7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Các khái niệm công cụ nghiên cứu
1.3.1. Đô thị
Theo đại từ điển tiếng Việt, đô thị có thể hiểu là nơi đông dân, tập trung buôn bán như thành phố, thị xã28. Đô thị là khái niệm chỉ không gian cư trú và hoạt động của cộng đồng cư dân phi nông nghiệp, là trung tâm của một vùng lãnh thổ, của một đơn vị hành chính-lãnh thổ của đất nước. Ngày nay, khái niệm đô thị được dùng chỉ
27 Xem thêm Văn Thị Ngọc Lan (LATS; 2008), Cộng đồng dân cư ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị hoá, 2008, tr 24-25.
28 Ở Việt Nam, theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị thì đô thị là khu dân cư tập trung có những đặc điểm sau:
- Về cấp quản lý, đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Về trình độ phát triển, đô thị phải đạt được những tiêu chuẩn sau: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ như: vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc vùng trong tỉnh, trong thành phố trực thuộc Trung ương; vùng huyện hoặc tiểu vùng trong huyện.
Đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân số ít nhất là 4.000 người và mật độ dân số tối thiểu phải đạt 2.000 người/km2.
24
các lãnh thổ nhân tạo với nhiều chức năng khác nhau như đô thị sinh thái, đô thị công nghệ cao, đô thị đại học...29
Trong xã hội công nghiệp, đô thị là cực hút, do đó dân số và hoạt động kinh tế tập trung thành một tổng thể duy nhất. Sự tập trung này là chỉ số chính của đô thị, các yếu tố sản xuất làm cho đô thị trở thành những cực tăng trưởng. Và sự tăng trưởng này đưa đến sự đa dạng kinh tế và xã hội. Làn sóng di dân xuất phát từ nhiều nơi có nền văn hóa khác nhau tràn vào đô thị nên nơi đây lại có thêm sự đa dạng về văn hóa. Do đó, đô thị được định nghĩa như là: nơi tập trung đông đúc dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo phong cách và lối sống khác với lối sống ở nông thôn.
Dưới khía cạnh xã hội học, đô thị và nông thôn là hai khái niệm về mặt nội dung có hàng loạt đặc điểm có tính đối lập nhau. Các nhà xã hội học đã đưa ra rất nhiều cơ sở khác nhau để phân biệt đô thị và nông thôn. Sự phân chia đó có thể dựa trên cơ sở các lĩnh vực hoạt động sống của xã hội như lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, dịch vụ,... hoặc dựa trên các thiết chế chủ yếu của xã hội như thiết chế kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị, gia đình,... hoặc theo các nhóm, các giai cấp, tầng lớp xã hội, hay theo bình diện lãnh thổ. Cũng có một số nhà lý luận xã hội học lại cho rằng, để phân biệt giữa đô thị và nông thôn theo sự khác biệt giữa chúng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Như về mặt kinh tế thì giữa đô thị và nông thôn có sự khác biệt về lao động, nghề nghiệp, mức độ và cách thu nhập về dịch vụ, v.v... Về mặt xã hội thì đó là sự khác biệt trong lối sống, giao tiếp, văn hóa, gia đình, mật độ dân số, nhà ở,... Về mặt môi trường thì chủ yếu ở đây là môi trường tự nhiên, mức độ ô nhiễm, v.v...
Nhấn mạnh từ góc độ xã hội thì cả đô thị và nông thôn đều được coi là những hệ thống xã hội, những cộng đồng xã hội có những đặc trưng riêng biệt như những xã hội nhỏ và trong đó có đầy đủ các yếu tố, các vấn đề xã hội và các thiết chế xã hội. Vì vậy, trước hết đô thị và nông thôn cần được xem xét như một cơ cấu xã hội, trong đó có hàng loạt các yếu tố, các lĩnh vực nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.3.2. Vùng ven đô
Khái niệm “vùng ven-peri-urban” là một vùng nóng đang có chuyển động đô thị hóa. Vùng này là điểm quá độ, là khu đệm giữa nông thôn và thành thị, giữa cái yên tĩnh và cái sôi động, giữa cái chặt chẽ của nông thôn và cái thoáng mở của thành thị, là nơi chuyển đổi nhu cầu của nông thôn vào dân đô thị, và ngược lại mang lối sống của đô thị vào nông dân30. Nói mộtcách ngắn gọn nhất, “vùng ven” hay “vùng
29Nguyễn Quang Ngọc,Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và quản lý Nhà nước đặc thù của các đô thị trực thuộc trung ương ở nước ta, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước,mã số KX02-03/06-10, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Chủ trì.
30 Tôn Nữ Quỳnh Trân, Nông dân và đô thị hóa trường hợp Tp Hồ Chí Minh, trong xây dựng văn hóa đô thị trong quá trình đô thị hóa ở TP Hồ Chí Minh,NXB tổng hợp Tp Hồ Chí Minh
25
ven đô” là vùng trung gian giữa nội thị (nơi đã hoàn thành cơ bản quá trình đô thị hóa) với khu vực ngoại thành (nơi còn đậm chất nông thôn, mới bắt đầu hoặc đang trong quá trình đô thị hóa) của một đô thị cụ thể.
