Nguồn thông tin Tỷ lệ KQT (%) Tỷ lệ khách nội địa (%)
Gia đình, bạn bè 31% 51%
Hãng lữ hành 18% 25%
Internet 46% 20%
Tờ rơi quảng cáo 5% 4%
TV, sách, báo 33% 29%
Tổng số ngƣời trả lời 100 100
Nguồn: Kết quả điều tra, phân tích của tác giả tại Bến Tre 8/2014
Bảng 3.4 cho thấy, nguồn thông tin chính để khách quốc tế tìm đến du lịch sinh thái miệt vườn là internet chiếm 46%, sau đó là nguồn thông tin qua tivi, sách, báo. Còn đối với khách du lịch trong nước thì nguồn thông tin để công ty du lịch đưa Bến Tre đến gần khách hơn là WOM (Word of mouth: quảng cáo truyền miệng) từ gia đình và bạn bè chiếm 51%, sau đó mới là nguồn thông tin qua tivi, sách, báo.
Du lịch sinh thái miệt vườn phát triển không những giúp quảng bá hình ảnh vùng đất “chín rồng” mà còn còn giúp tăng thêm nguồn thu, giải quyết lao động và việc làm cho nông dân thông qua việc các nhà vườn liên kết với các doanh nghiệp làm du lịch. Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre, cần áp dụng 3 mô hình quảng cáo trong du lịch để xây dựng nên các chương trình, dịch vụ du lịch thích ứng như:
- Mô hình 4S:
SEA: Biển
SHOP: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm
SEX (or SAND): Hấp dẫn, khiêu gợi giới tính (hay bãi cát). - Mô hình 3H:
Heritage: Di sản truyền thống dân tộc, di sản văn hóa
Hospitality: Lòng hiếu khách, khách sạn – nhà hàng
Honesty: Lương thiện, uy tín trong kinh doanh
- Mô hình 6S: Đây là mô hình kết hợp sản phẩm du lịch của Pháp.
Sanitaire: Vệ sinh
Santé: Sức khỏe
Sécurité: An ninh, trật tự xã hội
Sérénité: Thanh thản
Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ
Satisfaction: Thỏa mãn
Để quảng cáo cho du lịch sinh thái miệt vườn đạt hiêu quả cao nhất nên việc áp dụng kết hợp 3 mô hình trên là điều cần thiết.Kết hợp SHOP của 4S + Heritage và Hospitality của 3H + Sanitaire, Sécurité, Service và Satisfaction của 6S. Sau đó dựa vào bảng phân tích SWOT ở cuối chương 2, sáng tạo ra khẩu hiệu để tiếp thị, xây dựng hình ảnh cho các điểm, chương trình du lịch sinh thái miệt vườn trong các hoạt động quảng bá được khuyến khích như là một bước quảng bá du lịch sinh thái miệt vườn.
Ví dụ như “Du lịch và trải nghiệm sinh thái miệt vườn Bến Tre”.
Để gây được ấn tượng và thu hút đối với khách du lịch thì có khẩu hiệu ấn tượng thôi chưa đủ mà nó phải được kết hợp với công cụ quảng bá thích hợp như:
- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin, đặt biển báo sao cho bắt mắt giới thiệu về du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre, về tiềm
năng du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở khu vực Châu Thành, TP. Bến Tre, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Bến Tre tại các thị trường trọng điểm trong và ngoài nước. - Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các chiến lược về thị trường – sản phẩm du lịch Bến Tre, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành Du lịch và tạo khả năng hội nhập của du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre với hoạt động phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở trong nước, khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá trên báo, tạp chí du lịch và trên các trang Web do các cơ quan hành chính du lịch phụ trách để giới thiệu các thông tin tức thời liên quan trực tiếp đến du lịch như: những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như triển lãm, hội chợ du lịch, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống,... tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái miệt vườn nói riêng của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Bến Tre trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Bến Tre.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (cả trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Bến Tre có hiệu quả.
- Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả cao; nghiên cứu để nâng cao năng lực, cải thiện sản phẩm, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường,...
- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước; khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt chú trọng vấn đề đặt chỗ, thanh toán qua mạng, chủ động xây dựng các trang web động phục vụ quảng bá và hoạt động kinh doanh du lịch.
- Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch.
Nói chung, nhằm tạo động lực phát triển các hoạt động du lịch miệt vườn, việc các địa phương cần quan tâm đến một số vấn đề then chốt nhằm phát huy và khai thác triệt để tiềm lực phát triển du lịch trong điều kiện mới: như phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tăng cường năng lực chuyên môn đối với đội ngũ lao động, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường, tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch theo hướng bền vững.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hình ảnh cũng như thương hiệu chung, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch sinh thái miệt vườn. Bến Tre cần thực hiện phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng và phối hợp liên ngành cho các tuyến du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre nói riêng và nói chung cho cả ĐBSCL.
3.1.7. Giải pháp về liên kết và hỗ trợ phát triển du lịch
Liên kết với địa phương bạn như: thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh thực hiện chương trình phát triển du lịch liên vùng.
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre cần làm việc với doanh nghiệp lữ hành về việc mở tuyến du lịch liên tỉnh, nối tours Tiền Giang - Bến Tre - Vĩnh Long và Trà Vinh; Tổ chức chuyến Famtrip Bến Tre - Trà Vinh cho hơn mười doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu, làm việc với các điểm du lịch Trà Vinh để thiết kế và xây dựng nối tours tuyến liên tỉnh. Ngoài ra, Trung tâm đã hướng dẫn 04 đoàn Famtrip tham quan các điểm du lịch tỉnh Bến Tre. Tổ chức 03 cuộc khảo sát cơ sở sản xuất bánh phồng Sơn Đốc - Giồng Trôm và các điểm du lịch huyện Ba Tri. Theo kế hoạch, tới đây, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Bến Tre tiếp tục tổ chức chuyến Famtrip Bến Tre - Vĩnh Long để kết nối tuyến trong cụm liên kết du lịch Duyên hải phía đông Nam bộ Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Tiền Giang.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với cơ quan trung ương
Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra các dự án phát triển du lịch có gắn kết du lịch sinh thái miệt vườn tại Bến Tre vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.
