Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Khái quát xã Mễ Trì

2.4.2. Đặc điểm tự nhiên

Địa hình và đất đai, qua kết quả nghiên cứu và tổng hợp về địa hình ở trong phạm vi xã Mễ Trì và vùng phụ cận liên quan cho thấy, địa hình của khu vực xã Mễ Trì không bằng phẳng, sự chênh lệch về độ cao giữa nơi cao nhất và thấp nhất lên tới

60 Theo Báo cáo điều tra dân số 12/2010 UBND xã Mễ Trì.

61 BCH Đảng bộ xã Mễ Trì (2005), Lịch sử Cách mạng xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội (1938- 2000), NXB Hà Nội, tr.7.

62 Mẩy có nghĩa là chắc-hạt thóc mẩy

63 Về tên Anh Sơn, đến nay vẫn còn lưu lại trong một số di tích ở làng. Tại đình thôn thượng và thôn hạ nay vẫn thấy còn một số vế câu đối như: “Nguy Nguy thánh đức Anh Sơn cổ” hay “Tam minh hiệp ứng Anh Sơn cổ”; ở nhà thờ họ Nguyễn Khoa có câu đối: “Mễ tụ Quy Sơn bồi đức thụ, Trì khai phượng thuỷ nhuệ nhân cơ (Trong câu đối này Mễ đối với Trì và có nhắc đến Quy Sơn); ở nhà thờ họ Nguyễn Tiến còn đôi câu đối: “Dục Anh Sơn hậu bồi văn mạch, Tụ Mễ tự tiền nhuận đức cơ (trong đôi câu đối này, Anh Sơn là tên cũ đối với Mẹ Trì); cổng làng Mễ Trì thượng gần đây vẫn còn có ghi chữ Hán “Anh Sơn Môn”. UBND huyện Từ Liêm (1991), Hồ sơ di tích chùa Mễ Trì Hạ. Xin xem thêm Lịch sử cách mạng xã Mễ Trì (1938-2000), NXB Hà Nội, 2005. Tr 8.

64 Bùi Xuân Đính, Làng Mễ Trì, nguồn http://tuliem.gov.vn/ShowDetails.aspx?PortalID=0&NewID=269

65 Vũ Thế Long, Văn hoá ẩm thực Hà Nội xưa và nay, Nguồn http://amthuc.net.vn/trang chủ/Xem-Tin- tuc/tabid/70/articleid/697/Default.aspx?dnnprintmode=true&mid=401&SkinSrc=%5BG%5DSkins%2F_default %2FNo+Skin&ContainerSrc=%5BG%5DContainers%2F_default%2FNo+Container

47

10m, rải rác trên các cánh đồng có những gò đất thấp, đất đai không được màu mỡ như vùng khác ở đồng bằng Bắc Bộ và cũng không đồng đều giữa các thôn.

Đất ở thôn Hạ là loại đất thịt nhiều sét (nặng) nên cày bừa khó, trong khi đó đất ở thôn Phú Đô là đất cát pha nên tốt hơn66. Mặc dù nằm giữa hai con sông Tô Lịch và sông Nhuệ, nhưng đất ở Mễ Trì vẫn thiếu phù sa do không được bồi đắp hàng năm. Theo nghiên cứu từ một số tài liệu cho thấy, lượng đất phù sa sông Hồng hàng năm đủ để bồi đắp cho khoảng 70% diện tích đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy đại bộ phận các làng ở khu vực nông thôn đồng bằng Bắc bộ đều được đất phù sa bồi đắp hàng năm, được thiên nhiên ưu đãi, bồi bổ cho đất đai tăng độ màu mỡ phì nhiêu. Trong khi có một bộ phận (khoảng gần 30%) các làng trong khu vực không được phù sa bồi đắp nên đất đai không được mầu mỡ tốt tươi như những làng được sông Hồng ưu đãi. Địa bàn Mễ Trì là vùng đất thấp, là cái rốn phía Tây của thành phố Hà Nội67, do đó, quá trình bị ngập nước lâu dài nên đất phù sa đã bị biến đổi thành phù sa úng nước và loại đất này chỉ phù hợp với việc sản xuất lúa chiêm. Có một điều rất đáng lưu ý là mặc dù chất đất xấu, năng suất cây trồng không cao nhưng chất lượng lúa gạo ở đây rất ngon, Mễ Trì xưa nổi danh là nơi nhiều lúa gạo “Quan Kẻ Mọc, thóc Mễ Trì” và người dân Mễ Trì vẫn chuyên tâm với nghề nông. Hiện tượng này chỉ có thể lý giải là do một số diện tích ruộng đất tốt tuy không lớn nhưng đã cho năng suất cao. Đồng thời do chất đất đặc biệt, lúa gạo Mễ Trì ngon và có giá trị kinh tế cao. Thật đáng tiếc khi hiện nay giống lúa ngon đặc sản của Mễ Trì đã thất truyền.

