Nguyễn thám hoa và TLTY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 39)

CHƢƠNG 1 : VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ TÁC GIẢ TÍNH LÝTIẾT YẾU

a. Nguyễn thám hoa và TLTY

Sở dĩ chúng tôi đưa Nguyễn thám hoa vào mục TLTY là bởi xét theo nghĩa hẹp, tức là giới hạn trong các văn bản có phần phụ lục của ông thì rõ ràng, mặc dù không có chủ đích, ông đã tham gia một cách bị động vào quá trình hình thành nên hệ các văn bản TLTY có phụ lục “Nguyễn thám hoa quan chính bản”. Như đã nói ở trên, nhìn từ diễn biến các văn bản TLTY từ hệ bản TT2 không có tăng bổ cho tới các hệ bản có tăng bổ sau này, TLTY đã diễn biến từ đơn thể lên phức hợp, từ việc chỉ đại diện cho cách nhìn nhận, lý giải của Bùi Huy Bích với TLĐT diễn biến lên mang thêm một bộ phận tư tưởng của Nguyễn thám hoa mà trung gian phari kể tới cả các nhà in, những chủ thể tuyển lựa, tổ thành hệ sách TLTY kể tới ở đây.

Tương tự như trường hợp “Bùi thị nguyên bản”, “Nguyễn thám hoa quan chính bản” không nêu lên được Nguyễn thám hoa là ai, tuy nhiên trong những nghiên cứu của mình Th.S Quách Thị Thu Hiền (2013), qua khảo sát các tàng bản còn sót lại tại kho sách Thạch Đình (Thạc Đình tàng bản) đã chỉ rõ “Nguyễn thám

hoa quan chính bản” trong “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản” của Tập Văn Đường chính là Tính lý toản yếu đại toàn của dòng họ Nguyễn Huy, và

Nguyễn thám hoa chính là Nguyễn Huy Oánh. b. Khái lược về Nguyễn Huy Oánh

Nguyễn Huy Oánh 阮輝瑩, tự là Kính Hoa鏡華, hiệu là Lựu Trai榴齋 và Thạc Đình 碩亭, ông sinh ngày 4/11/1713, mất ngày 2/6/1789, là một đại thần, một bậc túc nho đồng thời cũng là một nhà giáo dục đáng lưu ý vào giai đoạn Lê Trung Hưng. Ông xuất thân từ một dòng họ Nho học tại làng Trường Lưu, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang, Nghệ An (nay thuộc xã Song Lộc, huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh). Ông đỗ đầu kỳ thi Hương khoa Nhâm Tý (1732) tại trường thi Nghệ An, được bổ làm quan, thăng tới Tri phủ Trường Khánh. Tới khoa Mậu Thìn (1748), ông đỗ thi Hội, vào thi Đình đỗ tới Đình nguyên, Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa). Năm 1750, ông làm Hiệp đồng đạo Nghệ An, rồi Đông Các Hiệu thư. Năm 1757, ông được thăng Đông Các Đại học sĩ. Năm 1759, ông giữ chức Nhập nội thị giảng kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám. Năm 1761, ông được thăng hàng tam phẩm để tiếp sứ nhà Thanh. Tới năm 1765 ông làm Chánh sứ đi sứ nhà Thanh. Tới năm 1768, ông làm Công bộ Hữu thị lang. Tới 1777 thì làm Lại bộ Tả thị lang. Năm 1782 ông thăng tới Thượng thư bộ Công, năm sau ông dâng “Từ Tham tụng khải”, từ chối chức Tham tụng rồi về trí sĩ. Sau khi về quê ông mở trường dạy học, lập thư viện Phúc Giang. Em trai ông là Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn (1772) Nguyễn Huy Quýnh, con trai ông là Nguyễn Huy Tự, tác giả truyện thơ Nôm Hoa tiên.

Phúc Giang thư viện của Nguyễn Huy Oánh cũng là một hiện tượng đáng lưu ý, đây vừa là một trường tư tham gia vào giáo dục khoa cử, vừa đại diện cho lối học gia tộc với việc biên soạn và khắc in các bộ sách kinh điển đã được chỉnh lý theo ý riêng, trở thành những “gia bản” của dòng họ. Trong số đó, đáng lưu ý là các sách kinh điển đã được “toản yếu” như Tứ thư toản yếu, Tính lý toản yếu đại toàn, Ngũ

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1:

Tóm lại, qua khảo sát các văn bản TLTY tại TVHN, TVQG và VTT, có thể xác định có ít nhất bốn hệ bản TLTY hiện tồn, trong đó gồm: hai hệ bản không tăng bổ và có tăng bổ của Thịnh Văn Đường in năm Thiệu Trị 2; hai bản gần như giống hệt nhau, chỉ khác về tự dạng một số chữ ở một số ván khắc, phần tăng bổ cũng như vị trí đặt tăng bổ cũng giống nhau, tức hai bản in năm Thiệu Trị 3 của Tập Văn Đường và Thiệu Trị 4 của Mỹ Văn Đường. Căn cứ vào nội dung, bốn hệ bản này lại có thể chia lại làm ba hệ bản tức:

