.Phƣơng thức tổ chức sảnxuất thựchiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc chuyên mục bình luận phê pháncủa truyền hình nhân dân (Trang 67)

2.3.1. Quy trình sản xuất

Các chương trình chính luận nói chung và bình luận nói riêng phát sóng trên truyền hình tại Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức thể hiện. Điều này chứng tỏ vị trí của các chương trình chính luận trong hệ thống các chương trình của truyền hình. Thông qua việc khảo sát, phân tích, những bình luận viên có thể rút ra những bài học về việc lựa chọn đề tài, chủ đề, việc xây dựng kết cấu nội dung, sử dụng các hình thức, tổ chức sản xuất một chương trình, một tác phẩm bình luận trên truyền hình.

Đối với mỗi chương trình truyền hình nói chung và chương trình truyền hình chuyên đề nói riêng cũng đều có những quy trình sản xuất “chuẩn”. Dựa vào đó, các PV/BTV và những bộ phận có liên quan chủ động tuân thủ theo quy trình sản xuất nhằm đảm bảo thực hiện những tác phẩm có chất lượng, giới thiệu tới khán giả. “BL – PP” cũng là một chuyên mục thuộc chương trình chuyên đề nhưng khác với các chương trình chuyên đề khác của THND, chuyên mục “BL-PP”có quy trình sản xuất riêng phù hợp với đặc trưng, bản sắc của THND. Cụ thể, quy trình sản xuất chuyên mục “BL – PP” sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:

Hình 2.1: Quy trình sản xuất chuyên mục “Bình luận- Phê phán”

Lựa chọn bài bài đăng trên chuyên mục BL – PP của báo Nhân Dân

hoặc của Tạp chí Công sản

Kiểm duyê ̣t và phát sóng Viết ki ̣ch bản, xây dựng kết cấu tác

phẩm

Tìm kiếm hình ảnh minh họa cho tác phẩm

Ghi hình ta ̣i trường quay

Dựng chương trình

Theo dõi phản hồi

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 7 Bước 6 Bước 5 Bước 4

2.3.2. Vai trò của các chức danh trong quy trình

*Vai trò của biên tập viên phần lời được thể hiện trong các bước 1,2,3, cụ thể: Bước 1: Lựa chọn các bài viết đã đăng trên báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản: - Nghiên cứu: Trước khi thực hiện các chương trình, BTV/chủ nhiệm chương trình sẽ lựa chọn các bài viết thuộc thể loại này trên các tờ báo gồm Nhân Dân, tạp chí Cộng sản. Đây là “nguồn” chất liệu chính, duy nhất để BTV/chủ nhiệm chuyên mục thực hiện các chương trình “BL – PP” phát sóng trên truyền hình.

- Tìm hiểu thực tế: Sau khi nghiên cứu về các bài viết đã đăng tải trên báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản, BTV/Chủ nhiệm chuyên mục sẽ phải thu thập thông tin cần thiết cho các luận điểm, lập luận của tác phẩm. Quá trình này đôi khi chỉ là sự bổ sung, cập nhật các thông tin mới cho các chủ đề được lựa chọn.

Bước 2: Xác định đề tài, chủ đề, tư tưởng của chủ để

-Đề tài: Cuộc sống luôn vận đống, biển đổi không ngừng và không cho phép cá nhân nằm ngoài dòng chảy đó. Hiện thực nóng bỏng của cuộc sống chính là đề tài của các chương trình thuộc chuyên mục “BL – PP”. Các đề tài đó có thể liên quan đến lĩnh vực kính tế, chính trị, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục, những vấn đề trong nước hay quốc tế.v.v. Dù ở lĩnh vực nào thì những đề tài ấy cũng phải là những đề tài mà cuộc sống đang đặt ra vô cùng cấp bách.

-Chủ để, tư tưởng chủ đề: Chủ đề của một tác phẩm chính là đề tài cụ thể đã được xác định. Nói cách khác là vấn đề chính, vấn đề trọng tâm xuyên suốt, từ đầu đến cuối tác phẩm. Việc chọn chủ đề phải phù hợp với đề tài, trong cùng đề tài có nhiều cách tiếp cận khác nhau.Điều then chốt, cốt lõi của tất cả chương trình này chính là góc nhìn của người viết, góc nhìn ấy bao giờ cũng là góc nhìn chuẩn mực và xuất phát từ lâ ̣p trường, quan điểm, thái độ của Đảng lãnh đạo , Nhà nước quản lý , nhân danh lẽ phải, nhân danh luâ ̣t pháp (giữa rất nhiều Bô ̣ luâ ̣t, nhất là Luâ ̣t hình sự hay được nhắc), nhân danh các quyền lợi chỉ thi ̣, nghị quyết của Đảng, nhân danh cả những vấn đề kể cả đạo đức, trên tinh thần lâ ̣p trường công dân để mà lãnh đa ̣o, phê phán. Những quan điểm ấy không phải quan điểm cá nhân, ý kiến cá nhân mà đây là các ý kiến đã được sự

lựa cho ̣n đồng thuâ ̣n của tâ ̣p thể vì vâ ̣y các chương trình thuộc chuyên mục “BL – PP” chính là tiếng nói của Báo nhân dân và cũng là tiếng nói của Đài truyền hình nhân dân về những vấn đề đó.