Do tính chất đặc thù là một xã đang trên đà đô thị hóa nhanh nên tình hình biến động đất đai rất lớn cả về loại đất và đối tượng sử dụng đất. Từ năm 2000 đến nay, đất nông nghiệp ở Mễ Trì bị thu hẹp nhanh, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã chuyển sang phi nông nghiệp, xây dựng các công trình. Đối tượng sử dụng đất cũng thay đổi từ hộ gia đình, cá nhân sang tổ chức kinh tế và tổ chức khác.

Khí hậu, Mễ Trì nằm trong địa phận vùng châu thổ sông Hồng, nên khí hậu có sự tương đồng với khí hậu đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa điển hình.

Mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 4 (âm lịch vào tháng 1-3) khí trời ấm áp, cảnh vật tốt tươi, nhiệt độ trung bình từ 170C đến 230C, đầu xuân thường có mưa phùn ẩm ướt. Mùa hè nhiệt độ cao, trung bình 27-28,90C, lượng mưa trung bình đạt 1852 mm chiếm 85% tổng lượng mưa năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7, 8 trung bình 366 - 404mm/tháng. Mùa thu từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, đặc điểm thời tiết giai đoạn này mát, gió heo may, mưa vẫn còn khá nhiều, trời không oi bức như mùa hạ. Nhiệt độ không khí trung bình từ 250C đến 280C. Mùa đông ở khu vực Mễ Trì nói riêng và Hà Nội nói chung lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến, mùa đông chỉ

66 Phỏng vấn cụ Lê Bá Kính, 82 tuổi, xóm 4, thôn Mễ Trì Thượng, ngày 25 tháng 11 năm 2010.

48

có thời kỳ đầu tương đối khô, còn nửa cuối thì cực kỳ ẩm ướt, mưa nhiều khí hậu biến động mạnh, nhiệt độ trung bình khoảng 16,4-190C so với nhiệt độ trung bình năm (23,40C) thấp hơn 6-70C.

Nhìn chung, nhiệt độ không khí tại khu vực Mễ Trì tương đồng với các khu vực khác trong thành phố và đạt giá trị trung bình cực đại nhiều năm vào tháng 7 là 29,10C và giá trị cực tiểu vào tháng 1 là 140C. Lượng mưa biến động mạnh mẽ theo không gian và thời gian. Do ảnh hưởng của địa hình nằm giữa hai con sông Nhuệ và sông Tô Lịch mà chế độ mưa ở khu vực Mễ Trì khác với các khu vực khác ở Hà Nội. Thông thường trước đây ở khu vực này hay có mưa và mưa có cường độ lớn hơn các khu vực khác.

2.4.3.Hệ thống giao thông, thủy lợi

Giao thông, từ xưa Mễ Trì đã có con đường tỉnh lộ chạy ngang qua nối Yên Hoà và Đại Mỗ và hệ thống đường liên thôn, liên xã. Các con đường chính nối các xóm trong thôn, đường liên thôn vẫn được giữ gần như nguyên trạng (nay chỉ đổ thêm bê tông), ngoại trừ những con đường nhỏ trong xóm do quá trình tăng dân số, di dân mới được làm thêm. Xưa kia, Mễ Trì nằm giữa 2 dòng sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Sông Nhuệ từ đầm Bát Long, xã Hạ Mỗ huyện Từ Liêm, chảy vào địa phận huyện Thanh Oai, rồi đến xã Hà Liễu huyện Thanh Trì, thì gặp sông Tô Lịch và chảy tiếp đến huyện Phú Xuyên. Sông này vào mùa hè có thể đi thuyền, mùa đông mùa xuân thì cạn68. Ngày nay cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, hệ thống giao thông ở Mễ Trì được đầu tư xây dựng và nhiều tuyến đường được mở rộng. Trên địa bàn xã hiện nay có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như Đại lộ Thăng Long, đường Phạm Hùng, đường Lê Quang Đạo, đường Mễ Trì, đường Đỗ Đức Dục. Ngoài ra còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã, liên thôn. Trục đường trục lớn của xã và hệ thống đương liên thôn, xóm được đầu tư xây dựng, rải nhựa và bê tông hóa. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn các thôn, đặc biệt trong các xóm, các ngõ nghách hệ thống đường gạch, đường đất cũng còn không ít, lần lượt là 2559m và 1500m69. Hệ thống cống rãnh thoát nước đã tương đối hoàn chỉnh, có nắp đậy, có hố ga, nắp cống đạt 85%, còn lại là chưa có nắp đậy.

