Đối tượng phản ánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu chân dung truyền hình (TFS) đài truyền hình thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

1.3. So sánh KCDBI với PTLCDTH và PTLCDĐA

1.3.1. Đối tượng phản ánh

Bảng 1. So sánh KCDBI, PTLCDĐA, PTLCDTH về đối tượng phản ánh.

KCDBI, PTLCDTH, PTLCDĐA hầu như cùng cĩ chung đối tượng phản ảnh. Đĩ là con người hay tập thể người cĩ bản sắc, tính cách, chiều sâu nội tâm- Con người hay tập thể người ấy vừa cĩ nét chung tiêu biểu cho một lớp người trong xã hội vừa cĩ những tính cách riêng, độc đáo của mình [15, tr.134]. Nhưng đối tượng phản ánh của PTLCDTH cĩ những đặc thù riêng. Ở Việt Nam, hầu hết PTLCDTH phản ánh chân dung "người tốt việc tốt". Đĩ là những chân dung đã định hình, ổn định về tính cách, đặc biệt là những nhân cách lớn của những con người, tập thể người trên mọi lĩnh vực cĩ những đĩng gĩp to lớn cho đất nước, cộng đồng.

Ngồi những PTLCDTH phim tài liệu chân dung truyền hình với đối tượng phản ảnh về "người tốt việc tốt", những chân dung đã định hình, được thử thách qua năm tháng, những nhân cách lớn, tài năng lớn; trong những năm gần đây,

trước yêu cầu đổi mới, nhu cầu thõa mãn thơng tin, thưởng thức nghệ thuật của cuộc sống; hãng phim truyền hình TP.HCM cịn cĩ những phim tài liệu chân dung đề cập đến những con người trăn trở, đi tìm cái mới, tìm hướng đi riêng để khẳng định mình. Những năm gần đây, chân dung những nhà khoa học, nghệ sĩ, doanh nghiệp... xuất hiện khá nhiều trên thể loại phim tài liệu chân dung truyền hình.

Phim tài liệu "chân dung đen" hầu như ít thấy các hãng phim đưa vào kế hoạch sản xuất.

Chắc hẳn sẽ cĩ người đặt câu hỏi "PTL và PTLCDTH cĩ gì khác nhau. Và đâu là ranh giới của sự khác nhau?". Thật ra, ranh giới giữa PTL và PTLCDTH rất mong manh; bởi PTLCDTH là PTL luơn phải dựa vào sự kiện, con người cĩ thật để "đặc tả". Ngay cả phĩng sự truyền hình cũng rất gần với PTL, cũng bám lấy con người, sự kiện trong một thời điểm nhất định nào đĩ để miêu tả, quan sát, trần thuật, phỏng vấn, thẩm định... Tuy nhiên, trong thực tế, PTLCD được xác định bởi những đặc thù riêng: Con người hay tập thể người là đối tượng để đặc tả. Con người là nhân tố làm nên sự kiện. Con người ấy nằm trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và phong trào. Khơng cĩ con người ấy, chắc chắn khơng cĩ sự kiện, phong trào. Điều đĩ cũng lý giải vì sao PTLCDTH luơn chọn những nhân vật ưu việt, tích cực, cá tính, sáng tạo, thành tích... để "đặc tả" mà khơng là những "chân dung đen".

Cùng với sự đổi mới đất nước, phát huy mọi nguồn lực trong sự nghiệp cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước; đối tượng PTLCDTH đề cập đến ngày càng đa dạng, phong phú, sinh động, linh hoạt, được mở rộng phạm vi hơn so với PTLCDĐA, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục, định hướng, thơng tin tại Tp.HCM- một thành phố trọng điểm phía Nam và khu vực Đơng Nam Á.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu chân dung truyền hình (TFS) đài truyền hình thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)