Đầu tư dự án cơ sở hạ tầng du lịch, ngoài việc tranh thủ nguồn vốn Trung ương; đồng thời, ngân sách địa phương dành nguồn vốn đối ứng, hỗ trợ các dự án hạ tầng du lịch, để các dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả. Sớm hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng các xã ven sông huyện Châu Thành, du lịch sinh thái Vĩnh Thành, du lịch sinh thái Phú Phụng, du lịch sinh thái Hưng Phong và tiếp tục triển khai các dự án mới,…
Liên kết, hợp tác, kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức phi chính phủ để tranh thủ nguồn vốn, kinh nghiệm của họ trong việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn.
Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre và đồng bằng sông Cửu Long, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như Bến Tre về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tạo điều kiện, hỗ trợ Bến Tre trong việc phối kết hợp với các tỉnh lân cận trong khu vực (TP. HCM, Cần Thơ,Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh) thực hiện chương trình phát triển du lịch liên vùng, đóng góp vào việc phát triển KT – XH và nâng cao đời sống người dân, cải thiện năng lực cạnh tranh của khu vực nói chung và từng địa phương nói riêng.
3.3.3. Bộ Giao thông – Vận tải
Bộ Giao thông Vận tải lập dự án và tranh thủ nguồn vốn thực hiện các dự án tỉnh lộ; đầu tư các dự án hạ tầng xã hội tác động phát triển du lịch. Quy hoạch bến xe, bến đò đưa đón khách du lịch. Kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải thủy, bộ, bến đỗ phương tiện vận chuyển khách du lịch đảm bảo an toàn cho du khách.
Hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục quan trọng như tiến tới việc nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 57 và tăng cường khả năng kết nối với Vĩnh Long, Trà Vinh nhằm tăng cường khả năng phối hợp, tiến tới phát triển thịnh vượng chung của dải duyên hải đông bắc đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2015, Bến Tre xác định du lịch sinh thái miệt vườn là tiền đề hết sức quan trọng, là giai đoạn bản lề cho phát triển trong các năm tiếp theo, đồng thời đây là bước khởi đầu cho sự nghiệp phát triển du lịch bền vững trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng và tài nguyên với sự quản lý khai thác bảo vệ môi trường theo kế hoạch.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đánh giá hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn ở chương 2. Chương 3 đã đưa ra các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về tổ chức quản lý, về xúc tiến quảng bá, về liên kết, hợp tác… để khắc phục những điểm yếu và để phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre. Bên cạnh các giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre, chương 3 còn trình bày một số kiến nghị với Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Bộ Giao thông – vận tải để hoạt động du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre mang lại hiệu quả cao hơn nữa.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch của Bến Tre, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh BếnTre
Tài nguyên du lịch tỉnh Bến Tre khá phong phú và đa dạng hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, văn hóa. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển KT – XH nói chung đang được tập trung đầu tư xây dựng là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của tỉnh. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa. Hệ thống CSVCKT phục vụ cho phát triển du lịch đã được các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn thiếu đồng bộ. Chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí v.v... chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Tỉnh đã đang chú trọng công tác tôn tạo, phát triển chú trọng các điểm du lịch sinh thái miệt vườn, tăng cường kêu gọi đầu tư các dự án có quy mô lớn, phát triển mới các điểm du lịch cộng đồng thuộc các xã ven sông, phát triển nền văn hoá nghệ thuật dân gian, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, góp phần bổ trợ cho loại hình du lịch sinh thái miệt vườn của Bến Tre.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre đã có những bước chuẩn bị căn bản nhằm tạo cơ sở cho việc phát triển mạnh và bền vững du lịch nói chung và du lịch sinh thái miệt vườn trong tương lai, như xây dựng quy hoạch và các đề án phát triển du lịch; đặc biệt là Sở đã chủ động, tích cực tổ chức các khóa tập huấn về nghiệp vụ cơ bản nhằm nâng cao nhận thức và khả năng sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch của người dân.
Du lịch và các dịch vụ của du lịch sinh thái miệt vườn ở Bến Tre phát triển với xuất phát điểm thấp thể hiện trong các lĩnh vực như: kinh doanh, đầu tư phát triển, quản lý, công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre ngày một tăng, đó là một cơ hội và thách thức đối với ngành Du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Đóng góp của ngành Du lịch Bến Tre vào cơ cấu kinh tế chung tuy còn khiêm tốn nhưng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng đối với sự nghiệp phát triển KT – XH toàn tỉnh.
3. Về định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh BếnTre
Theo tổ chức du lịch sinh thái quốc tế thì loại hình du lịch sinh thái miệt vườn Bến Tre cũng góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương. Nhưng hơn hết, đó là mối giao hòa về mặt văn hóa, con người giữa các vùng miền thông qua việc đến ở, tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương nơi họ đến. Khách du lịch và cả những cư dân địa phương đều thu được lợi ích khi tham gia vào loại hình du lịch này.
Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá các lợi thế cũng như tìm hiểu những khó khăn hiện tại của Bến Tre, tác giả mong muốn được góp một phần nhỏ trong sự