Có thể nói trong giai đoạn từ 2000-2010, hệ thống đường giao thông ở Mễ Trì đã được bê tông hóa nhưng do mật độ các phương tiện lưu thông nhiều, hệ thống giao thông nông thôn của xã đã có hiện tượng xuống cấp. Mặt đường trục xã, trục thôn chưa đạt theo tiêu chuẩn, nhiều chỗ bị lún, nứt, bong tróc, một số đường trong ngõ xóm chưa được đầu tư xây dựng. Do vậy, nhìn chung hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã cần phải mở rộng, nâng cấp.

68Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, Tập 3, NXB Thuận Hóa, Huế.

49

Thủy lợi, công trình thủy lợi trong địa bàn xã có 16 ha hồ nước và hệ thống tưới tiêu. Các trạm bơm cơ bản phục vụ tưới và tiêu đảm bảo cho việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng chống lụt bão của địa phương và một phần khu vực phía Tây của thành phố Hà Nội.

Điện lưới, trong những năm gần đây, hệ thống điện đã được nâng cấp, an toàn, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, sử dụng của nhân dân. Hệ thống điện chiếu sáng trên tất cả các trục đường làng, ngõ xóm đã được lắp đặt và đã đưa vào khai thác sử dụng. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 100%. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số cơ học tăng cao nên hệ thống điện vẫn cần được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo thường xuyên.

2.4.4.Vài nét khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Mễ Trì trước năm 2000 Cơ cấu kinh tế, những năm đầu thực hiện chính sách Đổi mới của Đất nước, trong điều kiện có nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và chuyển sang cơ chế thị trường, phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Mễ Trì xác định trước mắt phải phát triển theo hai hướng cơ bản. Đó là sản xuất nông nghiệp và mở mang các loại hình kinh doanh dịch vụ, bên cạnh đó tích cực thúc đẩy phát triển các nghề thủ công truyền thống. Cơ cấu kinh tế ở Mễ Trì trong thời kỳ này hiện rõ ba thành phần: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, đây là ba thành phần kinh tế có lịch sử và tính ổn định lâu dài ở Mễ Trì. Trãi qua những biến động xã hội trong thời kỳ đổi mới cũng không làm cho nó thay đổi hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể.

Về Nông nghiệp, trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, với truyền thống nổi tiếng là gạo Mễ Trì, là vùng trọng điểm trồng cây lúa nước, chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới được xây dựng phát triển, trong đó sản xuất lương thực và thực phẩm là chính. Hệ thống Hợp tác xã cũng được chú trọng phát triển, (từ 1991-1995) Mễ Trì có ba hợp tác xã là 1/5, Phú Đô và Hồng Tiến kết hợp cùng với chi hội nông dân xã mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân nhằm nâng cao kỷ thuật nuôi trồng, đồng thời dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng cho nhân dân. Từ năm 1991 đến năm 1995 một số giống lúa có năng suất cao được đưa vào sản xuất, do đó nông nghiệp của Mễ Trì có bước tiến rõ rệt, năm 1994 năng suất lúa đạt 7,5 tấn/ha, tổng sản lượng trên 3140 tấn đến năm 1995 năng suất đạt khoảng trên 8 tấn/ha, tổng sản lượng trên 3325 tấn. Diện tích trồng cây vụ đông được mở rộng lên 70 ha chiếm 25% diện tích toàn xã70.

Giai đoạn 1996-2000 nông nghiệp ở Mễ Trì được đẩy mạnh sản xuất, thâm canh tăng vụ, kinh tế trang trại vừa và nhỏ bước đầu được người dân chú trọng phát triển. Các Hợp tác xã mạnh dạn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, đưa giống lúa mới có năng suất cao, giống đặc sản vào sản xuất, các công trình thủy lợi thường xuyên

50

được tu bổ. Do đó nông nghiệp của xã có nhiều tiến bộ, năng suất lúa ngày càng nâng cao, từ 8,2 tấn/ha năm 1996 lên 9 tấn/ha năm 2000. Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt từ 3500 đến 3800 tấn. Giá trị thu nhập hàng năm trên một héc ta canh tác đạt 40 triệu đồng, đời sống kinh tế của người dân được nâng lên đáng kể71.

