Mối quan hệ giữa lời và hình trong chuyên mục“Bình luận-Phê phán”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc chuyên mục bình luận phê pháncủa truyền hình nhân dân (Trang 62 - 67)

2.2.1 .Cấu trúc nội dung chuyên mục

2.2.3. Mối quan hệ giữa lời và hình trong chuyên mục“Bình luận-Phê phán”

Trong các chương trình/phóng sự truyền hình nói chung và chuyên mục “BL – PP” nói riêng lời bình và hình ảnh có mối quan hệ rất mật thiết. Trước tiên, hãy bàn đến vai trò của lời bình. Đối với các chương trình/phóng sự truyền hình, lời bình đảm nhận vai trò nâng cao tính xác thực của thông tin. Cụ thể, lời bình phải cho người xem cái mà họ không thấy được ở hình ảnh chứ không phải những gì họ đang nhìn thấy.

Trong truyền hình hiện đại, lời bình là công cụ cung cấp thông tin có chiều sâu. Nếu như không có lời bình thì hình ảnh khó có thể chuyển tải được hết nội dung thông tin mà công chúng cần. Có thể thấy một điều, ngôn ngữ truyền hình tác động cùng một lúc đến thị giác và thính giác. Nếu chỉ bằng thị giác thì phóng sự phải có sự tối ưu về thông tin hình ảnh, không cần lời bình nhưng người xem hoàn toàn phải hiểu được tác giả muốn nói gì. Dù hình ảnh có được quay chân thực, góc quay đẹp đến mấy nhưng nếu không có lời bình thì đôi khi người xem cũng khó có thể xác định được cụ thể vấn đề, thậm chí phải đoán mò.

Lời bình tăng cường tính hấp dẫn cho phóng sự truyền hình. Vẫn biết rằng hình ảnh và âm thanh thực tế cuộc sống có sức hấp dẫn chân thực với người xem. Tuy nhiên nếu đưa thêm lời bình thì hình ảnh càng có thêm sức sống. Lời bình góp phần quan trọng để đẩy sự thật lên đến mức cao nhất trong cảm thụ của khán giả. Hiện nay hình ảnh trong phóng sự còn được bù đắp bằng ảnh tĩnh thay hình ảnh thực tế. Vì vậy nếu không có lời bình thì khán giả khó có thể hình dung được chủ ý của tác giả khi đưa ra bức ảnh đó. Vấn đề ở chỗ, lời bình đó phải hợp lý, ăn khớp với hình ảnh,

không thừa, không thiếu, thậm chí từ ngữ phải đúng từng giây, từng frame hình ảnh thì hiệu quả đạt được càng tối đa.

Truyền hình hiện đại còn ghi dấu ấn phong cách cá nhân của phóng viên bằng yếu tố lời bình. Hay nói cách khác, lời bình là cách diễn đạt có định hướng nhận thức tư tưởng của phóng viên về thông tin sự kiện, với mục đích nâng tầm hình ảnh và cái tôi của tác giả. Xét theo đặc điểm của phóng sự, phóng sự sẽ hiệu quả hơn nếu sự kiện phản ánh có sự hiện diện của các phóng viên trực tiếp chứng kiến sự kiện, làm cho người tiếp nhận có cảm giác như đang cùng phóng viên chứng kiến sự kiện thật xảy ra. Và khi đó, bình luận, đánh giá của tác giả về sự kiện thể hiện bằng lời sẽ làm tăng tính hấp dẫn hơn.

Từ những phân tích trên có thể thấy, trong các chương trình/phóng sự truyền hình thì lời bình đã và đang chiếm ưu thế, vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, không vì thế mà yếu tố hình ảnh lại “lép vế”. Thực tế cho thấy, đối với các chương trình/phóng sự truyền hình, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng, không thể thiếu.

Ngược lại thời gian cho thấy, khi loài người chưa có chữ viết, con người đã biết dùng lối vẽ làm phương tiện thông tin. Trong các hang động cổ xưa có nhiều bức tranh động vật được khắc lên vách đá, họ thông báo cho nhau những điều cần biết. Từ tranh chuyển sang chữ viết là một quá trình trừu tượng hoá; sau dần người ta lược bỏ các chi tiết cụ thể, phức tạp, dùng các đường nét đơn giản làm kí hiệu ghi lại ngôn ngữ, mở rộng thông tin cho con người.

