7. Cấu trúc của luận văn
2.1.5. Điều kiện địa lý tự nhiên môi trường sinh thái
Sự phát triển kinh tế, phát triển giao thông và mở rộng đô thị của mỗi thành phố được thuận lợi hay khó khăn có một phần không nhỏ phụ thuộc vào vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường sinh thái. Chưa có nghiên cứu định lượng nào xác định mức độ ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên đến đô thị hóa. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra mối quan hệ có tính chất định tính giữa chúng. Các thành phố thịnh vượng nhất trên thế giới từ lịch sử đến hiện đại vẫn thường có vị trí gần sông, gần biển, cửa biển vì đây là điều kiện thuận lợi đầu tiên cho việc vận chuyển và phân phối hàng hóa. Các đô thị ven sông thường có tiềm năng trở thành các trung tâm buôn bán quốc gia, các đô thị ven biển thì có tiềm năng trở thành các đô thị tầm cỡ quốc tế như 1 chuỗi các thành phố dọc theo bờ Thái bình dương như Trung Quốc, các đô thị nằm gần bờ Thái Bình Dương cũng phát triển hơn hẳn các đô thị nằm sâu trong lục địa. Ở một khía cạnh khác, các nhân tố tự nhiên sẽ góp phần quy định đặc điểm lịch sử và văn hóa đối với mỗi địa phương đó. Mễ Trì nằm ở phía Tây Hà Nội , mang những đặc điểm chung về địa lý tự nhiên khu vực đồng bằng Bắc Bộ . Về vị trí địa lý, trước hết của Mễ Trì là lợi thế thuộc trung tâm của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, thể thao, thương mại, nhà ở cao cấp và công nghệ cao…Khu vực này cũng được kết nối với hàng loạt khu đô thị mới khu vực xung quanh, như Mỹ Đình, Trung Hòa-Nhân Chính, Cầu Giấy, Trần Duy Hưng, Mỗ Lao... tạo nên chuỗi đô thị cao cấp và các văn phòng của các công ty, doanh nghiệp tập trung tại đây.
Ngoài vị trí địa lý, các tiềm năng về khí hậu, môi trường, tài nguyên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đô thị của mỗi thành phố. Và chính những sự khác biệt về điều kiện địa lý tự nhiên này cũng góp phần tạo nên các quy luật phát triển đặc thù của mỗi đô thị, mỗi vùng đô thị.
2.1.6. Nhân tố văn hóa xã hội
Văn hóa xã hội là một khía cạnh của đô thị hóa. Đô thị hóa thể hiện ở sự gia tăng và tập trung dân cư, là sự hình thành các giai tầng trong xã hội, là sự phân công lao động xã hội, là sự thay đổi nếp sống và lối sống. Và ngược lại, các yếu tố
32
văn hóa xã hội cũng có tác động trở lại tới tốc độ và chất lượng của đô thị hóa. Tài nguyên nhân văn như tri thức, trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ tay nghề lao động, tác phong làm việc công, các tư tưởng văn hóa tiên tiến… là những khía cạnh muôn màu sắc trong đời sống văn hóa của xã hội đô thị và nó đều có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự phát triển kinh tế và đô thị của từng đô thị.
Như vậy các nhân tố trên đều có quan hệ với đô thị hóa, vừa là yếu tố chi phối vừa là những biểu hiện có tính chất hệ quả của đô thị hóa. Dựa trên các nhân tố đó, các quy luật đô thị hóa chung và đặc thù sẽ được tổng hợp và trình bày dưới đây.
2.2. Vai trò của vùng ven trong quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển của Hà Nội
Theo kết quả của một số công trình nghiên cứu gần đây, vùng ven được xem như một vùng đệm giữa nội thành và ngoại thành, có chức năng cung cấp đất dự trữ cho khu vực nội thành ngày càng mở rộng, phát triển ra bên ngoài. Đây là khu vực tiềm năng, tạo tiền đề cho phát triển hạ tầng mới và hiện đại hơn so với hạ tầng bên trong và cũng là vùng đệm nhằm thu hút dân nhập cư từ nơi khác đến, hạn chế di chuyển trực tiếp vào nội thành hiện hữu, gây quá tải cho khu vực đô thị trung tâm. Từ những nhận định trên có thể đưa ra một số chức năng, vai trò của vùng ven trong quá trình đô thị hóa đối với sự phát triển của Hà Nội hiện nay như sau: (1) Cung cấp quỹ đất phát triển nhà ở, khu dân cư mới, do đô thị phát triển nhanh chóng, để không bị quá tải về nhà ở; (2) Cung ứng quỹ đất cho sản xuất công nghiệp, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng việc làm phi nông nghiệp, tăng mức độ đô thị hóa ở các quận, huyện vùng ven; (3) Tạo vùng “đệm’ hút bớt dân nhập cư vào trực tiếp bên trong nội thành, quá tải; (4) Tạo không gian đô thị và phát triển hạ tầng trên bình diện toàn thành phố.