Ngành chăn nuôi phát triển mạnh ở các gia đình, nhiều hộ nuôi lợn theo hướng trang trại từ 20 con trở lên, năm 1996 toàn xã có 5000 con, đến năm 2000 tăng lên 8500 con. Bên cạnh đó chăn nuôi gà công nghiệp, vịt, ngan được nhiều hộ gia đình phát triển với số lượng hàng nghìn con, hàng năm cung cấp cho thị trường hàng tấn thịt thương phẩm.

Trong giai đoạn này, để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở địa phương, hệ thống Hợp tác xã ở Mễ Trì cũng đã tiến hành chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã, do đó có trên 90% số hộ xã viên tham gia góp vốn vào hợp tác xã. Sau khi chuyển đổi, các hợp tác xã bước đầu thực hiện tốt chức năng kinh doanh, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu thủy lợi, nước, giống, phân bón, thuốc bảo vệ, thực vật, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ xã viên phát triển sản xuất nông nghiệp và một số nghề truyền thống ở địa phương. Hoạt động của các hợp tác xã đã bắt đầu có lãi chia theo cổ phần đóng góp của xã viên.

Thương mại và dịch vụ trong giai đoạn này ở Mễ Trì chủ yếu là nghề đi bán cốm, bún loại sản phẩm do người dân ở địa phương trực tiếp sản xuất. Các loại mặt hàng này được bán với hai hình thức, giao buôn cho các cá nhân, các hộ bán lẻ hoặc trực tiếp bán tới tận tay người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ chính chủ yếu là ở các chợ và các nhà hàng trên địa bàn Hà Nội, bên cạnh đó người dân Mễ Trì còn trực tiếp đi bán lẻ tại các chợ cóc ở địa phương hoặc đem trao đổi vật đổi vật.

Ở Mễ Trì cũng có một số chợ làng khá lớn, chủ yếu cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu ở nông thôn. Ngày nay, với sự phát triển dân cư và tình hình kinh tế ở địa phương, chợ ở Mễ Trì đã được nâng cấp, xây dựng lại, chợ Mễ Trì tương đối sầm uất vào các buổi sáng sớm cho đến khoảng 10h sáng, với nhiều mặt hàng lương thực, rau xanh, thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng thiết yếu…. Một số loại dịch vụ khác như làm đầu, cắt may, bán tạp hoá cũng được phát triển ở chợ. Đây là trung tâm phân phối hàng chủ yếu là người dân Mễ Trì và các địa phương lân cận trong vùng. Các loại hình dịch vụ cho thuê nhà, phong trọ và một số các các dịch vụ khác cũng đã xuất hiện ở Mễ Trì và tăng nhanh, năm 2000 dịch vụ thuê nhà ở đã lên tới hơn 4000 phòng trọ trong toàn xã.

Thủ công nghiệp truyền thống và các nghề phụ, bên cạnh việc sản xuất nông nghiệp thì nghề cốm và nghề bún vẫn phát triển nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân. Số hộ chuyên làm nghề, chiếm khoảng 542 hộ/2850 hộ, số hộ còn lại cũng làm nghề nhưng theo hình thức thời vụ (bún từ tháng 3 đến tháng 9, cốm

51

sản xuất từ tháng 7 đến tháng 9 âm lịch hàng năm), lượng tiêu thụ bún trên 50 tấn trong ngày, doanh thu hàng năm ước đạt trên 80 tỉ đồng. Việc tổ chức sản xuất, đã có hương ước quy ước về việc sản xuất nghề truyền thống, trước kia hầu hết người dân trong vùng đều làm nghề bún với quy mô nhỏ. Ngày nay, số hộ còn làm bún chiếm hơn một nửa, theo số liệu thông kê năm 1999 là khoảng 700 hộ thì đến năm 2000 khoảng 1000 hộ72.

Thu nhập bình quân của lao động sản xuất bún là 2.500.000đ/tháng, so với thu nhập khác là 1.500.000đ/tháng. Tuy nhiên, sản xuất bún của làng nghề mang tính chất ổn định, gia truyền, chứ chưa có ý thức đầu tư chuyên sâu, sản xuất hoàn toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội hiện nay (Trường hợp nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội) (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)