“không có tăng bổ”  “có tăng bổ”  “tăng bổ nhiều hơn” Căn cứ vào thông tin ghi ở từng bộ, chúng ứng với:

“Bùi thị nguyên bản”  “Bùi thị nguyên bản” (có tăng bổ)  “Bùi thị nguyên bản”+ “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”

Trong đó, có thể coi bản “Bùi thị nguyên bản” có tăng bổ của Thịnh Văn Đường năm Thiệu Trị 2 là bản đệm của hệ không có tăng bổ, chỉ có “Bùi thị nguyên bản” với hệ “Bùi thị nguyên bản”+ “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”, phần tăng bổ có ở bản đệm này được bao gồm trong phần tăng bổ được gọi là “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”, có thể thấy những tăng bổ xuất hiện thực ra đều có cùng một nguồn. Về nội dung nòng cốt cả bốn bản này đều giống nhau, chứng thực thông tin chung “Bùi thị nguyên bản” của chính văn. Từ trường hợp bản của Tập Văn Đường năm Thiệu Trị 3 và bản của Mỹ Văn Đường năm Thiệu Trị 4 gần như giống hệt nhau, có thể đặt giả thuyết các nhà in từ năm Thiệu Trị thứ 3 trở về sau đều khắc in bản “Bùi thị nguyên bản ” + “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”, thậm chí có thể còn dùng lẫn ván của nhau.

Về tác giả, có thể sơ bộ xác định tác giả “Bùi thị” của TLTY, tương tự như các bộ “tiết yếu” khác như Tứ thư tiết yếu, Ngũ kinh tiết yếu, Thiếu vi tiết yếu, là

Bùi Huy Bích, một bậc đại nho, đại quan thời Lê-Trịnh. Từ những nghiên cứu về Thạch Đình tàng bản và Phúc Giang thư viện, ThS Quách Thị Thu Hiền đã xác định “Nguyễn thám hoa quan chính bản” được nêu tới trong các hệ sách TLTY từ năm Thiệu Trị 3 về sau chính là Tính lý toát yếu đại toàn của dòng họ Nguyễn Huy,

“Nguyễn thám hoa” là Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, cũng là một bậc đại thần thời Lê-Trịnh, đồng thời còn là một nhà giáo dục đáng lưu ý, người từng “[…] dựng thư viện chứa mấy vạn quyển sách, trước sau dạy học trò mấy nghìn người, nhiều người thành đạt”[32:237].

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TÍNH LÝ TIẾT YẾU

Nói một cách dễ hình dung, TLTY là một bản tóm tắt có chọn lọc của TLĐT, bởi vậy nội dung cơ bản của TLTY không ra ngoài TLĐT, nó kế thừa các ý nghĩa, giá trị cơ bản của TLĐT, do đó việc nghiên cứu TLTY không thể tách rời với việc khái lược những ý nghĩa, giá trị của TLĐT. Điểm đặc biệt lớn nhất của TLTY khác biệt với TLĐT đó chính là ở TLTY còn chứa đựng thêm cái nhìn chủ quan của người tóm tắt. Giống như việc tóm tắt một tác phẩm văn học, mỗi người tóm tắt mỗi khác là bởi vì mỗi cá nhân sẽ có nhận định khác nhau về nội dung tác phẩm, có người sẽ cho chỗ kia là quan trọng, có người lại thấy chỗ đó không cần thiết. Tìm hiểu TLTY, về cơ bản, chính là việc xem xét ý kiến chủ quan của tác giả, mà đại biểu ở đây là Bùi Huy Bích, đối với TLĐT.

2.1 Tổng quan về Tính Lý đại toàn

Để làm rõ vị trí, vai trò, cũng như lý do xuất hiện của TLTY, lẽ dĩ nhiên chúng ta cần ngược về khởi đầu của nó là sự hình thành TLĐT, và để làm rõ giá trị của TLĐT, việc nhìn lại sự thành hình của “Lý học” cũng là cần thiết. Lý do nào khiến Tính Lý và hệ thống triết học chúng đại diện góp mặt trong cuộc góp nhặt dưới thời Minh Thành Tổ, cùng với Tứ Thư, Ngũ Kinh làm nên ba bộ “Đại toàn” đại diện cho Nho học thời bấy giờ.