Có thể lấy ví dụ đối với vấn đề này như sau: Tại chương trình “Cần nhìn thẳng vào sự thật để không dung túng cái xấu” phát sóng trên THND ngày 6/3/2017. Nội dung của chương trình đề cập đến việc “Vừa qua, sau khi cơ quan chức năng của Việt Nam bắt tạm giam một số người vì có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam; lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; chống người thi hành công vụ và vi phạm thời hạn án treo,... lập tức một số tổ chức và đại diện một số quốc gia lại bất chấp sự thật để lên tiếng bênh vực, đồng thời phê phán Nhà nước Việt Nam và đưa ra các đòi hỏi phi lý”.

Sau khi xác định chủ để, tư tưởng của chủ đề là “ Cần nhìn thẳng vào sự thật để không dung túng cái xấu”, BTV/chủ nhiệm chương trình đã đưa ra góc nhìn xuất phát từ lập trường , quan điểm, thái độ của Đảng lãnh đạo , Nhà nước quản lý , nhân danh lẽ phải, nhân danh luâ ̣t pháp (giữa rất nhiều Bô ̣ luâ ̣t , nhất là Luâ ̣t hình sự hay đươ ̣c nhắc ), nhân danh các quyền lợi chỉ thi ̣ , nghị quyết của Đảng , nhân danh cả những vấn đề kể cả đa ̣o đức đ ề bình luận về sự việc này, cụ thể chương trình nêu: “Xét từ lịch sử vấn đề thì việc mỗi khi cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam công bố lệnh bắt tạm giam để phục vụ điều tra, sau đó cơ quan thực hiện quyền tư pháp tiến hành xét xử và tuyên án tù một số cá nhân có hành vi vi phạm Điều 88, Điều 79, Điều 258,… Bộ luật Hình sự là lập tức một số tổ chức và đại diện một số quốc gia lại bất chấp sự thật, nhân danh “dân chủ, nhân quyền” lên tiếng bênh vực, đồng thời phê phán Nhà nước Việt Nam rồi đưa ra đòi hỏi phi lý,… là hiện tượng đã lặp đi lặp lại nhiều lần. Đáng nói là lên tiếng như vậy, nhưng dường như họ chưa bao giờ tìm hiểu thấu đáo bản chất các đối tượng được họ gọi là “nhà bảo vệ nhân quyền”. Bởi thiết nghĩ, trước khi lên tiếng bênh vực, HRW, CPJ, RSF (Phóng viên không biên giới), FH (Nhà tự do), Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ, Ủy ban đối ngoại thuộc Hạ viện Mỹ, Bộ Ngoại giao và Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ

(USCIRF), Ủy ban nhân quyền châu Âu, Đặc ủy nhân quyền Chính phủ CHLB Đức, Phái đoàn Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam, Đại sứ quán các nước Mỹ, CHLB Đức,… tại Việt Nam cần tìm hiểu kỹ lưỡng và cẩn trọng”.

Cuối cùng, chương trình đưa ra quan điểm: “Trong thế giới văn minh, việc can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác dưới bất kỳ hình thức nào cũng là không thể chấp nhận. Càng không thể chấp nhận việc can thiệp đó dựa trên các bằng chứng bịa đặt, dựa vào các cá nhân không đủ tư cách đại diện cho các giá trị cao quý của nhân loại, như nhân quyền, dân chủ. Chính vì thế, dù một số tổ chức và đại diện một số quốc gia lên tiếng như thế nào thì pháp luật Việt Nam vẫn bảo đảm tính nghiêm minh, người vi phạm pháp luật vẫn phải nhận bản án thích đáng. Thực tế đó không chỉ đúng với Việt Nam, mà đúng đối với mọi quốc gia có chủ quyền, có quan niệm và thái độ nghiêm túc trong thực thi pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo đảm sự ổn định và trật tự xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, để phát triển”. Quan điểm này không phải quan điểm cá nhân, ý kiến cá nhân mà đây là tiếng nói của Báo nhân dân và cũng là tiếng nói của Đài truyền hình nhân dân về những vấn đề đó.

