1.3 .Các dạng bình luận truyền hình
1.3.3 .Bình luận chuyên đề
1.4. Cơ sở thực tiễn
1.4.1. Sự ra đời và hoạt động củachuyên mục“Bình luận-Phê phán”
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, Báo Nhân dân luôn xứng đáng là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, là ngọn cờ chính trị, tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí Việt Nam. Là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc.Các trang trên các mục của tờ báo Đảng dù ngắn hay dài
cũng thể hiện chức năng báo chí vô cùng quan trọng này.
Trực thuộc báo Nhân dân, ngày 21/6/2015 THND ra đời, tiếp nối sứ mệnh cùng với báo Nhân dân đáp ứng yêu cầu tăng cường thông tin, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền phong phú và đa dạng của đời sống xã hội, trong đó, một điều hết sức quan trọng là thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị. Ngoài những chức năng, nhiệm vụ, lợi thế của một kênh thông tin bằng hình ảnh, THND còn có thế mạnh là báo hình của một cơ quan báo chí lớn – cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Những thế mạnh đó là cơ sở rất quan trọng để THND có nền tảng chính trị, văn hóa và những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển.
Sau khi ra đời, với phương châm: Xây dựng THND thành kênh truyền hình chính luận, thời sự, kịp thời, trung thực, tin cậy, đặc sắc với thế mạnh là thông tin, bình luận chính trị-xã hội, Ban biên tập đã tập trung chỉ đạo về nội dung, xây dựng các chương trình đáp ứng nhu cầu thông tin, tuyên truyền thời sự, và bình luận các vấn đề công chúng quan tâm, với thời lượng 24 giờ hàng ngày. Tháng 7/2016 với quyết định mở ra chuyên mục “BL – PP” , một lần nữa báo Nhân dân khẳng định tiếng nói, ý nghĩa to lớn của mình trước các vấn đề chính trị, xã hội đang diễn ra trong dòng chảy của đời sống đất nước. Sau khi lên sóng, chuyên mục “ BL – PP” đã trở thành một trong những chuyên mục được người xem truyền hình quan tâm và theo dõi nhiều nhất trên kênh truyền hình.
Hình hiệu chuyên mục “BL – PP” trên Kênh THND
Ban biên tập báo Nhân dân và Ban Giám đốc THND xác định đây là diễn đàn để thiện thái độ và trách nhiệm trước bạn xem truyền hình, trong đó thể hiện con đường được Đảng và Bác Hồ lựa chọn, khẳng định tính đúng đắng của sự nghiệp cách mạng, bảo vệ sự thật và trực diện đấu tranh với các luận điệu, hiện tượng sai trái, góp phần định hướng dư luận, chân thành góp ý, gợi mở hưởng giải quyết một số vấn đề hiện tượng tiêu cực mới nảy sinh. Hai năm qua với hơn 200 trăm chương trình, chuyên mục BL - PP đã từng bước thu hút được sự quan tâm của bạn xem truyền hình rộng rãi ở cả trong và ngoài nước.
Chuyên mục “BL – PP” được thực hiện nhằm phân tích vấn đề dựa trên cơ sở lý luận khoa học, vừa theo kịp diễn biến của hình hình thực tiễn với những chứng lý cụ thể. Mở rộng rất nhiều phạm vi khảo sát của vấn đề, không chỉ những vấn đề liên quan đến chính trị hay đấu tránh chống những luận điệu sai trái của chế độ thù địch, còn có cả những chuyên mục có tính chất BL - PP các hiện tượng xã hội từ văn hóa, khoa học, giáo dục, các hiện tượng trong đời sống. Từ việc phát hành sách, in sách đến vai trò của internet…thậm chí cả facebook cũng được đề cập đến một các bài bản, có lớp lang, ít nhiều đưa ra được những luận chứng có tính thuyết phục để những người quan tâm đến
vấn đề này tham khảo và tự điều chỉnh hành vi của bản thân.
