Đi ̣nh hướng công luận, dư luận, đem lại một cách nhìn đúng đắng ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc chuyên mục bình luận phê pháncủa truyền hình nhân dân (Trang 54 - 60)

1.3 .Các dạng bình luận truyền hình

1.3.3 .Bình luận chuyên đề

2.1. Nội dung cơ bản củachuyên mục

2.1.3. Đi ̣nh hướng công luận, dư luận, đem lại một cách nhìn đúng đắng ,

chuẩn mực.

Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà qua đó một số đông người biểu thị thái độ, đánh giá, nhận xét về một (các) vấn đề mang tính thời sự liên

quan đến họ (xã hội) và họ dành một sự quan tâm nhất định. Vì thế với ý nghĩa lành mạnh của nó, dư luận là hiện tượng cần được chú ý trong chủ động, tích cực đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên. Vì qua dư luận có thể nắm bắt được ý kiến, hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân,v.v. từ đó điều chỉnh hành vi, xử lý sự việc tiêu cực, cá nhân có hành vi vi phạm phù hợp với yêu cầu luật pháp, với kỷ luật của Đảng. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, cần tỉnh táo trước dư luận chủ yếu dựa trên nhận thức cảm tính, bức xúc, hoặc một số kẻ lợi dụng internet cố tình tạo dư luận để thao túng công chúng, gây sức ép lên chính quyền, tiến công vào uy tín cán bộ, đảng viên. Cần phân biệt sự khác nhau giữa dư luận với tin đồn, giữa tin đồn với dư luận dựa theo tin đồn. Tin đồn vốn ra đời từ thông tin chưa được xác minh, chưa có kết luận, lan truyền một cách không rõ ràng, kèm yếu tố hư cấu, đơm đặt, thổi phồng, và trái ngược dư luận xã hội lành mạnh. Mục đích của người tạo tin đồn thường là xấu, thậm chí rất xấu. Trước đây, tin đồn chủ yếu lan truyền qua con đường truyền miệng, các năm gần đây internet với tính “ảo” của nó đã trở thành nơi một số người tạo dựng, lan truyền tin đồn. Và khi sự bàn tán từ tin đồn lan rộng, một số người gán cho nó ý nghĩa là dư luận, trong khi trên thực tế thông tin mà tin đồn dựa vào là không xác thực.

Đi ̣nh hướng công luâ ̣n, dư luâ ̣n, đem la ̣i mô ̣t cách nhì n đúng đắng, chuẩn mực là một trong những nhiệm vụ của báo chí nói chung và của chuyên mục “BL – PP”thuộc THND nói riêng. Thực hiện nhiệm vụ này, trong hai năm 2016-2017, chuyên mục “BL – PP” đã xây dựng khoảng 60 chương trình nhằm truyền tải những nội dung này.

Có thể lấy ví dụ như chương trình “Đưa những dự án BOT giao thông theo đúng quỹ đạo” phát sóng ngày 10/10/2016. “Không thể phủ nhận vai trò của những dự án BOT giao thông (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) trong việc phát triển mạng lưới hạ tầng, tuy nhiên đi kèm với đó lại nổi lên vấn đề bức xúc trong triển khai và thu phí. Để cân đối giữa bài toán đầu tư của doanh nghiệp và gánh nặng

thông vận tải (GTVT) và các bộ, ngành liên quan. Nếu để chậm trễ, những hệ lụy sẽ tác động đến cả nền kinh tế”, chương trình đề cập”.

Từ những phản ánh của người dân, của dư luận xã hội, chương trình đã đi sâu tìm hiểu những bức xúc của lái xe khi phải đi qua những trạm thu phí BOT giao thông trong khi các cơ quan chức năng lại tỏ ra lúng túng trong việc minh bạch bài toán đầu tư tại các dự án BOT. Từ đó cung cấp thêm thông tin cho người dân như: chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực Giao thông vận tải, trong đó có hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) là đúng đắn và cần thiết. Phần lớn các dự án BOT được đầu tư trong 5 năm qua đã, đang khẳng định vai trò là động lực phát triển giao thông, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế và chất lượng dịch vụ xã hội. Tuy vậy, những khúc mắc, bất cập nảy sinh trong thời gian qua cho thấy một thực tế, các dự án này chỉ có ý nghĩa thật sự và phát huy vai trò tối ưu khi được tiến hành một cách công khai, minh bạch, để từ đó bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên: Nhà nước, nhà đầu tư và người tham gia giao thông.