Bước 3:Viết kịch bản và xây dựng kết cấu tác phẩm

-Kịch bản: Là công việc tiếp theo sau khi lựa chọn đề tài, tìm ra chủ đề và tư tưởng của chủ đề. Do đặc thù của các chương trình thuộc chuyên mục “BL – PP” khác với các chương trình chuyên đề khác nên việc viết kịch bản và xây dựng kết cấu tác phẩm cũng có những điểm riêng biệt. Cụ thể, sau khi lựa chọn các bài viết trên báo Nhân dân và Tạp chí cộng sản, BTV/chủ nhiệm sẽ biên tập lại phần text cho phù hợp với văn phong của truyền hình, hiểu một cách nôm na là “chuyển thể”

từ văn viết sang văn nói.Dưới đây là ví dụ một bài viết được “chuyển thể” từ văn viết (Báo Nhân dân) sang văn nói (THND): Xin xem tại phụ lục.

(PGS.TS. Nguyễn Đức Dũng , Phó Giám đốc THND đảm nhiệm vai trò bình luận viên của chương trình)

Từ ví dụ minh họa bên trên cho thấy, do đặc trước các chương trình thuộc chuyên mục “BL-PP” được lấy từ báo giấy là báo Nhân Dân và Tạp chí cộng sản nên không phải cứ một bản trên báo in là cứ thế đưa ra đọc mà phải đư ợc biên tâ ̣p từ mô ̣t người có nghề, người biên tâ ̣p phải có trình đô ̣ ngang với người viết , thậm chí phải hơn người viết ở chỗ hoàn toàn bình thường theo quy luâ ̣t của báo in , câu cú hình ảnh , đoa ̣n viết thoải mái, nhưng khi biên tâ ̣p không những phải hiểu rõ, biết cách, mà cần phải biết cách tổ chức nó dưới dạng một văn bản của đọc , mà đọc khác hẳn . Mô ̣t ví dụ có những đoạn trên báo in khi đưa vào bản đọc đã phải cắt thêm 7 lần để thành 7 đoa ̣n khác nhau , vâ ̣y cắt như thế nào là hợp lý , chưa nói sau đó người biên tâ ̣p la ̣i phải ngồi tìm ra những luân điểm đích đáng nhất để đánh dấu lại để đẩy thà nh đoa ̣n chữ để nhấn ma ̣nh được, thì cái đó phải cần trình độ. Từ thực tế trên có thể thấy, vai trò của biên tập viên trong các chương trình thuộc chuyên mục cũng khác biệt so với vai trò của biên tập viên các chương trình cùng thể loại. Đây cũng chính là một trong những đặc điểm riêng có của chuyên mục.

Theo PGS.TS. Nguyễn Đức Dũng:“Trong nhiều trường hợp khi biên tập nội dung còn phải làm động tác để ghép bài , 1 bài quá ngắn của chương trình , 2 bài phù hợp, liên kết thế nào là hoàn toàn phù hợp về biên tập , chứ có 1 bài thì lại dễ .

Rất nhiều trư ờng hợp phải ghép , rất nhiều khi có bài phải ghép nhưng vài nghìn chữ thì phải cắt như thế nào cho ít . Một bài 6 nghìn chữ chia 3 kỳ thì rất đơn giản như ta chỉ lấy làm một kỳ thôi nhưng ta phải lấy cái gì ra , rõ ràng trong thực tế ta phải xử lý nó vì thực chất những đoạn chuyên ngành thôi , những đoạn giải pháp bỏ đi, chỉ lựa chọn những đoạn mang tính luận điểm , giải pháp tốt nhất mình lấy. Điều đó có thể lấy nhìn có vẻ nhe ̣ nhàng nhưng thực chất nó rất phức tạp và đụng đến viê ̣c lựa chọn nội dung đó và biên tập trước và sau khi đọc (biên tập gồm 2 chỗ trước khi đọc và sau khi đọc ) thì đòi hỏi có một kiến thức không chỉ ngang bằng người viết và đ ôi khi cao hơn cả người viết để có thể khai thác được chuyển sang đây”.

