Kết quả xác định SPDL đặc thù của các chuyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh bắc kạn luận văn ths quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 60340103 (Trang 81)

STT Sản phẩm du lịch Ý kiến của chuyên gia

Tỷ lệ (%)

1 Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái tại các VQG, KBT 2/7 28,6 2 Tham quan, khám phá cảnh quan hồ Ba Bể 7/7 100 3 Tham quan, khám phá hang động, thác nước 3/7 42,9 4 Trải nghiệm các hoạt động thể thao mạo hiểm 3/7 42,9 5 Tham quan các di tích lịch sử văn hóa, cách

mạng

2/7 28,6

6 Tham quan, trải nghiệm các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số ven hồ Ba Bể

6/7 86

7 Tham quan, trải nghiệm hoạt động sản xuất tại các làng nghề truyền thống

0/7 0

8

Tham quan, trải nghiệm các Lễ hội và sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số

tại Bắc Kạn.

2/7 28,6

Tổng hợp kết quả ý kiến của chuyên gia cho thấy đa số các chuyên gia lựa chọn hai sản phẩm:“Tham quan, khám phá cảnh quan trên hồ Ba Bể” (100%) và

“Tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số ven hồ Ba Bể” (86%) là sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn. Khi phỏng vấn trực tiếp lý do vì sao các chuyên gia lại xác định các sản phẩm đó là sản phẩm đặc thù, kết quả cho thấy:

* Tham quan, khám phá cảnh quan trên hồ Ba Bể

Theo nhận định của 100% ý kiến của các chuyên gia, sản phẩm du lịch này đã đáp ứng đủ các tiêu chí của sản phẩm du lịch đặc thù:

+ Tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo

Giá trị lớn nhất của sản phẩm du lịch này là Hồ Ba Bể, nổi bật với cảnh quan địa chất độc đáo, giá trị nổi bật về địa chất địa mạo và giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Hồ Ba Bể là nơi có sự hòa hợp của núi rừng, sông nước kết hợp với khí hậu mát mẻ, trong lành. Ngoài ra, còn là địa danh nổi tiếng về danh lam thắng cảnh và trầm tích lịch sử lâu đời nhất giữa núi rừng Tây Bắc. Và đây cũng là hồ lớn nhất miền Bắc và cũng là hồ duy nhất tại Việt Nam được hình thành trên địa hình núi đá vôi.

Du khách có thể thưởng ngoạn cảnh quan nguyên sơ với khí hậu trong lành tại hồ Ba Bể. Bên cạnh đó, di chuyển trên mặt hồ ngắm cảnh quan, du khách còn có thể tham quan, khám phá các điểm du lịch hấp dẫn và độc đáo như đảo Bà Góa, Ao Tiên, sông Năng, thác Ðầu Ðẳng, động Hua Mạ, thác Đầu Đẳng,...

+ Tài nguyên du lịch mang tính khác biệt

Cảnh quan hồ Ba Bể mang vẻ đẹp nguyên sơ, trong, xanh, sạch, cả khuôn viên hồ được bao bọc bởi núi và rừng nguyên sinh không bị các yếu tố bên ngoài làm biến đổi các yếu tố tự nhiên vốn có của nơi đây. Đây là hồ nước lớn nhất miền Bắc Việt Nam, là hồ nước ngọt kiến tạo tự nhiên trên vùng núi đá vôi duy nhất tại Việt Nam.. Đây là khu đất ngập nước (RAMSAR) thứ ba ở nước ta, được công nhận là di sản ASEAN, gần đây được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Năm 1995, hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công nhận là một trong 20

+ Các dịch vụ du lịch độc đáo và sáng tạo

Các dịch vụ tạo nên sản phẩm du lịch đặc thù này cũng thể hiện rõ tính khác biệt, độc đáo, sáng tạo :

- Dịch vụ du thuyền tham quan trên hồ Ba Bể: Du khách có thể thuê thuyền đi theo nhóm từ bến thuyền Buốc Lốm dọc theo sông Năng đến hồ Ba Bể hoặc từ bến Hồ Ba Bể để ngắm cảnh quan trên hồ, xung quanh hồ và các điểm du lịch. Ngoài ra, có thể đi bằng thuyền từ Na Hang (Tuyên Quang) xuôi dòng sông Năng xuống Ba Bể để tham quan, khám phá.

