Nhu cầu các thị trường khách quốc tế với DLSTMV BếnTre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre (Trang 98)

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre -> ưu tiên cao nhất là 1

Đối với thị trường khách quốc tế: Trong những năm gần đây, khách quốc tế đến Bến Tre với số lượng tương đối nhiều nhưng chủ yếu với mục đích du lịch

STT

Thị trƣờng Sinh thái miệt vƣờn

1 - Trung Quốc (đại lục) 2

2 - Đài Loan, Hồng Kông 2

3 - Nhật, Hàn Quốc 1 4 - ASEAN 1 5 - Châu Úc 1 6 - Châu Mỹ 1 7 - Tây Âu 2 8 - Đông Âu 3

thuần túy, khách thương mại và thăm thân nhân hầu như không có. Đây là những cơ sở rất quan trọng để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với mục đích và đối tượng khách. Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, cùng với một số tỉnh thành khác như Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh,... Bến Tre cũng có nhiều sản phẩm du lịch tương đồng (du lịch sinh thái miệt vườn, sông nước,...). Tuy nhiên, bên cạnh những nét chung đó, Bến Tre còn có nhiều những yếu tố đặc thù để xây dựng nên các sản phẩm du lịch đặc thù mà ở các tỉnh khác trong vùng không có (đó là bản sắc văn hóa của người dân, đặc sản địa phương, các di tích lịch sử văn hóa, truyền thống cách mạng v.v...). Do vậy, đây sẽ là những điểm du lịch cạnh tranh của du lịch Bến Tre. Những yếu tố này cần được xem xét khi xây dựng các sản phẩm du lịch cũng cần phải xác định chiến lược phát triển thị trường cụ thể nhằm thu hút các thị trường tương ứng. Dựa trên những nét đặc thù về tài nguyên du lịch, tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc tế,... có thể kết hợp và xây dựng một số sản phẩm du lịch tương ứng với đặc điểm về sở thích của một số thị trường cơ bản của Bến Tre như:

a. Đối với nhóm thị trường Đông Bắc Á

- Thị trường khách Nhật Bản: Du lịch Bến Tre thì loại hình du lịch sinh thái miệt vườn rất được khách Nhật ưa thích. Đây là thị trường có khả năng chi trả cho chuyến đi du lịch rất cao, đòi hỏi nhiều dịch vụ du lịch cao cấp, có yêu cầu cao về vệ sinh môi trường.

- Thị trường khách Hàn Quốc cũng có sở thích gần như khách Nhật Bản. Thị trường Hàn Quốc có khả năng thanh toán cao, và có yêu cầu cao về chất lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ,...

- Thị trường khách Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc) đến với du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre nói chung là tiêu thụ ít, khả năng thanh toán thấp (trừ đối tượng là khách thương mại), thích các dịch vụ giá rẻ, thích những nơi ồn ào, náo nhiệt với các dịch vụ vui chơi giải trí,...

b. Đối với nhóm thị trường Châu Âu - Thị trường Pháp đây là thị trường chính, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số khách Châu Âu đến Bến Tre. Khách Pháp đến Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng thuộc nhiều thành phần khác nhau, với nhiều lứa tuổi khác nhau từ thanh niên đến trung niên và những người nghỉ hưu. Khách Pháp đòi hỏi chất lượng các dịch vụ du lịch cao, họ có khả năng chi trả cao, thích những sản phẩm và dịch vụ mang phong cách Pháp,...Tuy nhiên họ rất thực dụng, chỉ chấp nhận giá cả phải tương xứng với chất lượng dịch vụ.

- Các thị trường khác: Chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có tiềm năng lớn; bao gồm các thị trường Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch,...Các thị trường này có những tâm lý, sở thích tương tự như thị trường Pháp. Các thị trường Đông Âu bắt đầu phát triển trở lại và đây sẽ là những thị trường tiềm năng của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng (thị trường này đã từng là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam và nay đang có xu thế phát triển trở lại, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam). Các sản phẩm ưa thích của thị trường Đông Âu là: du lịch sinh thái miệt vườn, tham quan và mua sắm v.v...

c. Đối với thị trường Bắc Mỹ: Các sản phẩm du lịch mà Bến Tre có thể đáp ứng bao gồm: Du lịch sinh thái miệt vườn; tham quan, nghiên cứu (đặc biệt đối với bà con Việt kiều và các cựu chiến binh Mỹ); du lịch văn hóa; du lịch thương mại v.v... Đây là thị trường có khả năng thanh toán cao, đòi hỏi chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch rất khắt khe,... Hiện nay thị trường này đến Bến Tre còn ít, tuy nhiên mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được củng cố và phát triển, Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO),... do vậy đây sẽ là cơ hội cho khách du lịch thương mại Mỹ đến Việt Nam nhiều hơn và sẽ là thị trường nguồn tiềm năng cho Bến Tre. Đặc biệt thị trường này đang có những bước tăng trưởng đột biến thời gian gần đây. Các đối tượng cần được quan tâm khai thác của thị trường Mỹ là các cựu chiến binh Mỹ, các nhà đầu tư, Việt kiều,...