Hiện nay chuyên mục “BL – PP” được phát sóng với tần suất 3 chương trình/tuần, thời lượng 10-12 phút/chương trình tùy từng vấn đề. Đây là chuyên mục duy nhất của THND có tần suất phát mới nhiều nhất so với gần 60 chương trình được sản xuất mới của THND. Chuyên mục “BL – PP” cũng là chuyên mục duy nhất có lãnh đạo là Phó giám đốc Trung tâm trực tiếp tham gia sản xuất với nhiều vai trò như: tổ chức sản xuất, biên tập lời bình, biên tập viên hiện hình, người thẩm định cuối cùng trước khi các chương trình thuộc chuyên mục được phát sóng. Ngoài ra, chuyên mục “BL – PP” cũng là chuyên mục duy nhất của THND có sự tham gia thực hiện sản xuất của nhiều biên tập viên biên tập hình ảnh tại nhiều phòng ban của THND. Điều này làm tăng tính phong phú cho chuyên mục trong việc lựa chọn hình ảnh để minh họa cho từng chương trình.
Ví dụ các chương trình bình luận về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ, phần biên tập hình ảnh sẽ được giao cho biên tập viên phục trách mảng khoa học công nghệ tại phòng khoa giáo thực hiện; hay chương trình thuộc lĩnh vực y tế sẽ được giao cho biên tập viên chuyên phụ trách lĩnh vực y tế đảm đương, thực hiện.v.v…Điều này nhằm đảm bảo tính sinh động, chính xác về mặt hình ảnh cho từng chương trình nằm trong chuyên mục “BL – PP”.
1.4.2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về tăng cường thể loại chính luận, bình luận, phê phán trên báo chí
Chưa bao giờ chúng ta đứng trước thách thức to lớn như hiện nay. Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, tốc độ phát triển nhanh chóng của các đơn vị báo chí mới, cùng sự bùng nổcủa công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin và kỹ thuật số, đã đặt ra cho đội ngũ các nhà báo thuộc đủ các loại hình báo chí khác nhau một sứ mệnh quan trọng là phải giải quyết đượcmột số bất cập của báo chí trong sự nghiệp đổi mới, nhất là trong lĩnh vực bình luận-phê phán.
Chưa chính xác, yếu kém chủ yếu của đội ngũ báo chí là ở chỗ: Chẳng những chưa có được bước chân đồng hành tin cậy cùng với đời sống xã hội biến đổi nhanh
chóng, hoạt động phê bình báo chí ở ta trong những năm qua đã bộc lộ trong một diện mạo nhợt nhạt, thiếu cân bằng hệ thống với các chỉnh thể khác của đời sống báo chí nói chung. Mặc dù chúng ta có một đội ngũ đông đảo các nhà báo trực tiếp tác nghiệp và sáng tạo tác phẩm báo chí trên mọi phạm vi cuộc sống xã hội khác nhau và cũng đã có không ít các nhà nghiên cứu và giảng dạy báo chí chuyên nghiệp, nhưng phải thừa nhận ở ta chưa hề có một cây bút phê bình báo chí nhiệt tâm và tận tuỵ với đúng nghĩa lao động phê bình đích thực. Giải thưởng báo chí hàng năm được trao cho đủ các thể loại tin, bài, phóng sự, bình luận, bút ký, điều tra…, song có rất ítbài báo được giải thuộc thể loại phê bình báo chí.