Cùng với chữ viết, tranh vẽ dần dần được phổ biến. Điều này thật dễ hiểu,bởi con người cần thiết phải sử dụng giác quan để tìm hiểu thực tại và mở rộng tri thức.Nhưng“trăm nghe không bằng một thấy”ảnh đã ra đời để đáp ứng nhu cầu này.Không bằng lòng với những tấm ảnh bình thường con người muốn những hình ảnh đó phải thực sự sống động ghi lại những hành động, sự việc,hiện tượng sự kiện diễn ra một cách thực tế nhất.Từ đây hình ảnh đã bắt đầu ra đời.Nó đã đáp ứngmột phần không nhỏ yêu cầu nhìn,quan sát của loài người.Như vậy,hình ảnh đã trở thành một loại hình ngôn ngữ -ngôn ngữ hình ảnh.Nó có khả năng thông tin chính

xác một nội dung mang tính vật chất nhất định.Khả năng thông tin bằng hình ảnh đã mở rộng tầm nhìn của con mắt người,giúp con người hiểu mình đầy đủ hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn.

Truyền hình sử dụng hình ảnh làm phương tiện thông tin,miêu tả,bình luận cũng là vì tính xác thực trực tiếp và tính nhanh chóng của nó. Lịch sử phát triển của hình ảnh đã ghi nhận:Hình ảnh chuyển động lần đầu tiên mà mọi người nhìn thấy đều hết sức ngạc nhiên. Đó là vào năm 1895 khi anh em nhà Luymiê cho chiếu bộ phim “Chuyến xe lửa đến ga” hình ảnh đoàn tàu chuyển động khiến cho người xem tưởng đó là đoàn tàu thật sự và hốt hoảng chạy ra khỏi chỗ ngồi. Và còn rất nhiều các chương trình/phóng sự truyền hình khác được thực hiện đã cho thấy, hình ảnh có vai trò quan trọng như thế nào.

Truyền hình là thể loại báo chí kết hợp giữa hình ảnh và lời bình để đưa đến cho khán giả những thông tin đầy đủ, sinh động, phong phú. Vì thế, trong các chương trình/phóng sự truyền hình thì lời bình và hình ảnh có mối liên hệ rất chặt chẽ. Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ tổng hợp của hình ảnh và âm thanh (lời bình, tiếng động, âm nhạc.v.v..) hai yếu tố này luôn hỗ trợ và bổ sung cho nhau cùng tạo nên hiệu quả của chương trình/phóng sự truyền hình. Nếu như hình ảnh thuyết phục người xem bằng người thật, việc thật thì lời bình giúp họ tổng hợp, khái quát và hiểu được bản chất của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm truyền hình. Lời bình có ưu thế phản ánh những khía cạnh trừu tượng của vấn đề.

Tuy nhiên, ở mỗi dạng chương trình/phóng sự truyền hình khác nhau, vai trò của mỗi yếu tố này cũng khác nhau. Trong phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung .v.v. hình ảnh dù chi tiết bao nhiều thì cũng chỉ có giá trị “thông tin bề nổi” cho chương trình, còn thông tin “bề sâu” phải nhường cho lời bình. Ví dụ những chương trình về Đảng, về phòng chống suy thoái đạo đức thì lời bình sẽ là thông tin “bề sâu”

mà khán giả cần tìm hiểu, đón xem.

Còn đối với các chương trình/phóng sự truyền hình về du lịch, ẩm thực.v.v. thì lời bình lại giữ vai trò là thông tin “bề nổi” còn thông tin “bề sâu” chính là hình ảnh

về những địa danh, những món ăn bởi dù có nói thế nào đi chẳng nữa cũng thể bằng việc khán giả chỉ cần nhìn thấy hình ảnh thực tế. Tóm lại, tuy mối quan hệ hình ảnh và âm thanh có thể khác nhau nhưng điểm cốt yếu nhất là chúng luôn bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau để truyền đạt ý đồ, tư tưởng của tác giả - người thực hiện chương trình/phóng sự truyền hình.Mối quan hệ giữa hình và lời tại các chương trình trong chuyên mục “BL – PP” cũng vậy, cũng luôn bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau và không thể tách rời nhau.

Khác với các chương trình truyền hình khác, chương trình thuộc chuyên mục này chủ yếu được khai thác trên mạng internet dưới hình thức tư liệu, được dùng để minh họa cho chương trình.