Hay tại chương trình “Những hệ lụy từ tua du lịch 0 đồng” phát sóng ngày 21/4/2017 cũng cho thấy vai trò của chương trình trong việc giúp định hướng dư luận, đem lại cái nhìn đúng đắn về hoạt động này. Cung cấp thêm thông tin cho dư luận về những hệ lụy từ tour du lịch này, chương trình nêu rõ: Khách du lịch bị bớt xén hành trình tham quan, bị “chặt chém”; Nhà nước bị thất thu thuế, thương hiệu du lịch quốc gia bị ảnh hưởng,... đó là các hệ lụy từ “tour 0 đồng” trong thời gian qua. Nếu không kịp thời chấn chỉnh, sự tồn tại của loại hình du lịch này có thể sẽ gây ra những hệ lụy khó lường khác.

Nói về tour du lịch 0 đồng này, chương trình phân tích:“Du lịch nước ngoài nhưng khách không phải tốn kém bất kỳ khoản chi phí nào cho việc tham quan - ăn - ở, đó là lời mời chào hấp dẫn của những “tour 0 đồng” đang có xu hướng nở rộ, dẫn đến hiện tượng lượng khách du lịch đến một số nước ASEAN, như Ma-lai-xi-a, Thái-lan, In-đô-nê-xi-a,v.v. tăng mạnh. Với Việt Nam thời gian qua, tại một số tỉnh,

thành phố như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hội An (Quảng Nam),v.v. lượng khách nước ngoài theo “tour 0 đồng” cũng tăng nhanh”.

Về cơ bản, các “tour 0 đồng” có cách thức hoạt động phổ biến như sau: các công ty lữ hành tổ chức “tour 0 đồng”, sau đó kết nối và bán lại cho công ty lữ hành của quốc gia được chọn làm điểm đến. Theo đó, ngay sau khi du khách hoàn thành thủ tục nhập cảnh họ sẽ được hãng lữ hành trong nước đón và đưa vào nội địa. Nơi ăn ở của khách được thu xếp với chi phí hầu hết ở mức thấp nhất, như thuê nhà nghỉ theo giờ, suất ăn giá rẻ:. Câu hỏi được nhiều người quan tâm là: với giá “tour 0 đồng”, dù chi phí tham quan - ăn - ở tiết giảm đến đâu thì đơn vị lữ hành vẫn phải bỏ ra một khoản kinh phí đáng kể cho một đoàn khách trung bình từ 25 đến 30 người trong ba đến bốn ngày, vậy tại sao họ vẫn tổ chức ồ ạt các chương trình này, lợi nhuận thu về bằng cách nào?

Để chống thất thu với khách không muốn mua hàng, hướng dẫn viên thường gây sức ép, thậm chí bỏ rơi khách giữa lộ trình tham quan như là động thái “nhắc nhở”! Tiền thu từ bán hàng sẽ được trích phần trăm trả hoa hồng cho công ty lữ hành. Tại sao bị "chặt chém" song vẫn có đông người đăng ký “tour 0 đồng”? Đơn giản là không ít người đã bị hấp dẫn bởi lời mời gọi của các chuyến du lịch không mất phí này, họ nghĩ rằng không bị tốn kém tiền bạc mà vẫn được du lịch. Nhưng họ đâu biết số tiền họ bỏ ra mua sắm lớn hơn nhiều nếu chỉ mua tour thông thường. Họ chỉ tỉnh ngộ sau khi đã trực tiếp trải nghiệm. Trong khi đó việc được nhận tiền hoa hồng “khủng” từ các trung tâm thương mại giúp các công ty lữ hành sống khỏe. Điều này lý giải vì sao các “tour 0 đồng” cũng như các điểm bán hàng cho khách du lịch ngày càng nở rộ.

Sau khí báo chí nói chung và THND nói riêng tích cực phản ánh về tình trạng này cùng những phân tích dựa trên những luận điểm, luận cứ khoa học không chỉ kịp thời định hướng dư luận mà còn giúp Chính phủ có những quyết sách đúng đắn, hợp lý hơn về tình trạng này.

Cũng liên quan đến việc định hướng dư luận, công luận đem lại một cái nhìn chuẩn mực chuyên mục có chương trình “Trò chơi ảo, hệ lụy thật” khi bàn về thông tintrò chơi thực tế ảo Pokémon GO đã “gây sốt” tại nhiều nước châu Á, châu Đại Dương. Nhưng cũng từ đây, tin tức về tai nạn thảm khốc, hoạt động tội phạm,... liên quan Pokémon GO cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Thậm chí việc Pokémon GO có thể là nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia cũng đã được các chuyên gia cảnh báo khi người chơi sử dụng ảnh chụp thực tế làm dữ liệu của trò chơi.v.v.