2.1.1Sự ra đời của “Lý học”

Bối cảnh cho sự phục hưng Nho học thời Tống, ở một trình độ nào đó, có sự tương đồng nhất định với lúc Nho học được trọng dụng cao độ vào thời Hán. Thời đại Khổng Tử khai sáng ra Nho học là thời kỳ loạn lạc kéo dài, các thế lực quân sự tranh đấu, việc binh đao chiến hỏa không ngớt, các giá trị đạo đức bị xâm phạm nghiêm trọng, và bởi thế xã hội mất ổn định. Từ bối cảnh này tất nhiên sẽ diễn sinh ra nhu cầu giải quyết vấn đề nêu trên, và đây là cơ hội cho các nhà tư tưởng, các học phái thi triển tài năng. Vào thời đại Xuân Thu – Chiến Quốc, bối cảnh này tạo nên cục diện “trăm nhà đua tiếng”, các hệ tư tưởng như Nho gia, Mặc gia, Pháp gia…

dựng một xã hội có trật tự, có khuôn thước, và bởi ra đời trong bối cảnh như thế, Nho gia thiên về hướng thực dụng, tức trọng cái học hình nhi hạ hơn là ngắm tới giải quyết những vấn đề huyền hư thuộc về hình nhi thượng, nhập thế hơn là xuất thế. Cho nên trong thiên “Thuật nhi” sách Luận ngữ có chép lời rằng: “Tử bất ngữ

quái, lực, loạn, thần.” (Đức Khổng Tử không nói đến việc quái dị, việc bạo lực,

việc phản loạn, việc quỷ thần). Xem từ lục nghệ: lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số cho tới Lục kinh được dạy ở cửa Khổng là biết Khổng Tử đào tạo đệ tử là để thực hành đạo của mình trong thực tiễn đời sống, giải quyết cũng như đáp ứng nhu cầu của thời đại lúc bấy giờ, tức là những người làm việc, chứ không thực sự đào tạo ra những nhà triết học kinh viện chuyên chú ngẫm nghĩ các quy luật hằng thường. Và bởi sinh ra để giải quyết cũng như đáp ứng nhu cầu thời bấy giờ nên sự vận động của tư tưởng Nho gia cũng gắn với sự vận động có tính quy luật của xã hội. Vậy nếu cho rằng Nho học được hình thành để đáp ứng nhu cầu xã hội thì tại sao Khổng Tử cho tới Mạnh Tử đều là những nhà du thuyết không thành công, tuy các vị đều được đương thời công nhận là người hiền nhưng đạo của hai người lại không được sử dụng. Đây có lẽ là bởi dường như Nho học là cái học xây dựng, củng cố, duy trì trật tự thời bình hơn là một giải pháp cho thời loạn, có nghĩa là Nho học ở khía cạnh này đại diện cho nhu cầu cần được ổn định và sắp xếp lại của xã hội. Bởi thế mà suốt thời kỳ chiến loạn bất ổn từ Xuân Thu – Chiến Quốc qua thời Tần là giai đoạn có chiều hướng suy vi của Nho học, mãi tới khi nhà Hán thống nhất ổn định Trung Quốc thì Nho gia mới thật sự có đất dụng võ. Trong cuộc cạnh tranh với các học phái khác, giải thích cho sự lên ngôi của Nho giáo thời Hán, Trần Trọng Kim trong Nho giáo có bình luận: “… bởi cái tinh thần Nho học, tuy có phần uyên thâm, nhưng vẫn giản dị và thiết thực, thích hợp với cái tính cách của nhân chúng. Còn các học phái khác tựu trung cũng có điều khả thủ, nhưng cái chủ nghĩa, hoặc hoang đường quá, hoặc lưu đãng quá, thành ra không có cái cơ sở vững bền. Xem như phái hiệp sĩ [chỉ Mặc gia] rất thịnh ở cuối đời Chiến quốc, tuy có cái đức tốt chống kẻ mạnh, giúp kẻ yếu, nhưng lại ngang ngạnh hay làm những điều trái phép, thành thử đến khi trong nước đã yên trị, việc gì cũng có khuôn phép và trật tự, thì phái ấy tất phải suy đồi đi. Phái

Hoàng Lão lúc đầu được nhà vua trọng dụng, nhưng cái tông chỉ chủ sự thanh tĩnh vô vi, không thích hợp với sự thực ở đời, cho nên khi nhà vua đã không ưa nữa, thì cũng không tiến hành được. Phái Pháp học thì có phần thiết thực hơn, nhưng lại chỉ chú trọng sự công dụng thiển cận, ít khi nghĩ đến chỗ sâu xa, thành ra cái lợi tuy có, song không được bền.”[36:309-310] Trần Trọng Kim đã nêu ra hai điểm đáng lưu ý đó là vào buổi đầu lên ngôi của Nho học, tính chất được các nhà thống trị ưu thích ở học thuyết này chính là “giản dị và thiết thực, thích hợp với tính cách của nhân chúng” và hợp với thời bình. Trong cuốn An Introduction to Confucianism (Giới thiệu về Nho giáo) của Xinzhong Yao (Diêu Tân Trung) còn đặc biệt nhất mạnh hai cống hiến của Nho giáo được các nhà thống trị coi trọng: “… các nhà Nho đã giữ gìn và tái hiện các nghi lễ cúng tế và nghi lễ triều đình, thứ được các nhà thống trị mới ưa thích và đánh giá cao.”1[60:81] Việc các nhà thống trị ưa thích Nho học bởi Nho học coi trọng lễ quả thật không có gì lạ, bởi ý nghĩa của lễ chính là lập ra quy phạm, định ra trật tự, từ đó ổn định xã hội (thiên “Khúc Lễ thượng” sách Lễ ký có định nghĩa: “Lễ, là để định ra thân sơ, giải quyết hiềm nghi, phân biệt giống khác, làm rõ đúng sai vậy”2