Ví dụ trong chương trình: “Đại hội Đảng và phong cách Hồ Chí Minh” phát sóng ngày 22/01/2016. Trong chương trình có đề cập đến 2 luận điểm là: Đại hội Đảng và Phong cách Hồ Chí Minh. Để thực hiện chương trình này, chắc chắn phần hình ảnh phải khai thác tư liệu chứ không thể có hình ảnh thực tế. Phần hình trong các chương trình của chuyên mục cũng được thể hiện rất phong phú, đa dạng. Để tăng thêm tính tương tác và hấp dẫn đối với người xem, có những chương trình phần hình sẽ được sử dụng thêm các kỹ xảo, hiệu ứng như đồ họa, bắn text. Đối với những thông điệp đáng chú ý, ngoài việc BTV đọc lời bình thì hình ảnh cũng sẽ được thể hiện bằng cách đóng khung vào các ô sau đó hiện ra một cách từ từ để người xem vừa có thể xem, nghe và đọc.

Hay đối với các chương trình đấu tranh chống các thế lực thù địch chẳng hạn, phần hình ảnh minh họa đối với những chương trình này cũng được lựa chọn và thể hiện một cách có chủ ý. Ví dụ khi đưa ý kiến của các phần tử cơ hội, phần tử phản động thì hình ảnh sẽ là ô gạch chéo, và hình ảnh nếu có sẽ được lướt thật nhanh trên màn hình. Tại hầu hết các chương trình có nội dung đấu tranh, phê phán với luâ ̣n điê ̣u phản động, xuyên ta ̣c, bôi nho ̣ chế đô ̣ các hình ảnh đều được lướt nhanh. Cách đưa hình ảnh là phải bàn bản, đúng mục đích và không gây phản cảm.Ngược lại, phần âm thanh (lời bình, âm nhạc) trong các chương trình thuộc chuyên mục này cũng vậy, tất cả đều được thể hiện một cách có chủ ý. Và như đã phân tích ở trên, tại các

Xét về mối quan hệ giữa lời bình và hình ảnh trong các chương trình thuộc chuyên mục này lại có những điểm như sau: Tuy từng nội dung mà chương trình đề cập mà người dẫn chương trình sẽ lựa chọn từ việc xuất hiện thế nào cho phù hợp, mặc trang phục ra sao góc nhìn như thế nào; Tùy từng luận điểm, luận cứ trình bày trong chương trình mà người BTV phải tìm cách thể hiện thế nào cho hợp lý. Khi nào thì hình ảnh cần có sự hỗ trợ của âm nhạc, cách bắn tiêu đề, tiểu mục vào những phân đoạn nào cho hợp lý.v.v. tất cả điều đó cho thấy trong các chương trình thuộc chuyên mục “BL – PP” phần hình ảnh và lời bình (âm thanh, âm nhạc) là không thể tách rời.

Trong chương trình “Việt Tân là tổ chức khủng bố” chẳng hạn, khi nói về tội trạng của tổ chức này, ngoài những hình ảnh minh họa, tác giả đã đóng khung các luận điểm được cho là quan trọng như: “Hiện nay Việt Tân tiếp tục tuyển mộ, huấn luyện, chỉ đạo thành viên xâm nhập về Việt Nam , kích động biểu tình, phá rối an ninh , bạo loạn, thủ tiêu, bắt cóc con tin; đưa người ra nước ngoài đào tạo huấn luyện, tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến về phương thức hoạt động khủng bố, phát tán lên mạng internet hướng dẫn cách chế tạo bom xăng để phục vụ hoạt động khủng bố, ám sát…”

Hay “Mục tiêu của Việt Tân là kích động càng nhiều các cuộc tụ tập gây rối sẽ càng tạo thế đối đầu giữa cơ quan chính quyền và dân chúng. Cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt, xử lý một số đối tượng là thành viên Việt Tân phạm tội khủng bố như Nguyễn Quân Quân, Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon.v.v..”. Khi đọc những thông tin này, giọng đọc của BTV được thể hiện một cách đanh thép, lên án tổ chức khủng bố Việt Tân. Từ đó có thể thấy, bằng hình ảnh được đóng khung, bôi đậm, xuất hiện chậm trên màn ảnh kết hợp cùng lời đọc của BTV đã tạo được hiệu ứng rõ nét.

Khác với các chương trình có nội dung đấu tranh với với luâ ̣n điê ̣u phản đô ̣ng, xuyên ta ̣c , bôi nho ̣ chế đô ̣ , với những hiê ̣n tượng tiêu cực trong nô ̣i bô ̣ Đảng, trong đời sống nhân dân .v.v.trong các lĩnh vực đời số ng kinh tế , văn hóa , xã hội hình ảnh và lời bình cũng được kết hợp một cách phù hợp. Đối với những

chương trình liên quan đến lĩnh vực văn hóa văn nghệ, được phát sóng vào cuối tuần, thì việc lựa chọn người dẫn cũng mềm mại hơn, hình ảnh cũng nhẹ nhàng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc chuyên mục bình luận phê pháncủa truyền hình nhân dân (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)