- Thị trường các nước ASEAN: Hiện nay, các thị trường này đến Bến Tre còn ít, nhưng đây là thị trường các nước trong khối ASEAN đang phát triển trong xu thế hội nhập khu vực; đang dần xóa bỏ mọi rào cản, mọi thủ tục hành chính (như miễn thị thực nhập cảnh, cho phép xe ôtô đi lại vào lãnh thổ của nhau,...); đặc biệt với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, dự án phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (trong đó có sự tham gia của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) đang được triển khai thực hiện. Do vậy ngành Du lịch Bến Tre cần xác định đây là những thị trường tiềm năng trong chiến lược phát triển. Đối với thị trường các nước ASEAN cần phát triển và cung cấp các sản phẩm du lịch sau: du lịch sinh thái sông nước; du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch văn hóa; du lịch vui chơi giải trí, thể thao; du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo v.v...

- Thị trường Úc và Niu Zi Lân: Các đối tượng chính cần khai thác của thị trường này là tầng lớp trung niên; cán bộ công chức; thanh niên, học sinh, sinh viên,... Các sản phẩm du lịch ưa thích của thị trường này mà du lịch Bến Tre có thể đáp ứng được bao gồm: Du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch nghiên cứu văn hóa, lịch sử v.v...

Thị trường mục tiêu mà du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre cần đầu tư khai thác và hướng trong những năm tiếp theo là các thị trường du lịch cao cấp, có trình độ học vấn cao, có khả năng chi tiêu lớn và thời gian lưu trú dài ngày hơn. Với mục tiêu này thì ngành du lịch Bến Tre bên cạnh việc trú trọng đầu tư cho loại hình sinh thái miệt vườn thì cần mở rộng và hướng tới khai thác một số thị trường khách với mục đích tham quan, nghiên cứu; tìm hiểu văn hóa,…kết hợp với nguồn khách đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Úc, Châu Mỹ, Asian, các nước Đài Loan, Hồng Kông,Tây Âu v.v...

3.1.6.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch mũi nhọn của Bến Tre là du lịch sinh thái miệt vườn, tuy nhiên, loại hình này nó lại na ná giống nhau so với các tỉnh khác ở ĐBSCL.Thế

nên hầu hết du khách tới đây đều bày tỏ thái độ thất vọng bởi sự nghèo nàn của các sản phẩm du lịch.

Để cạnh tranh được với các sản phẩm du lịch cùng loại của các tỉnh khác ở trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bến Tre cần có kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng và dịch vụ vui chơi – giải trí; khu du lịch, điểm du lịch với qui mô khá và hiện đại.Tiếp tục đầu tư phát triển du lịch sinh thái miệt vườn các xã ven sông huyện Châu Thành, huyện Chợ Lách và du lịch sinh thái miệt vườn vùng ven TP Bến Tre. Áp dụng "chiến lược chất lượng cao, giá cả hợp lý"; "chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch" và "chiến lược thị trường thích hợp".

Ngoài ra, Bến Tre cần áp dụng chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho một thị trường"; "kết hợp nhiều sản phẩm du lịch bổ trợ cho một đối tượng khách’’ với giá cả thích hợp để thu hút du khách như du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch homestay, du lịch thể thao, du lịch kết hợp hội nghị, vui chơi giải trí,.... Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu hút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định.

Mặt khác, Bến Tre có các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch giống với các tỉnh khác trong vùng; bên cạnh đó, Bến Tre ít có sản phẩm du lịch đặc biệt hơn so với các nơi khác ở trong vùng (Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ,...), nên khả năng cạnh tranh thu hút khách du lịch sẽ kém thuận lợi hơn. Do vậy, để có thể thâm nhập vào các thị trường khách du lịch (cả quốc tế và nội địa), tăng khả năng cạnh tranh thì trước hết trong việc tổ chức các hoạt động du lịch và xây dựng các sản phẩm du lịch cần phải thể hiện và khai thác tối đa các sắc thái riêng của Bến Tre (biểu tượng cây dừa – một đặc sản của địa phương; các bản sắc văn hóa của cộng đồng dân cư gắn với các lễ hội, làng nghề, ẩm thực,…), đặc biệt chú trọng công tác nâng cao trình độ nghiệp vụ, vì đây là một cấu thành rất quan trọng của sản phẩm du lịch. Các sản phẩm du lịch cần được thể hiện và làm nổi bật các nét đặc thù nói trên. Song song với việc xây dựng

các sản phẩm du lịch, cần phải đẩy mạnh chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho một thị trường’’; "kết hợp nhiều sản phẩm du lịch cho một đối tượng khách’’; tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch ở trong và ngoài nước (đặc biệt là ở những thị trường trọng điểm của du lịch Bến Tre),...