Khái niệm vùng ven theo nghĩa địa lý được hiểu là không gian bao quanh bên ngoài địa giới hành chính của một thành phố. Do đó vùng ven không có địa giới hành chính, không có giới hạn cụ thể về không gian. Vùng ven được xem là các quận, huyện nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực nội thành trung tâm và ngoại thành31
Vùng ven là vùng vành đai chuyển tiếp giữa một đô thị lớn và nông thôn xung quanh, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa đô thị đó , nhưng vẫn còn mang trong mình nhiều yếu tố của văn hóa nông thôn, nên không hẳn là nông thôn mà cũng chưa phải là đô thị thực sự32
Dựa trên một số định nghĩa của các nhà nghiên cứu về đô thị , chúng ta có thể tóm tắt các điểm chung nhất về vùng ven đô như sau: về mặt địa lý vùng ven đô được hiểu là khu vực cận kề với thành phố. Vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động đặc trưng cho nông thôn vừa có các hoạt động mang tính chất đô thị. Vùng ven đô không tồn tại độc lập mà nằm trong một miền liên thông nông thôn-ven đô-đô thị. Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của các bộ phận hợp thành hệ thống nông thôn-ven đô-đô thị được thể hiện ở chỗ nông thôn và ven đô là nơi cung cấp thường xuyên, lâu dài lương thực thực phẩm, nguồn nguyên liệu và nguồn lao động cho đô thị, ngược lại đô thị tạo ra thị trường để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, tạo cơ hội việc làm và nơi ở cho các dòng di dân từ nông thôn đến đô thị. Nhiều trường hợp trong quá trình đô thị hóa, các chính sách quy hoạch và phát triển đô thị sẽ biến vùng ven đô thành đô thị và đô thị hóa một phần nông thôn thành vùng ven đô mới33.
Do đó, khó có thể xác định được ranh giới của vùng ven đô thông qua các tiêu chuẩn cụ thể. Thông thường, người ta xác định ranh giới của vùng ven đô dựa vào các chính sách quy hoạch đô thị và các biện pháp quản lý hành chính. Trong nghiên cứu này chúng tôi coi tất cả các xã, phường, thị trấn có phần lãnh thổ tiếp giáp khu vực nội thành được xác định cụ thể qua các biện pháp quản lý hành chính là vùng ven đô.
Như vậy, để có thể xếp loại một khu vực được gọi là vùng ven cần đáp ứng đầy đủ bốn tiêu chí như sau: (1) Là khu vực tiếp giáp sát các quận nội thành; (2) Khu vực nằm chuyển tiếp giữa nội thành và ngoại thành. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp một số khu vực nằm trong quy hoạch là hướng phát triển chính của không gian thành phố, nên có thể chuyển tiếp trực tiếp giữa nội thành và các tỉnh lân cận, mà không
31 Dư Phước Tân, Đô thị hóa vùng ven tại thành phố Hồ Chí Minh-nhận diện xu thế phát triển và đề xuất một số giải pháp định hướng trong công tác quản lý đô thị. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Các xu hướng đô thị hóa vùng ven và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á” Tp Hồ Chí Minh 12/2008.
32 Nguyễn Thế Cường , Những vấn đề xã hội-môi trường của vùng ven Tp Hồ Chí Minh-thách thức đối với chính sách công. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế “Các xu hướng đô thị hóa vùng ven và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á” Tp Hồ Chí Minh 12/2008.
33 Iapuinta D.L. and Drescher A.W. (2002), Denfining the perri-urban: rural-urban linkages and institutional connections. Nebraska Wesleyan University.
26
chuyển từ nội thành sang ngoại thành; (3) Khu vực còn diện tích đất nông nghiệp tối thiểu 10-30% trong tổng diện tích đất tự nhiên, hay nói cách khác đây là khu vực còn nhiều đất dự trữ cho phát triển đô thị; (4) Nơi diễn ra tốc độ đô thị hóa cao nhất so với toàn thành phố.
1.3.3. Đô thị hóa
Cho đến nay, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành đã nghiên cứu quá trình đô thị hóa và đưa ra không ít định ng hĩa cùng với những đánh giá về quy mô , tầm quan trọng và dự báo tương lai cho quá trình này. Qua đó, đô thị hóa là một hiện tượng lịch sử xảy ra ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Nhưng ở từng quốc gia, từng tộc người, quá trình đô thị hóa lại diễn ra hết sức khác nhau do các nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng hết sức khác nhau, phản ánh sự phát triển không đồng đều, như là một hiện tượng có tính quy luật của tiến trình lịch sử nhân loại34.
Với quan điểm coi biến đổi kinh tế và dân số là hai vấn đề chính khi nghiên cứu về quá trình đô thị hóa, Chan (1994) đã đưa ra định nghĩa: “Đô thị hóa là một quá trình đa diện và phức hợp nhưng về cơ bản nó là biểu hiện về mặt không gian của sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các hoạt động dựa trên nông nghiệp sang các hoạt động dựa trên công nghiệp trong cấu trúc sản xuất”35.