33
Hình 2.1. Bản đồ định hướng phát triển không gian Hà Nội 2020 đến 2050
34
2.3. Khái quát quá trình đô thị hóa ở Hà Nội
Phát triển hệ thống đô thị Việt Nam phục vụ mục tiêu xây dựng thành công sự nghiệp CNH-HĐH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã và đang được Đảng, Chính phủ và Nhà nước quan tâm. Điều này được thể hiện rõ trong các Văn kiện, Nghị quyết, Chính sách, Thông tư và Quyết định… về phát triển đô thị và đô thị hóa của cả nước trong hơn một thập kỷ qua. Năm 2006, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ “xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Tiếp đến năm 2008 BCH Trung ương Đảng khóa X đưa ra Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đặc biệt năm 2009 Quyết định số 445/QĐ-TTg về việc Phê duyệt điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. V.v…
Trong thời gian qua Đảng và Chính phủ bằng các văn bản cụ thể đã trao cho Hà Nội quyền tự chủ cao trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Năm 1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định Về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020; Nghị quyết số 15 NQ/TW của Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng (khóa VIII) ngày 15/12/2000 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001-2010; Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đến Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội....
Có thể nói quá trình đô thị hoá ở Hà Nội thời kỳ đổi mới được diễn ra trong khung cảnh kinh tế-xã hội trong nước đầy biến động. Nhưng đây cũng chính là thời kỳ bộ mặt đô thị Thủ đô có nhiều biến đổi nhanh và mạnh. Nền kinh tế hàng hoá được “bung ra”, các thành phần kinh tế Nhà nước, tập thể, tư nhân đua nhau phát triển tạo ra một bộ mặt mới rất sinh động trong đời sống xã hội. Sự chuyển biến từ một nền “kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp” sang nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần với những tác động rõ rệt của thị trường tự do, chẳng những có tác động mạnh mẽ đối với đời sống kinh tế-xã hội mà còn để lại nhiều dấu ấn rõ nét trên bộ mặt kiến trúc Hà Nội.
2.3.1. Sự thay đổi địa giới hành chính
Vào đầu những năm của thập kỷ 90, nhận thấy diện tích thủ đô quá rộng, trong đó một phần lớn là diện tích khu vực ngoại thành, không phù hợp với nhu cầu phát triển thật sự của quá trình đô thị hóa, Chính phủ đã ra quyết định thu hẹp địa giới hành chính của Hà Nội. Thành phố có địa giới với 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng) và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm) với tổng diện tích 920,5km2 trong đó khu vực nội thành
35
có diện tích 40km2. Đến năm 1996, 1997 một số quận nội thành mới được lần lượt được thành lập. Đó là các quận Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy và gần đây là các quận Long Biên, Hoàng Mai.
Bảng 2.1: Biến động về ranh giới nội ngoại thành Hà Nội 1991-201042
Năm Các quận nội thành Các huyện ngoại thành đất (ha) Tổng
Số quận Tên quận Đất (ha) Số huyện Tên huyện Đất (ha) 1991* 4 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng,
5 Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn 91.380 1995** 4 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, 4.722
(7%) 5 Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn 87.085 (93%) 92.739 1996** 5 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ 6.725 ( 8%)
5 Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn 86.014 ( 92%) 92.739 1997** 7 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ,Thanh Xuân, Cầu Giấy
7.278
(9%) 5 Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn
84.461
(91%) 92.739
2000** 7 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ,Thanh Xuân, Cầu Giấy
7.278
(9%) 5 Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn
83.667
(91%) 92.097
2003** 9 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ,Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên
18.572 (22%)
5 Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn 73.525 (78%) 92.097 2008* 10 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ,Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông 21.902 (7%) 01 thị xã, 18 huyện
TX Sơn Tây, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ 299.09 8 (93%) 334.852 2010 10 Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ,Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông 21.902 (7%) thị 01 xã, 18 huyện
TX Sơn Tây, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn, Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ
299.09 8 (93%)
334.852
Ghi chú: *Năm có điều chỉnh mở rộng hay thu hẹp địa giới thành phố Hà Nội. ** Năm có điều chỉnh mở rộng ranh giới các quận nội thành.
42 Bảng số liệu được tác giả tổng hợp số liệu Niên giám thống kê, Sở Thống kê Hà Nội qua các năm (1991- 2010)
36
Sau khi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính (1/8/2008), Hà Nội trở thành thành phố lớn nhất cả nước với tổng diện tích 3.344.7km2, 29 đơn vị hành chính cấp huyện-gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã và 577 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn, đứng đầu cả nước về diện tích và nằm trong số 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới43.