Công bằng mà nói phê bình báo chí ở ta hiện mới chỉ là một bộ phận mờ nhạt, sống nhờ và “ăn theo” hoạt động nghiên cứu lý luận. Chúng ta chưa có phê bình báo chí với tư cách là một hoạt động khoa học tồn tại độc lập, đồng đẳng bên cạnh các hoạt động nghiên cứu lý luận và sáng taọ tác phẩm báo chí. Một số đánh giá khái quát hay nhận xét về báo chí của các chính trị gia, các nhà lãnh đạo quản lý báo chí hoặc của giới nghiên cứu thông qua các báo cáo, nghị định, chỉ thị hay các bài viết… đôi khi có hơi hướng phê bình ở góc độ phê phán, nhắc nhở khi có biểu hiện nào đó lệch lạc về tư tưởng. Tuy nhiên tất cả chỉ là những khái quát chung, không chỉ mặt gọi tên hiện tượng nào cụ thể để người cầm bút có dịp chiêm nghiệm, uốn nắn và tự điều chỉnh hành vi sáng tạo của mình.Vả lại, phê bình toàn diện không chỉ dừng lại ở những phê phán về vấn đề nội dung tư tưởng mà còn bao gồm cả các khía cạnh cấu trúc hình thức sáng tạo nữa. Chỉ có phê bình sâu sắc và toàn diện về mọi cấp độ cấu thành chỉnh thể của đời sống báo chí mới góp phần làm giàu thêm tiềm năng tri thức sáng tạo và nghiên cứu của người làm báo.
Phê bình nhằm uốn nắn kịp thời những sai sót và định hướng tích cực cho hoạt động báo chí cũng chưa được ý thức như một công việc thường xuyên. Dường như phê bình báo chí cuả ta hiện nay chỉ chú tâm vào phần ngọn, thiên về xử lý hậu quả khi “sự đã rồi”. Chúng ta chưa có được năng lực phòng ngừa của một nền phê bình giàu tính năng chủ động tích cực, có thể tạo được sức đề kháng tự giác trong ý thức
công năng đối trọng hiệu quả nhằm phản vệ lại những nguy cơ sai sót từ trong tiềm thức của người cầm bút.
Để nâng cao hiệu quả lãnh đạo đối với báo chí, Đảng ta đã không ng ừng đổi mới tư duy, phong cách, phương thức lãnh đạo đối với công tác báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí bằng việc đề ra Nghị quyết, Chỉ thị, định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống báo chí và định hướng nội dung thông tin, tuyên truyền của báo chí; lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan báo chí; lãnh đạo các đoàn thể chính trị trong cơ quan báo chí. Nhà nước có trách nhiệm thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng về báo chí bằng pháp luật, chính sách trong quản lý hoạt động báo chí.
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã có bước chuyển quan trọng trong việc đổi mới tư duy, phong cách và phương thức lãnh đạo đối với công tác báo chí. Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 63-CT/TW, ngày 25-7- 1990 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản. Có thể nói rằng, đây là văn kiện quan trọng đầu tiên nêu rõ nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với báo chí; đồng thời, xác định các công việc mà Đảng, Nhà nước cần thực hiện để lãnh đạo, quản lý báo chí; trách nhiệm của cơ quan chủ quản; trách nhiệm, quyền hạn của người phụ trách cơ quan báo chí và việc thành lập các tổ chức đảng trong các cơ quan báo chí.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp báo chí, ngày 31-3-1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản; Ban Chấp hành Trung ương (khóa VII) ra Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 18-2-1995 về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng. Ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành Chỉ thị số 22- CT/TW về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí; trong đó, xác định các quan điểm và định hướng lớn; đồng thời, yêu cầu các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí nhận rõ và chủ động khắc phục các yếu kém, khuyết điểm.
Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khi đề cập đến công tác lãnh đạo báo chí đã tiếp tục khẳng định quan điểm mang tính khoa học: "phát triển đi đôi với quản lý tốt".v.v.Nghị quyết nêu rõ: “Báo chí, xuất bản.v.v. làm tốt chức năng tuyên truyền thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt việc tốt, những gương điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thông tin;v.v. khắc phục khuynh hướng "thương mại hoá" trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, ý thức trách nhiệm, trình độ văn hoá và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của đội ngũ báo chí, xuất bản".