- Dịch vụ ăn uống trên thuyền và các điểm du lịch: Tại các bến thuyền hay các điểm du lịch có các món ăn đặc trưng tại hồ Ba Bể như cá suối nướng, cơm lam, bánh giầy lá ngải, bánh trứng kiến, bánh trời... Du khách có thể mua những món ăn này lên thuyền ăn hoặc có thể ăn uống tại các điểm du lịch như bến hồ Ba Bể, Ao Tiên, động Puông, thác Đầu Đẳng, đền An Mã,...

- Dịch vụ mua sắm các đặc sản địa phương: Tại các điểm du lịch trên hồ và xung quanh tuyến tham quan có rất nhiều các mặt hàng đặc sản địa phương như món ăn (cá suối nướng, bánh trời, bánh trứng kiến,...), thuốc bắc (bằng hình thức sao khô khác với các địa phương khác là phơi khô nên có mùi thơm rất đặc biệt), đồ thủ công truyền thống (đũa, nón của người dân tộc Tày - Nùng, nong, nia...),...

- Dịch vụ thể thao dưới nước: Tiêu biểu là chèo thuyền kayak, đua thuyền hoặc chèo thuyền độc mộc, chèo bè tre,... Đặc biệt, là hình ảnh thiếu nữ với trang phục của người dân tộc Tày - Nùng duyên dáng chèo thuyền độc mộc là biểu tượng cho du lịch của tỉnh Bắc Kạn mà khách du lịch thường biết đến. Đây cũng là những trải nghiệm mới mẻ trên hồ Ba Bể góp phần tạo nên nét đặc trưng khác biệt của sản phẩm du lịch này.

- Dịch vụ câu cá: Đặc trưng tại đây là dịch vụ câu cá trên thuyền độc mộc mang yếu tố đặc trưng và khác biệt hơn so với các dịch vụ câu cá tại các điểm du lịch khác. Du khách vừa phải di chuyển trên thuyền, giữ được thăng bằng để đánh cá hoặc câu cá. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể câu cá tại các điểm dịch vụ câu cá tại bản Pó Lù hoặc khu vực dọc theo sông Năng.

* Tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số ven hồ Ba Bể

86% ý kiến của các chuyên gia cho rằng sản phẩm “Tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số ven hồ Ba Bể” đã đáp ứng đủ các tiêu chí của sản phẩm du lịch đặc thù:

+ Tài nguyên du lịch hấp dẫn, độc đáo

Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ven hồ Ba Bể là những làng bản của người dân tộc Tày với những mái nhà sàn truyền thống, khách du lịch còn được khám phá, trải nghiệm những điều thú vị trong đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư nơi đây. Những ngôi nhà sàn cổ có tuổi đời lâu năm luôn được giữ gìn và tôn tạo như một minh chứng cho nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Hiện nay, các bản du lịch đang thu hút khách du lịch là bản Pác Ngòi, bản Cốc Tộc và bản Bó Lù với hơn 40 cơ sở lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay). Trên các sườn núi là các mái nhà của đồng bào dân tộc Mông, Dao. Ðồng bào các dân tộc thiểu số ven hồ Ba Bể vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc, thói quen sinh hoạt đặc trưng vùng sông nước và vùng núi thân thiện với du khách bốn phương.

+ Tài nguyên du lịch mang tính khác biệt

Hiện nay, tại đây vẫn còn lưu giữ một số ngôi nhà sàn cổ hàng trăm tuổi, lợp ngói máng âm dương, kiểu dáng kiến trúc đậm nét đặc trưng. Nhà sàn của người Tày được dựng bằng bốn đến bảy hàng cột đỡ tạo thành hai khu vực rõ riệt. Phần bên trên sàn làm nơi tiếp khách, bếp đun và nơi ở, phần dưới gầm sàn là nơi cất giữ nông cụ và chuồng nuôi gia súc gia cầm. Thông thường mái nhà sàn có kết cấu hai mái hoặc bốn mái được làm bằng lá rạ, lá cọ. Kiểu nhà sàn được lợp bằng ngói rất phổ biến ở Ba Bể.

Cồng đồng dân tộc Tày - Nùng ven hồ Ba Bể vẫn bảo lưu các giá trị truyền thống như phong tục, tập quán; phương thức sản xuất (canh tác lúa nước dọc theo thung lũng hoặc ven hồ, nuôi vịt,...); câu cá trên thuyền độc mộc,...); ẩm thực (cá suối nướng, bánh trứng kiến,...); kiến trúc (nhà sàn của người Tày); các loại hình nghệ

Bên cạnh đó, các bản ven hồ Ba Bể đại diện cho cộng đồng dân tộc thiểu số về các giá trị văn hóa được khai thác phát triển du lịch. Là những bản làng duy nhất sinh sống quanh hồ trên núi đá vôi, với những nét sinh hoạt đặc trưng của cả vùng sông nước và vùng núi.