Mở đầu, chương trình đề cập đến thông tin sự việc một người mẹ là khách du lịch được cho là vì mải chơi Pokémon GO trên điện thoại di động nên không để ý và đứa con nhỏ đang nằm trong xe nôi bị gió thổi bay xuống hồ Xuân Hương (Đà Lạt) được lan truyền trên mạng xã hội. Chưa biết thực hư ra sao, song sự việc này đã dấy lên một làn sóng bất bình trước hiện tượng ngày càng có nhiều người mải mê với game (trò chơi) mà bất chấp tính mạng của bản thân và người khác, trong đó Pokémon GO được đề cập nhiều nhất. Ngoài ra, chương trình cũng cung cấp thêm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,v.v. không hiếm gặp cảnh tượng thanh, thiếu niên cắm mặt vào điện thoại di động, đi lại như người mộng du trên đường để bắt bằng được Pokémon! Các nơi tập trung đông người như: công viên, nhà hát, trường học, ngã tư đường,... là địa điểm có nhiều “Pokémon ẩn náu” nên những ngày vừa qua rất nhiều người đổ về đây, gây mất an ninh, trật tự. Đến mức như ở công viên Tao Đàn (TP Hồ Chí Minh), đơn vị bảo vệ phải phát trên hệ thống loa truyền thanh: “Yêu cầu quý khách bắt Pokémon ra về!”, vậy nhưng đến một, hai giờ sáng số người săn lùng Pokémon ở đây vẫn chưa giảm.

Trên thế giới, đã ghi nhận nhiều chuyện đau lòng liên quan tới Pokémon, như: có người đang lái xe vẫn mải mê bắt Pokémon nên bị tai nạn dẫn đến tử vong; bố mẹ ra ngoài tìm bắt Pokémon để mặc con trai 2 tuổi ở nhà suốt 90 phút trong thời tiết nóng bức; có người mải chơi đến nỗi bị ngã xuống vách đá bên bờ biển,v.v.Tiếp đó,chương trình đi sâu vào phân tích những hiểm họa của trò chơi Pokémon không chỉ dừng lại ở đó. Việc cài đặt trò chơi trong điện thoại và cho phép trò chơi tiếp cận tài khoản Google của người chơi trên thiết bị rất có thể sẽ khiến các dữ liệu cá

nhân như: email, tài khoản facebook, tài khoản ngân hàng, tài liệu lưu trữ trên Google Drive,v.v. lưu trữ trên điện thoại sẽ bị xâm nhập, đánh cắp. Đồng thời, vấn đề an ninh quốc gia cũng đặt ra khi người chơi sử dụng ảnh chụp thực tế bên ngoài để tương tác trong game.v.v.

Cuối cùng chương trình đưa ra thông điệp nhằm định hướng dư luận, đem lại một cái nhìn đúng đắn nhất đối với trò chơi này. Đó là với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều trò chơi trên thiết bị điện tử được tạo ra để phục vụ nhu cầu giải trí của con người. Điểm nổi bật của các trò chơi này là liên tục thay thế, tạo ra sự hấp dẫn mới. Chính các “game thủ” thừa nhận dù trò chơi hay đến đâu thì “vòng đời” cũng chỉ khoảng 3-6 tháng, sau đó có game mới hấp dẫn hơn ra mắt, và lập tức soán ngôi trò chơi mà mới đây còn khiến nhiều người điên đảo. Vì vậy “cơn sốt” trò chơi Pokémon GO cũng chỉ là nhất thời, nhưng dù nhất thời thì cũng không thể xem nhẹ hệ lụy tiêu cực từ trò chơi này.

Tóm lại, trong các chương trình thuộc chuyên mục “BL – PP” dù đề cập đến bất cứ nội dung nào mô ̣t điều then chốt , cốt lõi của tất cả chương trình này chính là góc nhìn của người viết , bao giờ cũng là góc nhìn chuẩn mực và xuất phát từ lâ ̣p trường, quan điểm , thái độ của Đảng lãnh đạo , Nhà nước quản lý , nhân danh lẽ phải, nhân danh luâ ̣t pháp (giữa rất nhiều Bộ luật , nhất là Luật hình sự hay được nhắc), nhân danh các quyền lợi Chỉ thi ̣, Nghị quyết của Đảng , nhân danh cả những vấn đề kể cả đa ̣o đức, trên tinh thần lâ ̣p trường công dân để mà lãnh đa ̣o, phê phán. “Tôi thấy BL-PP trên báo Nhân dân nói riêng và trên THND đã đề cập khá rộng các chủ đề, đề tài từ kinh tế, văn hóa xã hội, các vấn đề trong nước và quốc tế đều có thể đem ra phân tích. Như vậy đề tài của BL-PP rất rộng. Thứ 2 là cách BL, phương pháp BL khá thuyết phục ở chỗ có luận điểm khá rõ ràng , có luận chứng luận cứ thuyết phục. Thứ 3 là các quan điểm thể hiện trong cá ch bình khi nhìn nhận những sự kiê ̣n vấn đề câu chuyê ̣n đều rất sát và đúng với quan điểm chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước”, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh, giảng viên Học viện Báo chí tuyên truyền cho biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc chuyên mục bình luận phê pháncủa truyền hình nhân dân (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)