Để định hướng hoạt động của báo chí, xuất bản trong thời kỳ mới, căn cứ vào tình hình cụ thể, Đảng ta cũng ban hành một số Nghị quyết, Chỉ thị, thông báo quan trọng. Nổi bật là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) "Về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới"; trong đó, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội (CT- XH) và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng.Mọi mưu toan "phi chính trị hóa" đối với hoạt động báo chí, cố tình tách báo chí ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đều là ảo tưởng; dù với danh nghĩa gì, cũng làm cản trở tới hoạt động của báo chí cách mạng; đồng thời, cũng làm cản trở tới sự phát triển, tiến bộ của đất nước, tổn hại đến lợi ích của nhân dân./.
Tiểu kết chƣơng 1
Tại chương1, của luận văn “Bản sắc chuyên mục “BL-PP” của THND” tác giả đã hệ thống các khái niệm (Truyền hình; Chương trình truyền hình; Bình luận; Bình luận trên truyền hình); Đặc điểm và các yếu tố của bình luận trên truyền hình; Các dạng bình luận truyền hình.v.v.
Cũng trong chương này, tác giả cũng khái quát một cách cụ thể sự hình thành phát triển của chuyên mu ̣c “BL – PP” trên báo Nhân dân gắn với sự ra đời phát triển củachuyên mục“BL – PP”của THND. Tác giả cũng đã làm rõ được những công việc cụ thể sau khi chuyên mục ra đời. Đó là khẳng định tính đúng đắng của sự nghiệp cách mạng, bảo vệ sự thật và trực diện đấu tranh với các luận điệu, hiện tượng sai trái, góp phần định hướng dư luận, chân thành góp ý, gợi mở hưởng giải quyết một số vấn đề hiện tượng tiêu cực mới nảy sinh. Hai năm qua với hơn 200 trăm chương trình, chuyên mục bình luận- phê phán đã từng bước thu hút được sự quan tâm của bạn xem truyền hình rộng rãi ở cả trong và ngoài nước.
Tác giả cũng phân tích rõ việc chuyên mục được thực hiện nhằm phân tích vấn đề dựa trên cơ sở lý luận khoa học, vừa theo kịp diễn biến của hình hình thực tiễn với những chứng lý cụ thể. Mở rộng rất nhiều phạm vi khảo sát của vấn đề, không chỉ những vấn đề liên quan đến chính trị hay đấu tránh chống những luận điệu sai trái của chế độ thù địch, còn có cả những chuyên mục có tính chất BL - PP các hiện tượng xã hội từ văn hóa, khoa học, giáo dục, các hiện tượng trong đời sống. Từ việc phát hành sách, in sách đến vai trò của internet…thậm chí cả facebook cũng được đề cập đến một các bài bản, có lớp lang, ít nhiều đưa ra được những luận chứng có tính thuyết phục để những người quan tâm đến vấn đề này tham khảo và tự điều chỉnh hành vi của bản thân.
Phần cuối của Chương 1, tác giả đã cụ thể hóa những Chỉ thị, Nghị quyết, Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường bình luận trên báo chí trong viê ̣c đấu tranh chống la ̣i những luâ ̣n điê ̣u sai trái của thế lực phản đô ̣ng chống phá chế độ.
Từ những nội dung trên, Chương 2 tác giả sẽ đi sâu vào khảo sát, phân tích để chứng minh “bản sắc” của chuyên mục “BL-PP”.
CHƢƠNG 2
KHẢO SÁTBẢN SẮCCHUYÊN MỤC "BÌNH LUẬN- PHÊ PHÁN"
2.1. Nội dung cơ bản của chuyên mục
2.1.1. Đấu tranh trực diê ̣n với luận điê ̣u phản động, xuyên tạc, bôi nhọ chế độ.
Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn qua quá trình đổi mới, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, song những năm qua, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, một trong số đó là sự gia tăng chống