), và cũng từ đó, ở một khía cạnh khác, ổn định địa vị thống trị của người cầm quyền, cái rất cần thiết sau một thời gian dài quân đội làm chủ đạo và nhà cầm quyền bị thay đổi dễ dàng. Quá trình phát triển của tư tưởng Nho học cũng đồng thời là quá trình thích nghi để tồn tại, vừa để phù hợp hơn trong mắt nhà cầm quyền, vừa để cạnh tranh với các học phái khác. Diêu Tân Trung cũng nêu ra: “Nho giáo, vào thời điểm đó, là lựa chọn tốt nhất, nhưng nó cần thích nghi để bảo vệ vị trí của mình […] Không chỉ chắt lọc từ những văn hiến trong quá khứ, nó cũng đồng thời cởi mở đối với những tư tưởng hay nhất từ những học phái khác và tích hợp chúng vào trong các học thuyết của riêng mình […] Nó đón nhận vũ trũ quan của Âm Dương gia và một phần nào đó thích ứng với nhân sinh quan của Đạo gia. Nó sử dụng những chính sách của Pháp gia để củng cố quyền lực của nhà cầm

1 Nguyên văn: ‚… Confucians preserved and reintroduced religious ritual and court ceremonies, which were enjoyed and highly valued by the new rulers.‛

quyền và mượn học thuyết Ngũ hành để giải thích sự vận động tuần hoàn tự nhiên của lịch sử và sự thay triều đổi đại”1[60:82]. Rõ ràng nhất chính là việc Đổng Trọng Thư vận dụng các yếu tố: Thiên, địa, âm, dương, mộc, hỏa, thổ, kim, thủy và con người để xây dựng học thuyết của mình. Nói tóm lại tức từ cái học của Khổng Tử truyền tới Đổng Trọng Thư, Nho học đã có sự chuyển biến để thích nghi, vừa đáp ứng nhu cầu ổn định xã hội, lại để trở nên hữu dụng với nhà cầm quyền, cũng chính là để tồn tại và phát triển.

Sự phục hưng cho tới việc hình thành “Lý học” thời Tống cũng có tiền đề tương đối giống như vậy. Ta có thể phân chia ra hai tiền đề: Bối cảnh và động lực để có cái nhìn rõ hơn.

*Bối cảnh

Nếu cuộc bứt dậy của Nho học thời Hán, vượt lên Hoàng Lão, Mặc gia và Pháp gia, được đặt trong bối cảnh chiến tranh vừa dứt, triều đình trọng võ khinh văn dẫn tới việc trên dưới lộn xộn, trong triều không chỉnh tể, ngoài triều không trật tự, khiến cho các giá trị Nho học có đất dụng võ, thì cuộc phục hưng của Nho học thời Tống cũng có bối cảnh sau chiến loạn tương tự. Tuy nhiên, ta nên lưu ý, tới thời điểm này Nho học đã không còn là thứ gì xa lạ đối với các nhà cầm quyền. Lên ngôi và độc tôn trên phương diện hình thái ý thức từ thời Hán, Nho học đã tỏ ra là một công cụ phục vụ đắc lực cho triều đình phong kiến và bởi vậy, Nho giáo trở thành một lựa chọn có vẻ là “dĩ nhiên” khi nhà cầm quyền cần một giải pháp để ổn định lại xã hội và cũng cố lại địa vị. Các tác giả của Trung Quốc Nho học, thậm chí còn nhận định rằng: “Sự hình thành cục diện hỗn loạn thời Ngũ đại Thập quốc có căn nguyên từ sự lớn mạnh của thế lực phiên trấn vào buổi trung kỳ thời Đường và sự băng hoại của hệ thống giá trị luân lý Nho gia.”[48q1:240] Nhận định này từ một khía cạnh khác khẳng định lại công dụng ổn định xã hội của yếu tố Nho học. Nếu

1 Nguyên văn: ‚Confucianism was, at that time, the best option, but it needed to adapt in order to

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)