản phẩm du lịch đặc thù bằng hình thức quảng cáo, tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ, triển lãm,...
Tuy nhiên, việc hoàn thiện sản phẩm du lịch đặc thù phải phù hợp với khách hàng mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo được tính đặc thù.
1.3.3. Xác định những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác và đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới đề xuất giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới
* Xác địnhcác yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác
Mỗi điểm đến du lịch có thể có một hoặc nhiều TNDL. Với những địa phương có nguồn TNDL phong phú, cần xác định những tài nguyên nào chưa được khai thác nhằm phục vụ hoạt động du lịch. Và những tài nguyên đó có yếu tố gì đặc trưng, độc đáo có thể hình thành nên các sản phẩm du lịch đặc thù. Các giá trị này cần được nghiên cứu đánh giá, so sánh với các địa phương khác trong khu vực và cả nước. Việc
nghiên cứu cũng cần chỉ ra các giá trị này có mức độ hấp dẫn hay không đối với du khách và khả năng khai thác.
Những yếu tố hấp dẫn, độc đáo về TNDL chưa được khai thác được xác định bằng phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Đồng thời hỏi ý kiến của các chuyên gia từ những tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo chưa được khai thác đã được xác định đó có khả năng để xây dựng SPDL đặc thù mới nào trong tương lại.
* Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới
Căn cứ vào các yếu tố tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt dựa vào xác định các yếu tố đặc trưng, độc đáo về TNDL chưa hoặc ít được khai thác để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mới.
Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển SPDL đặc thù của một điểm đến. Ý tưởng xây dựng sản phẩm mới dựa trên kết quả của việc đánh giá tài nguyên, kiểm định nhu cầu của thị trường và có tính khả thi, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực này. Việc hình thành ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mới phải chỉ ra rõ cách thực hiện thế nào trong định hướng chung phát triển sản phẩm du lịch ở địa phương. Qua đó cũng góp phần thu hút khách du lịch đến điểm đến, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương đó.
1.4. Một số kinh nghiệm về xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại một số địa phương trong nước
* Tỉnh Hà Giang [22]
Là một tỉnh nằm ở địa đầu Tổ quốc với địa hình hiểm trở nhưng hết sức hùng vĩ và ẩn chứa rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên và nhân văn có sức hút đối với khách du lịch trong nước cũng như quốc tế đến Việt Nam. Du lịch Hà Giang đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn và mới lạ, địa phương có nhiều tiềm năng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù có sức hấp dẫn cao đối với thị trường. Sức hấp dẫn này lại nằm chính ở sự nguyên sơ của tài nguyên. Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Hà Giang có thể thấy:
Tài nguyên du lịch
Hà Giang là một tỉnh có thế mạnh đặc biệt về tiềm năng phát triển du lịch.
+ Vị trí thuận lợi là điểm cực Bắc của Tổ quốc, nơi giao thoa tiếp giáp giữa hai vùng văn hóa Đông Bắc-Tây Bắc. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
+ Hà Giang có cảnh quan môi trường độc đáo của một tỉnh miền núi với những dãy núi cao đá tai mèo ở phía Bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở phía Nam với vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ. Năm 2010 Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu.
+ Đây là vùng đất có lịch sử văn hoá lâu đời, nơi hội tụ của 22 dân tộc với những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng riêng.
+ Cùng với đó là những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng Quốc gia tiêu biểu như Phố cổ Đồng Văn, Khu di tích kiến trúc nhà họ Vương, cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn),...
Sản phẩm du lịch đặc thù chính
+ Khám phá, chinh phục địa hình
- Khám phá các địa hình núi non hiểm trở, đỉnh Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, đỉnh Mã Pì Lèng, núi Tù Sán.
- Chinh phục điểm địa đầu Tổ quốc, Cột cờ Lũng Cú, Cao nguyên đá Đồng Văn...
+ Thưởng ngoạn cảnh quan đặc biệt
Chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên các khu vực: đỉnh Mã Pì Lèng - sông Nho Quế, Núi Đôi - Cổng
+ Tìm hiểu địa chất
Tìm hiểu địa chất, nghiên cứu khoa học về kiến tạo địa chất và lớp vỏ trái đất, nền văn hóa gắn với các tầng địa chất của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
+ Thể thao mạo hiểm
Các hoạt động leo núi, đua mô tô, đi xe đạp, dù lượn trên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, đỉnh Chiêu Lầu Thi, núi Tù Sán.