+ Các dịch vụ du lịch độc đáo và sáng tạo

Tham gia sản phẩm này du khách cũng được sử dụng các dịch vụ du lịch độc đáo, sáng tạo như ở tại nhà dân (homestay); thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương; tham gia các hoạt động sản xuất và sinh hoạt cùng với người dân; thưởng thức các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống như hát Then - đàn Tính, sli, lượn, múa khèn,...

- Dịch vụ homestay: Du khách được lưu trú trong nhà sàn đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày, đặc biệt được ngắm cảnh quan xung quanh hồ khi quan sát từ nhà sàn. Bên cạnh đó, khách du lịch có thể quây quần cùng người Tày bên bếp lửa hồng, thưởng thức đặc sản địa phương, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày, cảm nhận được sự tiếp đón nồng nhiệt và mến khách của đồng bào dân tộc nơi đây.

- Thưởng thức các đặc sản địa phương: Đặc trưng là heo mọi gác bếp, dê nướng, gà đồi, tép chua, cá nướng, các chép hồ om măng, rau rớn, rau ngót rừng, rau bò khai, xôi nếp nướng, cơm lam...với cách chế biến riêng có tại đây và nhâm nhi cùng rượu ngô.

- Trải nghiệm cuộc sống thường nhật của đồng bào dân tộc thiểu số đặc trưng của vùng sông nước và rừng núi như: chài lưới trên sông (câu cá, đánh bắt cá trên thuyền độc mộc), đan mây tre, dệt thổ cẩm, phương thức trồng và thu hoạch lúa nước và lúa nương, trồng ngô, chăn vịt,...

- Thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống: Vào các buổi tối tại các bản ven hồ Ba Bể thường tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ như hát Then - đàn Tính, hát shi, hát lượn,... tại chính nhà sàn của mình khi khách có yêu cầu. Tại đây, đã hình thành các đội văn nghệ biểu diễn cho khách trong trang phục truyền thống của người Tày tạo nên những nét văn hóa ấn tượng, độc đáo và cuốn hút khách du lịch.

Như vậy, việc đối chiếu các tiêu chí vào các SPDL hiện có của tỉnh Bắc Kạn cho thấy có hai SPDL đặc thù của tỉnh Bắc Kạn là “Tham quan, khám phá cảnh quan hồ Ba Bể” và “Tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc thiểu số ven hồ Ba Bể”. Đây cũng là kết quả theo nhận định trong “Báo cáo Quy hoạch tổng thể của tỉnh Bắc Kạn” và kết quả khảo sát thực tế của tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Đối với các sản phẩm du lịch còn lại của tỉnh Bắc Kạn chưa đáp ứng được cả ba tiêu chí đã được đưa nên chưa được coi là SPDL đặc thù. Trong số những sản phẩm du lịch này, những SPDL có khả năng trở thành sản phẩm du lịch đặc thù trong tương lai nếu như được quan tâm đầu tư và xây dựng.

2.3.2.2. Quá trình hoàn thiện

Sản phẩm du lịch đặc thù đã có của Bắc Kạn chủ yếu tập trung ở khu vực Ba Bể, chính vì vậy khi xét quá trình hoàn thiện những điều kiện hấp dẫn và môi trường tại điểm đến, dịch vụ và tiện nghi tại điểm đến, khả năng tiếp cận điểm đến tạo nên các sản phẩm du lịch cũng xét chủ yếu ở khu vực này.

* Những điệu kiện hấp dẫn và môi trường tại điểm đến + Những điều kiện hấp dẫn tại điểm đến

Khách du lịch nội địa đánh giá về tính hấp dẫn của hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa tại Bắc Kạn đã và đang được khai thác để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù thì 70% các giá trị tài nguyên đa dạng, 72% nhận định các giá trị này vẫn mang tính nguyên bản và 90% du khách đánh giá các giá trị văn hóa đậm nét truyền thống [Phụ lục 6].

Qua khảo sát cho thấy có tới 84% khách du lịch quốc tế được hỏi đánh giá TNDL ở Bắc Kạn mang tính đa dạng, 82% cho rằng các giá trị này vẫn còn nguyên bản và 88% nhận định các giá trị văn hóa giữ nguyên được tính truyền thống chưa bị tác động nhiều bởi các yếu tố bên ngoài [Phụ lục 7].