-Xây dựng kết cấu tác phẩm: Tùy từng vấn đề cụ thể mà BTV/chủ nhiệm chương trình sẽ xây dựng kết cấu tác phẩm cho phù hợp. Thông thường, các chương trình thuộc chuyên mục này sẽ được kết cấu theo nguyên tắc Kim Tự tháp, đây là nguyên tắc sử dụng tương đối phổ biến trong các thể loại báo chí truyền hình. Nguyên tắc này có 2 dạng thể hiện: thứ nhất, có thể bắt đầu một sự kiện, một ý tiêu biểu, một chi tiết sau đó khái quát thành vấn đề lớn; thứ hai, có thể từ những vấn đề chung, để rút ra từng bài học cụ thể cho từng sự kiện, từng vấn đề. Sở dĩ chuyên mục “BL – PP” thường áp dụng phương tắc này bởi nó dễ gây ấn tượng trực tiếp với người xem. Ngoài nguyên tắc Kim Tự tháp, tùy theo từng nội dung cụ thể mà BTV/chủ nhiệm chuyên mục “BL – PP” sẽ lựa chọn việc cấu trúc tác phẩm theo nguyên tắc Bumerang. Hiểu một cách đơn giản là khi ta đặt vấn đề về sự kiện nào đó thì khi kết thúc ta cũng sẽ quay về với vấn đề và sự kiện đó.

Ngoài những nguyên tắc trên, trong khi cấu trúc tác phẩm, tại các chương trình thuộc chuyên mục này, BTV/chủ nhiệm chương trình cũng chủ động thêm vào các phần như: đồ họa, kỹ xảo, hiệu ứng để làm tăng tính hiệu quả của bố cục.

*Vai trò của biên tập viên phần hình ảnh được thể hiện trong bước 4: Tìm kiếm hình ảnh minh họa cho tác phẩm

Sau khi thực hiện xong phần viết kịch bản và xây dựng kết cấu tác phẩm sẽ là công việc của biên tập viên hình ảnh. Đây là công việc khó, đòi hỏi biên tập hình ảnh phải có kiến thức không chỉ về nội dung và còn cả phần hình ảnh. Về cơ bản, hình ảnh sử dụng trong chuyên mục “BL – PP “hầu hết là hình ảnh tư liệu và hình ảnh minh họa là chủ yếu.

Việc tìm hình ảnh được thực hiện như sau: Sau khi biên tập phần lời bình chuyển nội dung kịch bản cho biên tập hình ảnh. Biên tập hình ảnh sẽ khi thác hình ảnh từ các nguồn hợp pháp để tìm ra những hình ảnh phù hợp nhất cho tác phẩm. Ví dụ, trong chương trình: “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế”“tiêu chuẩn kép” phát sóng tháng 9/2016. Tại phần nội dung: “Phần về Việt Nam trong “Báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2015” của Bộ Ngoại giao Mỹ - từ đây gọi tắt là “Báo cáo”, công bố ngày 10-8-2016 đề cập tới việc Hiến pháp của Việt Nam khẳng định mọi người đều có quyền tự do tôn giáo, đồng thời cho rằng các quy định tôn giáo ở Việt Nam lại đưa ra các giới hạn về tự do tôn giáo vì các lợi ích an ninh quốc gia, đoàn kết xã hội. Đặt vấn đề như thế, phải chăng Báo cáo muốn đẩy tới ấn tượng rằng Việt Nam vừa khẳng định tự do tôn giáo, vừa giới hạn tự do tôn giáo bằng pháp luật, và đó là một trường hợp ngoại lệ?”.

Đi tìm hình ảnh cho phần nội dung này, biên tập viên hình ảnh sẽ phải khai thác từ nguồn internet với những hình ảnh sau: Hình đại diện của Bộ ngoại giao Mỹ; hình ảnh của báo cáo tình hình tự do tôn giáo quốc tế năm 2015; hình ảnh Hiến pháp Việt Nam.v.v..

Tương tự tại đoạn có nội dung: “Ông A.Sa-va-gớt (A.Sauvageot), cựu đại tá CIA đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam, sau năm 1975 là trợ lý đặc biệt của Đại sứ Mỹ tại Thái-lan, Trưởng đại diện General Electric ở Việt Nam, cố vấn cho Interstate Traveler Company, cho rằng: “Với tư cách là người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam đã lâu, tôi hoàn toàn không đồng ý với bản báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo... Nếu ai hỏi tôi, tự do tín ngưỡng ở Việt

tìm ảnh của ông A.Sa-va-gớt (A.Sauvageot), cựu đại tá CIA đã tham gia chiến tranh ở Việt Nam trên mạng internet, sau đó bắn text cạnh hình ảnh ông A.Sa-va- gớt về nội dung ông nói: “Với tư cách là người nước ngoài sống và làm việc ở Việt Nam đã lâu, tôi hoàn toàn không đồng ý với bản báo cáo hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về tự do tôn giáo... Nếu ai hỏi tôi, tự do tín ngưỡng ở Việt Nam là bao nhiêu, theo tôi là 100%.”

Tại phần nội dung:“Đến nay, tại Việt Nam có khoảng 95% số dân có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; nếu năm 2006 có 6 tôn giáo và 15 tổ chức tôn giáo đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bản sắc chuyên mục bình luận phê pháncủa truyền hình nhân dân (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)