+ Tham gia lễ hội
Tham gia và trải nghiệm chợ tình Khâu Vai, lễ hội nhảy lửa và lễ hội cấp sắc.
Thực trạng phát triển
+ Những thành tựu đạt được
Hoạt động du lịch ở Hà Giang đã có sự phát triển toàn diện về cả số lượng du khách cũng như doanh thu từ du lịch.
- Năm 2010, Hà Giang mới chỉ đón trên 301 nghìn lượt du khách thì đến năm 2014 đã tăng lên 650 nghìn lượt; năm 2015 là 762,6 nghìn lượt người với gần 146 nghìn lượt khách quốc tế và hơn 616 nghìn lượt khách trong nước; năm 2016 đạt trên 800.000 lượt khách, tăng 5% so với năm trước; trong đó khách quốc tế đạt gần 192.000 lượt khách.
- Doanh thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ đã tăng từ gần 600 tỷ đồng năm 2014, lên trên 708 tỷ đồng năm 2015, đến năm 2016 là gần 800 tỷ đồng.
Các hoạt động du lịch dịch vụ đã góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho hàng vạn người dân trong tỉnh.
+ Nguyên nhân
- Tài nguyên du lịch mang tính hấp dẫn, độc đáo, đặc trưng
- Hà Giang đã nỗ lực thực hiện khá tốt các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch ở nhiều quy mô khác nhau.
- Chú trọng phát triển SPDL đặc thù, xây dựng thương hiệu điểm đến.
Bài học kinh nghiệm
+ Phát triển sản phẩm cần có sự thận trọng trong việc đầu tư phát triển các điểm dịch vụ tránh sự thương mại hóa và đánh mất đi tính chân thực của các giá trị tài nguyên. Cần xác định rõ những giá trị đặc thù cần bảo vệ, bảo tồn.
+ Thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các hạng mục công trình và các tiện nghi phù hợp với cảnh quan và địa hình phục vụ nhu cầu du lịch, trong đó phân biệt rõ cho hai loại thị trường:
- Phát triển rõ nét các sản phẩm du lịch đặc thù phục vụ thị trường mục tiêu chính của các sản phẩm này.
- Phát triển các dịch vụ để kết nối với các sản phẩm du lịch chính và bổ trợ trong các sản phẩm du lịch tổng hợp phục vụ đối tượng khách du lịch đại trà hơn.
+ Phát triển SPDL đặc thù có trọng tâm, trọng điểm, có trách nhiệm với môi trường và xã hội, phát triển phải đi đôi với gìn giữ, bảo tồn các giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc của địa phương.
* Tỉnh Lai Châu [40]
Tỉnh Lai Châu là một trong những cửa ngõ phía Tây Bắc của du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và du lịch Việt Nam. Qua thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch đặc thù cho thấy:
Tài nguyên du lịch
+ Lai Châu còn là nơi sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mảnh đất có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao quanh năm mát mẻ.
+ Các khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh - tắm nước khoáng nóng tại cao nguyên Sìn Hồ.
+ Các khu rừng nguyên sinh.
+ Đa dạng văn hóa bản địa với những lễ hội, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực, kiến trúc, những làn điệu dân ca.
SPDL đặc thù chính
+ Dòng sản phẩm du lịch kết hợp nghỉ dưỡng và chữa bệnh.
+ Dòng sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu và du lịch tâm linh.
+ Dòng sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch khám phá.
Thực trạng phát triển
+ Thành tựu đạt được
- Năm 2015, du lịch Lai Châu đón gần 183,5 nghìn lượt khách (trong đó gần 23,5 nghìn lượt khách quốc tế) so với năm 2010 tăng hơn 2 lần (năm 2010 đạt 90 nghìn lượt khách). Thu nhập từ du lịch đạt trên 274 tỷ đồng, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2010 (năm 2010 đạt 76,5 tỷ đồng).
- Các hoạt động du lịch đã thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư, giải quyết việc làm cho trên 4.500 lao động. Góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường.