Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp

Trước tác động của quá trình đô thị hóa nhanh, cơ cấu nghề nghiệp của người dân vùng ven đô nói chung và xã Mễ Trì nói riêng đã có nhiều biến đổi. Kết quả khảo sát cùng với số liệu báo cáo của UBND xã Mễ Trì qua các năm (2000-2010) cho thấy chuyển đổi nghề nghiệp đã diễn ra ở hầu hết các hộ gia đình, các khu dân cư đặc biệt sau khi bị

Biểu đồ 3.2: Mức độ chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ gia đình (%)

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2010 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

thu hồi đất nông nghiệp. Đây là hành động xã hội hợp lý của người dân nhằm mục đích đảm bảo cuộc sống của mình một cách tốt nhất trong điều kiện đất nông nghiệp bị thu hồi hết hoặc còn nhưng rất ít không thể tiếp tục phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Hơn nữa, với diện tích còn lại rất ít, việc trồng lúa, trồng màu không mang lại hiệu quả do hầu hết các hệ thống thủy nông không còn gây khó khăn cho việc trồng trọt thì đương nhiên, họ sẽ không chần chừ mà bán lại cho người dân ở địa phương khác có nhu cầu mua xây dựng nhà ở hoặc cho các dự án phát triển khu công nghiệp, khu đô thị mới….Sự thay đổi này cho thấy hiện nay nông nghiệp không còn chiếm vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân Mễ Trì như trước nữa. Quá trình đô thị hóa nhanh đã làm cho cơ cấu kinh tế của xã có sự thay đổi lớn theo hướng chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ thương mại. Tỷ trọng các ngành dịch vụ- thương mại, công nghiệp xây dựng cơ bản tăng nhanh hàng năm.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu kinh tế xã Mễ Trì hiện nay (%)

Nguồn: UBND xã Mễ Trì: Đề án xây dựng nông thôn mới xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội giai đoạn 2010-2015 Ngành nông nghiệp giảm mạnh, những năm đầu thập niên 90, Mễ Trì vốn là xã thuần nông có kết hợp với nghề phụ và một số ít các hộ gia đình làm dịch vụ buôn

61

bán nhỏ. Theo báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của UBND xã Mễ Trì trước thời điểm năm 2000 đa số các hộ gia đình ở Mễ Trì đều làm ruộng, trồng trọt và chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thời kỳ trước những năm 2000 tỷ lệ các hộ gia đình làm nông nghiệp chiếm tới 78,5% trong khi các nghề khác rất ít, nhất là các nghề dịch vụ và buôn bán nhỏ. Điều này cho thấy sự đan xen giữa các nghề ở Mễ Trì thời điểm này nhưng chủ yếu vẫn là nghề nông, sản xuất lương thực, thực phẩm là chính. Tuy nhiên từ thời điểm sau những năm 2000 chính sách phát triển đô thị ở Mễ Trì được TP Hà Nội thực thi, các khu đô thị, các tuyến giao thông liên tỉnh, liên xã được xây dựng, các dự án nhà liền kề và đặc biệt là dự án các khu chức năng của thành phố và quốc gia (Trung tâm Hội nghị quốc gia, Khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình, Bảo tàng Hà Nội, văn phòng các Sở, Ban ngành… được xây dựng đã khiến một khối lượng diện tích đất nông nghiệp của người dân bị thu hồi, giải tỏa. Đa số các hộ dân không còn tư liệu sản xuất nên chủ yếu phải tìm kiếm công việc mới để mưu sinh, tìm cho mình một ngành nghề mới phù hợp với điều kiện, môi trường mới ở địa phương.

Theo số liệu thống kê, hiện nay ở Mễ Trì chỉ còn khoảng 1,4% tỷ lệ hộ trong toàn xã làm nông nghiệp và chủ yếu là trồng hoa mầu, cây cảnh và chăn nuôi nhỏ. Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện còn khoảng 97 ha, trong đó diện tích sản xuất lúa là 68 ha, sản xuất rau và các loại cây rau mầu khác (chủ yếu là rau muống) với diện tích đất canh tác là 32 ha. (Xem biểu đồ 3.4)

Biểu đồ 3.4: Diện tích đất nông nghiệp ở các thôn xã Mễ Trì (ha)

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2010 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

Nuôi trồng thủy sản ở Mễ Trì giảm mạnh, do quá trình thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước (thôn Mễ Trì Thượng, Mễ Trì Hạ hiện không còn). Chăn nuôi gia xúc, gia cầm chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, nhỏ và phân tán, chưa theo hướng tập trung công nghiệp; sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn và chưa qua chế biến. Hiện nay trong toàn xã chỉ còn một số ít các hộ sản xuất theo mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tại thôn Phú Đô, với diện tích khoảng 6 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm tương đối thấp, khoảng 6 tấn/năm. Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản ở Mễ Trì hiện nay cho sản lượng thấp, quy mô không phát triển, do xã nằm trong

62

vùng đô thị hóa có quá trình thu hồi đất nhanh, nên người dân không yên tâm đầu tư phát triển.

Hiện nay xã Mễ Trì có 3 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp: Hợp tác xã Phú Đô, Hợp tác xã Hồng Tiến (thôn Mễ Trì Hạ) và Hợp tác xã 1/5 (thôn Mễ Trì Thượng). Các hợp tác xã tiếp tục duy trì dịch vụ sản xuất nông nghiệp, quản lý khai thác chợ và cho thuê nhà, bến bãi có hiệu quả. Tuy nhiên theo nhận định của cán bộ địa phương thì các HTX này hiện có số vốn điều lệ rất ít, vốn góp của xã viên không cao, do đó không có điều kiện để mở rộng các dịch vụ mang tính thương mại lớn, nên doanh thu của HTX chưa cao, chia lãi cho vốn góp của xã viên chưa nhiều. Các HTX cần đầu tư để đa dạng các hình thức tổ chức sản xuất cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Dịch vụ, thương mại: Đây là ngành có tốc độ phát triển cao, đóng góp 61% cho giá trị sản xuất chung toàn xã. Hình thức chủ yếu là dịch vụ cho thuê nhà và buôn bán nhỏ tại các chợ tạm hoặc trên các trục đường làng, ngõ xóm... hiện có khoảng trên 1000 hộ gia đình có phòng cho thuê, hơn 800 hộ gia đình buôn bán kinh doanh nhỏ. Ngoài ra hiện nay trên địa bàn xã, hệ thống các cửa hàng, quán xá phát triển rất mạnh nhằm phục vụ cho nhu sinh hoạt hàng ngày của dân cư. Nhiều cơ sở sản xuất, nhà xưởng, công ty, doanh nghiệp… được thành lập trong đó có cả của người dân ở địa phương hoặc từ nơi khác đến hoạt động. Nhiều cơ sở sản xuất, nhà xưởng, công ty, doanh nghiệp… được thành lập trong đó có cả của người dân ở địa phương hoặc từ nơi khác đến hoạt động.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống: Đây là ngành tương đối phát triển ở địa phương, hiện có khoảng 634 doanh nghiệp đang hoạt động. Thôn Phú Đô có nghề truyền thống làm bún cổ truyền với hơn 400 hộ sản xuất bún; sản lượng bún khoảng 50 tấn/1 ngày, cung cấp trên 70% sản phẩm bún cho toàn thành phố Hà Nội. Thôn Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng có nghề sản xuất cốm với gần 100 hộ gia đình sản xuất cốm theo mùa vụ, chủ yếu hoạt động với quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên hiện nay, do đa số người dân không còn đất phát triển trồng lúa nên các hộ gia đình cũng chuyển đổi sang nghề nghiệp khác, nên còn rất ít hộ gia đình muốn giữ lại và phát triển nghề truyền thống này. Một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến tình trạng mai một của làng nghề là lợi nhuận thu được từ việc làm cốm là rất thấp.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu ở các lĩnh vực như: gia công cơ khí, xay xát, cửa hoa, cửa sắt… hiện nay ở đây cũng xuất hiện một số nghề mới như nghề làm hàng mã và nghề đóng than tổ ong. Những ngành nghề này tuy mới nhưng nhanh chóng được người dân ở đây phát triển. Nghề làm hàng mã phù hợp với mọi đối tượng, từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể làm được. Điều này cho thấy các hộ gia

63

đình ở Mễ Trì đã biết cách đa dạng hóa các ngành nghề để tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho các thành viên trong gia đình.

Bảng 3.4: Cơ cấu nghề nghiệp của các hộ gia đình (%)

Trước năm 2000 Hiện nay

Nông nghiệp 78,5 1,4 Công nghiệp, TTCN 6,0 23,0 Thương mại, dịch vụ 3,5 42,1 Cán bộ công chức 5,0 8,0 Công nhân 2,5 6,0 Nghề tự do, khác 4,5 16,5 Tổng 100 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2010 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy được mức độ chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ gia đình ở xã Mễ Trì. Trước đây, toàn xã có 78,5% người dân sống bằng nghề nông nghiệp nhưng đến hiện nay tỷ lệ này chiếm rất ít 1,4%, chỉ sau 10 năm dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn đã nhanh chóng tạo ra sự thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của người dân nơi đây. Tỷ lệ các hộ gia đình làm nông nghiệp giảm đi sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là cơ cấu các ngành nghề khác sẽ tăng lên. Đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại chiếm 42,1% (trước năm 2000 là 3,5%), các ngành dịch vụ ở đây chủ yếu là dịch vụ cho thuê nhà trọ, các hàng ăn, nước giải khát, quán nét… Quá trình xây dựng và phát triển các dự án, những công trình đô thị đã đem lại cơ hội cho người dân tìm kiếm được công việc mới phù hợp với tình hình chung của địa phương. Việc chuyển đổi nghề nghiệp từ ngành nông nghiệp sang các loại ngành nghề khác như dịch vụ, buôn bán…là một tất yếu phù hợp với quy luật chung của sự phát triển của đô thị. Mặt khác do các khu đô thị thu hút một lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến và số lượng học sinh, sinh viên khá lớn, để đáp ứng nhu cầu của lực lượng này đa số người dân đã phát triển các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ cho các đối tượng trên.

Theo số liệu của UBND xã và kết quả điều tra, nghề nghiệp chủ yếu của các hộ gia đình ở Mễ Trì hiện nay bao gồm: buôn bán (buôn bán thịt cá, hoa quả, hàng tạp hoá); dịch vụ (cho thuê nhà trọ, ăn uống, nhà nghỉ); tiểu thủ công nghiệp (làm bún, làm cốm, hàng mã, hàn xì); làm thuê (thợ xây, phụ hồ, bốc vác); công nhân trong các khu công nghiệp ở ngoài xã; cán bộ công chức và một số nghề tự do khác. Trong đó tỷ lệ các hộ làm nghề dịch vụ chiếm số lượng lớn nhất 42,1%, tiếp theo là các hộ làm nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 23%, nghề tự do 16.5%, cán bộ công chức 8%, công nhân 6% và nông nghiệp là 1,4%. Như vậy nghề nghiệp hiện nay của các hộ gia đình ở Mễ Trì rất đa dạng và có sự cân bằng giữa các ngành nghề chứ không chỉ tập trung chủ yếu vào nghề nông như trước kia. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc đa dạng hóa ngành nghề là điều kiện thúc đẩy sự tăng thu nhập của các hộ gia đình, quá trình đa dạng hóa ngành nghề đã tạo ra nhiều nghề mới

64

ở địa phương, cũng từ sau khi bị thu hồi đất năm 2001 gia đình tôi không còn ruộng nên không biết làm gì. Hơn nữa, trong gia đình không ai có nghề phụ gì khác, lúc đầu hai vợ chồng đi bán rau ở một số chợ cóc nhưng cho thu nhập thấp không đủ sống, nên sau đó chuyển sang làm nghề than tổ ong và phát triển đến bây giờ76. Có thể thấy nghề nghiệp của các hộ gia đình hiện nay đã chuyển sang các nghề phi nông nghiệp là chủ yếu bởi đa số các hộ bị thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp không còn tư liệu để canh tác, mặt khác các hộ cũng có xu hướng chuyển sang các nghề khác vừa có thu nhập khá hơn mà vẫn phù hợp với khả năng của gia đình. Điều này cho thấy việc các khu đô thị, các dự án và đường cao tốc Láng Hòa Lạc xây dựng trên địa bàn vừa là thách thức buộc các hộ phải chuyển nghề vì không còn đất nông nghiệp để sản xuất nhưng cũng là cơ hội để các hộ gia đình chuyển sang nghề nghiệp mới. Điều này được thể hiện rõ qua lý do chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân, kết quả khảo sát cho thấy lý do lớn nhất khiến các hộ gia đình chuyển nghề là do không còn đất canh tác chiếm 95% (190 trong tổng số 200 người trả lời), tiếp đó là lý do nhu cầu về ngành dịch vụ ở địa phương tăng 69%, lý do đa dạng hóa ngành nghề để tăng thu nhập 59% và 53% là tỷ lệ các hộ gia đình không muốn tiếp tục sản xuất nông nghiệp (xem biểu đồ 3.5).

Biểu đồ 3.5: Lý do chuyển đổi nghề nghiệp của người dân (%)

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 12/2010 tại xã Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.

Từ những phân tích trên về sự biến đổi của cơ cấu kinh tế, nghề nghiệp và phương thức sản xuất nông thôn tại xã Mễ Trì, một địa phương thuộc khu vực vùng ven đô đang bị tác động sâu sắc bởi quá trình đô thị hóa. Điều này cho thấy sự tác động mạnh của đô thị hóa đến mô hình tổ chức không gian cư trú ở địa phương và

nếu không có một mô hình phát triển kinh tế ổn định, bền vững sẽ không thể có một mô hình cư trú tốt77. Do đó, cần phải thiết lập các mô hình kinh tế thích hợp cho khu

76Phỏng vấn ông Trần Văn Bình, 42 tuổi, làm nghề than tổ ong, thôn Phú Đô, ngày 16 tháng 11 năm 2010. Cũng theo người dân này thì hiện nay tại Phú Đô đa số các hộ gia đình đều chuyển đổi nghề nghiệp. Cơ cấu nghề nghiệp ở địa phương rất đa dang như buôn bán, nghề truyền thống làm bún, làm hàng mã, xây dựng….

77 Phạm Hùng Cường, Quy hoạch nông thôn mới: Mô hình kinh tế quyết định mô hình cư trú,Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, http://phamcuongqh.com/mo%20hinh%20kinh%20te%20lang%20xa.htm

65

vực này, từ đó mới hy vọng xây dựng các mô hình cư trú hợp lý trên nền tảng các làng xã ven đô hiện nay.

Đô thị hóa diễn ra một cách nhanh chóng đã tạo đà thúc đẩy sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân, mất đất là yếu tố chủ yếu tạo ra sự chuyển đổi nghề nghiệp của người dân ở địa phương. Sự tập trung dân cư ở các vùng khác đến địa phương làm nhu cầu thuê nhà trọ tăng cao, để đáp ứng nhu cầu của một lực lượng đông đảo này thì việc chuyển đổi nghề nghiệp diễn ra cũng là điều dễ hiểu. Đa số các hộ gia đình đều phát triển dịch vụ kinh doanh nhà trọ, loại hình dịch vụ này không mất nhiều vốn mà lại dễ thu lại và mang lại thu nhập cũng khá cao cho các hộ gia đình. Bên cạnh đó, thì các loại hình dịch vụ khác như ăn uống, giải trí thư giãn gội đầu, cắt tóc cũng khá là phát triển.

Có thể thấy rằng chính do quá trình thu hồi đất đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân Mễ Trì, đa số các hộ gia đình phải chuyền đổi nghề nghiệp nhằm thích nghi với điều kiện sinh sống mới. Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa của địa phương diễn ra nhanh chóng, nhu cầu về các dịch vụ đô thị tăng cao do đó người dân đã chuyển đổi nghề nghiệp theo hướng thương mại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tại địa phương. Điều này có thể thấy rõ trong những năm gần đây, số lượng sinh viên và người đi làm ở các vùng miền khác tập trung về Mễ Trì rất lớn và có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội ở địa phương, số lượng người về địa phương làm việc và cư trú ngày càng lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến địa phương. Người thì ít mà quán thì nhiều, quanh đây nhà ai cũng mở các cửa hàng, quán xá. Không có việc làm khác nên mở quán bán hàng cho có việc và kiếm thêm thu nhập78. Bên cạnh đó, cũng có thể thấy chính việc các khu đô thị và quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)