Biểu đồ 2.2: Hà Nội phát triển qua từng thời kỳ44
2.3.2. Kinh tế Hà Nội trong giai đoạn sau Đổi mới
Kinh tế Hà Nội trong hơn hai thập niên qua luôn đạt mức tăng trưởng khá cao so với cả nước, trong đó bình quân giai đoạn 2001-2005 đạt 11,24%; 2006-2009: 10,22% (cả nước tương ứng là 7,51% và 7,08%)45. Năm 2009, do tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội bị chững lại, song vẫn đạt mức cao hơn 23% so với cả nước, chỉ thấp hơn Tp Hồ Chí Minh (6,7% so với 5,32% và 8%). Năm 2010, tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 10,1% so với cùng kỳ năm trước (cả nước 6,16%), dự báo cả năm ước đạt khoảng 8%-8,5%, đưa tốc độ tăng trưởng GDP trung bình (2006-2010) đạt khoảng 9,85% (cả nước 6,96%)46.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hà Nội (2001-2010)47 (%)
Nguồn: www.hanoi.gov.vn; và TBKTVN: Kinh tế VN và TG 2009-2010
43 Hoa Hữu Lân (chủ nhiệm đề tài), Điều tra xã hội học về đời sống văn hóa - xã hội của Hà Nội sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, Viện nghiên cứu Kinh tế-Xã hội Hà Nội, 2010, 380tr.
44 Phùng Anh Tiến, Thực trạng và giải pháp về công tác thực hiện quy hoạch xây dựng và phát triển các đô thị lớn trực thuộc Trung ương ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Quản lý đô thị, Hà Nội, 2008, tr 94.
45Tính toán theo Thời báo kinh tế Việt Nam, Kinh tế Việt Nam và Thế giới 2009-2010.
46http://vietbao.vn/Kinh-te/Kinh-te-Ha-Noi-6-thang-dau-nam-nhung-con-so-kha-quan/1735080681/47/.
37
Điều này cho thấy trong mọi điều kiện, dù thuận lợi hay khó khăn Hà Nội vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gấp từ 1,26-1,43 lần so với cả nước.
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, trong 10 năm qua cơ cấu kinh tế Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng giá trị nông, lâm, thuỷ sản tăng tuyệt đối (từ 4.154 tỷ đồng năm 2000 lên 13.003 tỷ năm 2009) nhưng giảm tương đối (từ 10,4% xuống còn 6,3%); tương ứng giá trị công nghiệp vừa tăng tuyệt đối (từ 14.570 tỷ đồng lên 85,297 tỷ đồng), vừa tăng tương đối (từ 36,5% lên 41,3%); còn ngành dịch vụ, tuy tỷ trọng có giảm nhẹ từ 53,1%/2000 xuống còn 52,4%/2009, nhưng giá trị tuyệt đối vẫn tăng lên 5 lần, từ 21.220 tỷ đồng lên 107.590 tỷ đồng48.
Từ năm 2008 tốc độ chuyển dịch cơ cấu bị chậm lại, tỷ trọng giá trị nông nghiệp/GDP so với năm 2007 không thay đổi, tỷ trọng công nghiệp/GDP thậm chí còn giảm 0,2%. Nhưng năm 2009, tỷ trọng nông nghiệp/GDP lại giảm xuống được 0,2%. So với cả nước, cơ cấu kinh tế của Hà Nội tiến bộ hơn rất nhiều. Số liệu năm 2009 cho thấy, tỷ trọng giá trị công nghiệp-xây dựng và dịch vụ của Hà Nội đạt 94%/GDP, nhưng cả nước chỉ đạt chưa đầy 80%.
Với nhận thức phải phát triển kinh tế Hà Nội xứng tầm với một Thủ đô hiện đại, trong hai thập kỷ gần đây Hà Nội đã tập trung nguồn lực để phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Kết quả là nhiều khu-cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, làng nghề ra đời, trở thành trụ cột của sự phát triển kinh tế thành phố. Năm 2009, các khu-cụm công nghiệp tạo ra tổng giá trị sản xuất 75000 tỷ đồng (chiếm trên 60% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp); còn các cụm công nghiệp làng nghề cũng tạo ra khoảng 7000 tỷ đồng/2008 (chiếm 10% tổng giá trị sản xuất toàn ngành)49. Sự phát triển của các khu-cụm công nghiệp không chỉ góp phần nâng cao tỷ trọng giá trị công nghiệp trong GDP, mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho một bộ phận lao động nông thôn trong và ngoài thành phố.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được cải tạo và nâng cấp, hầu hết các tuyến đường, nhất là những tuyến quốc lộ hướng tâm vào thành phố như đường Giải Phóng, Nguyễn Văn Cừ, Quốc lộ 32, Láng Hạ, Ngọc Khánh, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Cầu Giấy,… đều đã được mở rộng và nâng cấp nền đường. Nhiều tuyến đường mới từ 4-8 làn xe, với chiều rộng 16-18m đã và đang được mở thêm, như Láng-Hoà Lạc, Trần Duy Hưng, Kim Liên-Ô Chợ Dừa, Lê Văn Lương kéo dài, Đại Lộ Thăng Long, vành đai 3… Tính đến năm 2010, Hà Nội đã hoàn thành về cơ bản việc xây dựng mới và nâng cấp 3 tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều
48 Cục Thống kê Hà Nội: Niên giám thống kê 2009
38
tuyến phố khác, đưa tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đường bộ tại khu vực nội đô đạt 6-7%, tăng 3 lần so với thời kỳ đầu thập niên 1990 (khoảng 2-3%)50.