Đô thị hoá là một quá trình xã hội-kinh tế nhiều mặt và phức tạp, hiện nay đang ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội, do đó đòi hỏi một phương pháp tiếp cận tổng hợp dựa trên sự hợp tác của nhiều ngành khoa học36.
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hoá; còn theo cách thứ hai, nó có tên là
tốc độ đô thị hoá37.
Sự tăng trưởng của đô thị được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (là chỉ số thể hiện sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm).
Từ những định nghĩa trên chúng ta có thể nhận thấy rằng, quá trình đô thị hóa như một hiện tượng kinh tế, văn hóa, xã hội, không gian (môi trường) bao trùm với hai vế: tác nhân sinh ra hiện tượng và hệ quả mà hiện tượng ấy mang lại. Về tác nhân, ta thấy nổi rõ hai yếu tố: một là sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ sản
34 Ngô Văn Lệ, Đô thị hóa vùng ven với những tác động đến xã hội và văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Các xu hướng đô thị hóa và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á” TP Hồ Chí Minh, 12/2008.
35 Dẫn theo Lê Thanh Sang (2008), Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau Đổi mới (1979-1989) và (1989-1999), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 41.
36 Pivovarov (1976), Những đặc điểm của công tác nghiên cứu đô thị và hiện tượng đô thị hoá, NXB Matscơva, Trg 1.
37 Nurul Amin (1993), Đô thị hóa, Môi trường và chính sách giải quyết con người, Viện Công nghệ châu Á, Bangkok, Thái Lan.
27
xuất, hai là sự phát triển của chính sản xuất tức nền kinh tế. Về hệ quả, chúng ta có thể phân thành các nhóm chính: nhóm một là các hệ quả kinh tế-xã hội bao gồm những sự kiện quan trọng trong cấu trúc xã hội-nghề nghiệp và dịch cư xã hội cũng như những biến động trong cấu trúc gia đình. Nhóm hai là các hệ quả văn hóa-xã hội gồm sự tăng trưởng mức sống, sự thay đổi trong lối sống và nhu cầu giao tiếp xã hội. Nhóm ba là hệ quả không gian-môi trường gồm những biến động trong yếu tố tạo thị và yếu tố kết tụ không gian trong cấu trúc của từng quần cư cũng như của hệ thống các quần cư.
Như vậy, các định nghĩa về đô thị hóa về cơ bản coi đây là hiện tượng tất yếu, một quy luật mang tính khách quan và có tính toàn cầu, tiến bộ rõ rệt với sự chuyển đổi mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội…từ nông thôn sang thành thị, sự tập trung dân cư tại các đô thị theo tỷ lệ ngày càng cao.
1.3.4. Đô thị hóa vùng ven
Đô thị hóa vùng ven là việc mở rộng các đô thị hiện có nằm trong quá trình tất yếu không cưỡng lại được đó. Tuy nhiên có một tình trạng khá phổ biến là việc mở rộng đô thị thường xảy một cách tự phát, khó kiểm soát. Mỗi thời kỳ lịch sử đô thị có vùng ven khác nhau38.
1.3.5. Biến đổi xã hội
Biến đổi xã hội là sự thay đổi xã hội từ một ngưỡng phát triển này sang một ngưỡng phát triển khác (cao hơn hoặc thấp hơn) về chất, xét dưới góc độ tổng thể các thiết chế và cấu trúc xã hội39.
Biến đổi phát triển là sự biến đổi theo chiều hướng tích cực và phù hợp với mong muốn của xã hội như đạt được các mong muốn đặt ra trong tiến trình phát triển; hệ thống kinh tế, khoa học công nghệ phát triển. Biến đổi suy thoái là theo chiều hướng tiêu cực, ngược lại so với sự biến đổi phát triển, đó là một xã hội bế tắc, nhiều xung đột phức tạp và không thể khắc phục được.
1.3.6. Lối sống đô thị
Lối sống đô thị là một chủ đề nghiên cứu lớn trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, Luis Wirth -nhà xã hội học đô thị Mỹ thuộc trường phái Chicago từ những năm 30 của thế kỷ XX đã nêu định nghĩa về lối sống đô thị như là “các khuôn mẫu (patterns) của văn hoá và cấu trúc xã hội, đặc trưng ở các đô thị và khác căn bản với văn hoá của các cộng đồng nông thôn”40. Những đặc trưng của lối sống đô thị hiện
38 Võ Kim Cương, Đô thị hóa tự phát vùng ven-thách thức lớn đối với mục tiêu phát triển bền vững Tp Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Các xu hướng đô thị hóa và đô thị hóa vùng ven ở Đông Nam Á. Tp Hồ Chí Minh, 12/2008.
39 Vũ Quang Hà (chủ biên), Xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003, tr 195.
40 Theo Wirth, những người ở thành phố gặp nhau trong các vai trò đã bị cắt rời, không phải trong những quan hệ có liên quan đến toàn bộ con người. Họ có những công việc chuyên môn hoá cao. Những biểu tượng, vai trò,