Bảng 3.2: Giải pháp ưu tiên đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch

C

h

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch -> “*” là ưu tiên đầu tư thấp nhất Bến Tre có nhiều điều kiện để khai thác thị trường khách nội địa, do vậy đầu tư vào thị trường khách nội địa sẽ được chú trọng hơn với sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn. Bên cạnh đó, các sản phẩm;du lịch miệt vườn làng quê; du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề; du lịch nghỉ cuối tuần,...cũng được quan tâm cùng phát triển. Đối với thị trường khách quốc tế thì cần đầu tư vào các sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch miệt vườn làng quê, du lịch sông nước, du lịch tham quan,... nối tour với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.

3.1.6.3. Giải pháp tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến

Thị trƣờng Sản phẩm du lịch Khách quốc tế Khách nội địa

- Du lịch sinh thái miệt vườn **** ****

- Du lịch tham quan, nghiên cứu *** ***

- Du lịch thể thao sông nước ** **

- Du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề ** **

- Du lịch cuối tuần ** **

Theo kết quả điều tra, phân tích của tác giả tại Bến Tre 8/2014 thì:

Bảng 3.3: Nguồn tiếp nhận thông tin của khách du lịch về DLSTMV

Nguồn thông tin Tỷ lệ KQT (%) Tỷ lệ khách nội địa (%)

Gia đình, bạn bè 31% 51%

Hãng lữ hành 18% 25%

Internet 46% 20%

Tờ rơi quảng cáo 5% 4%

TV, sách, báo 33% 29%

Tổng số ngƣời trả lời 100 100

Nguồn: Kết quả điều tra, phân tích của tác giả tại Bến Tre 8/2014

Bảng 3.4 cho thấy, nguồn thông tin chính để khách quốc tế tìm đến du lịch sinh thái miệt vườn là internet chiếm 46%, sau đó là nguồn thông tin qua tivi, sách, báo. Còn đối với khách du lịch trong nước thì nguồn thông tin để công ty du lịch đưa Bến Tre đến gần khách hơn là WOM (Word of mouth: quảng cáo truyền miệng) từ gia đình và bạn bè chiếm 51%, sau đó mới là nguồn thông tin qua tivi, sách, báo.

Du lịch sinh thái miệt vườn phát triển không những giúp quảng bá hình ảnh vùng đất “chín rồng” mà còn còn giúp tăng thêm nguồn thu, giải quyết lao động và việc làm cho nông dân thông qua việc các nhà vườn liên kết với các doanh nghiệp làm du lịch. Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre, cần áp dụng 3 mô hình quảng cáo trong du lịch để xây dựng nên các chương trình, dịch vụ du lịch thích ứng như:

- Mô hình 4S:

 SEA: Biển

 SHOP: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm

 SEX (or SAND): Hấp dẫn, khiêu gợi giới tính (hay bãi cát). - Mô hình 3H:

 Heritage: Di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hóa

 Hospitality: Lòng hiếu khách, khách sạn – nhà hàng

 Honesty: Lương thiện, uy tín trong kinh doanh

- Mô hình 6S: Đây là mô hình kết hợp sản phẩm du lịch của Pháp.

 Sanitaire: Vệ sinh

 Santé: Sức khỏe

 Sécurité: An ninh, trật tự xã hội

 Sérénité: Thanh thản

 Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ

 Satisfaction: Thỏa mãn

Để quảng cáo cho du lịch sinh thái miệt vườn đạt hiêu quả cao nhất nên việc áp dụng kết hợp 3 mô hình trên là điều cần thiết.Kết hợp SHOP của 4S + Heritage và Hospitality của 3H + Sanitaire, Sécurité, Service và Satisfaction của 6S. Sau đó dựa vào bảng phân tích SWOT ở cuối chương 2, sáng tạo ra khẩu hiệu để tiếp thị, xây dựng hình ảnh cho các điểm, chương trình du lịch sinh thái miệt vườn trong các hoạt động quảng bá được khuyến khích như là một bước quảng bá du lịch sinh thái miệt vườn.

Ví dụ như “Du lịch và trải nghiệm sinh thái miệt vườn Bến Tre”.

Để gây được ấn tượng và thu hút đối với khách du lịch thì có khẩu hiệu ấn tượng thôi chưa đủ mà nó phải được kết hợp với công cụ quảng bá thích hợp như:

- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin, đặt biển báo sao cho bắt mắt giới thiệu về du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre, về tiềm

năng du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở khu vực Châu Thành, TP. Bến Tre, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Bến Tre tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. - Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các chiến lược về thị trường – sản phẩm du lịch Bến Tre, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành Du lịch và tạo khả năng hội nhập của du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre với hoạt động phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở trong nước, khu vực và trên thế giới.

- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá trên báo, tạp chí du lịch và trên các trang Web do các cơ quan hành chính du lịch phụ trách để giới thiệu các thông tin tức thời liên quan trực tiếp đến du lịch như: những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như triển lãm, hội chợ du lịch, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống,... tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái miệt vườn nói riêng của địa phương, kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh bến tre (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)