+ Môi trường tại điểm đến

Theo nhận định của khách du lịch nội địa đánh giá môi trường du lịch ở Bắc Kạn ở mức thân thiện chiếm 70%, không thân thiện và 30%. Đánh giá về môi trường

Đối với khách du lịch quốc tế, 92% cho rằng người dân địa phương ở Bắc Kạn thân thiện, điều này là một lợi thế lớn trong phát triển du lịch tại Bắc Kạn. Bên cạnh đó, có đến 80% du khách cho rằng môi trường tự nhiên ở đây không đảm bảo vệ sinh, do thời gian khảo sát vào mùa mưa lũ nước đục, có nhiều rác thải trên mặt hồ và xung quanh hồ [Phụ lục 7].

Như vậy có thể thấy được tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa là điều kiện hấp dẫn đối với khách du lịch về tính đa dạng, khác biệt và nguyên bản. Là một trong những yếu tố cơ bản để hoàn thiện và xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù.

* Tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến

Tiện nghi và dịch vụ tại điểm đến đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng được nhu cầu của khách trong thời gian đi du lịch đó là các dịch vụ lưu trú (DVLT), dịch vụ ăn uống (DVAU), dịch vụ vận chuyển (DVVC), dịch vụ vui chơi giải trí (DVVCGT) và dịch vụ bổ sung khác (DVBS).

Bảng 2.14. Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch dối với các dịch vụ và tiện nghi tại tỉnh Bắc Kạn

Dịch vụ tiện nghi

Khách du lịch nội địa (%) Khách du lịch quốc tế (%)

TBC 1 2 3 4 5 TBC 1 2 3 4 5 TBC DVLT 2 20 34 40 4 3,24 0 12 28 50 10 3,58 3,45 DVAU 4 20 40 36 0 3,08 2 14 44 40 0 3,22 3,15 DVVC 4 26 48 22 0 2,88 2 10 40 48 0 3,34 3,11 DVVCGT 14 20 52 14 0 2,66 10 18 46 26 0 2,88 2,77 DVBS 12 30 50 8 0 2,54 8 26 62 4 0 2.62 2.58 [Nguồn: Phụ lục 6,7] + Về dịch vụ lưu trú

Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch tại Bắc Kạn tăng cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là các home stay tại các bản ven hồ Ba Bể như Pác Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc. Năm 2010, cơ sở lưu trú nhà nghỉ, homestay tại Bắc Kạn là 116 cơ sở thì đến

năm 2016 tăng lên 180 cơ sở.

Mức độ hài lòng và rất hài lòng của khách du lịch nội địa khoảng 44%, còn khách du lịch quốc tế là 60%, giá trị trung bình cộng nằm trong khoảng hài lòng của khách du lịch (3,41). Khi được phỏng vấn trực tiếp, đa số họ đánh giá về kiến trúc nhà sàn (homestay) rất độc đáo, có sự quy hoạch thành phòng riêng cho khách du lịch làm nên yếu tố khác biệt so với một số điểm đến khác. Tuy nhiên, các ý kiến còn lại cảm nhận ở mức độ bình thường, ít hài lòng và không hài lòng. Do trang thiết bị tiện nghi tại một số cơ sở còn chưa đồng bộ và chưa đáp ứng được nhu cầu của họ, chưa đảm bảo đủ tiện nghi và vấn đề vệ sinh.

+ Dịch vụ ăn uống

Các cơ sở ăn uống cũng phát triền dồng thời cùng các cơ sở lưu trú, có sự gia tăng về số lượng, chất lượng ngày càng hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.

Đối với dịch vụ ăn uống, ngày càng khai thác được yếu tố đặc trưng trong ăn uống, đặc biệt của đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc sản ẩm thực của Bắc Kạn rất phong phú, với các sản phẩm nông sản địa phương như: rau bồ khai, rau ngót rừng, gạo bao thai, măng vầu, giảo cổ lam, quýt, hồng không hạt, chè shan tuyết, trám đen…với các sản phẩm hàng hóa như: măng ngâm ớt, miến dong, mật ong rừng, mứt mận, rượu men lá… và đặc biệt là các món ăn truyền thống như: cơm lam, bánh gio, xôi đăm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh bắc kạn luận văn ths quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 60340103 (Trang 81)