TLTY với tăng bổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 99 - 138)

CHƢƠNG 2 : NỘI DUNG CỦA TÍNH LÝTIẾT YẾU

b. TLTY với tăng bổ

Khi đã có thêm phần tăng bổ, chúng ta không nên chỉ nhìn nhận TLTY như quan điểm cá nhân của Bùi Huy Bích nữa, một thứ ý đồ khác đã trở nên rõ ràng hơn và một cách hiểu khác về TLTY nói riêng và các hệ sách Tiết yếu nói chung đã

được thành lập, chủ thể của ý đồ này chính là các nhà in soạn khắc in TLTY, những người đã làm nên một TLTY khác với bản gốc của Bùi Huy Bích.

Có thể khẳng định ngay mục đích của các nhà in khi nhân bản và phổ biến TLTY nói riêng hay các sách Tiết yếu nói chung chắc chắn không giống như mục

đích của Bùi Huy Bích khi soạn chúng. Vậy đối với các nhà in “tiết yếu” là gì, lời giải đáp có thể thấy ở lời tựa các sách Tứ thư tiết yếu và Ngũ kinh tiết yếu xin được nêu ra đây để tiện tham khảo:

Bài tựa của Tứ thư tiết yếu bản khắc in của Thịnh Văn Đường năm Tự Đức 4 (1851) có trình bày về “tiết yếu” như sau:

Tiết là giản ước, yếu cũng là giản ước vậy. Sao phải là giản ước? Để tiện cho khoa cử mà thôi. Cái học khoa cử và cái học nghĩa lý là không giống nhau. Cái học nghĩa lý tất là từ việc học rộng mà rồi đi tới sự giản ước. Cái học khoa cử thì chủ ở sự giản ước, cho nên từ toàn thể của kinh truyện mà tiết lược đi. Tựu lại, bản riêng của họ Bùi so ra tốt hơn các nhà khác, trước đã lấy bản Ngũ kinh của họ Bùi mà đem khắc in, nay tới Tứ thư.

Ở đây, Thịnh Văn Đường đã trao cho hành vi “tiết yếu” một thứ mục đích có tính thực dụng cao, tiết yếu là để “tiện cho khoa cử mà thôi”. Với lời tựa này, Thịnh Văn Đường đã định tính cho Tứ thư tiết yếu là một dạng sách ôn thi, và để chứng minh cho sự hữu dụng của sách Tiết yếu, Thịnh Văn Đường còn không ngại lý giải một cách thực dụng một cái học gọi là “cái học khoa cử” (khoa cử chi học 科舉之 學). Tạm không nói lý giải “khoa cử chi học” là “chủ ở sự giản lược” thì đúng hay sai, chỉ nói dụng ý của Thịnh Văn Đường khi lý giải như vậy là rất dễ thấy, chính là muốn bán sách ôn thi cho sĩ tử. Việc lựa chọn bản của họ Bùi là bởi bản của họ Bùi so với các sách tương tự của nhà khác thì tốt hơn. Như vậy với mục đích kinh doanh sách ôn thi, các nhà in đã đem biến sách riêng dùng cho mục đích cá nhân của Bùi

Huy Bích thành ra một thứ sách ôn thi thuận tiện cho khoa cử, và khi thứ sách ôn thi này phát triển rộng rãi tới một trình độ nhất định, sĩ tử dần dà sinh thói quen học tắt, coi nó là một thứ sách giáo khoa mà bỏ qua cái toàn thể của kinh điển. Đây hẳn là nguyên do khi Nguyễn Thông trông thi biết được sự thật này đã dâng sớ đòi bỏ các sách Tiết yếu. Một khi đã trở thành sách giáo khoa trong lòng các sĩ tử, thì tất yếu theo quy luật cung cầu, cũng nhìn từ việc in sách giáo khoa ngày nay, việc in các bộ

Tiết yếu đơn giản là kinh doanh siêu lợi nhuận, điều này cũng giải thích cho việc có rất nhiều nhà in tham gia vào việc in ấn các bộ Tiết yếu với nội dung gần như giống hệt nhau.

Trong ba bộ Đại toàn cũng như ba bộ Tiết yếu, chỉ có Tứ thư và Ngũ kinh là có mối liên quan rõ ràng với khoa cử, cho đến nay chúng tôi chưa ghi nhận được một quy định về khoa cử nào có đề cập tới TLĐT hay TLTY ở nước ta. Vậy vì sao TLTY cũng được nhiều nhà in khắc in sát nhau như vậy. Chúng tôi cho rằng TLTY, ở đây hiểu như sản phẩm có tính đại chúng của các nhà in mà không phải là bản dùng cho mục đích cá nhân của Bùi Huy Bích, đã “ăn theo” cái bóng của Tứ thư tiết

yếu và Ngũ kinh tiết yếu mà các nhà in đã khắc in để phục vụ cho ôn thi, việc “ăn

theo” này diễn biến như sau: nhờ Tứ thư tiết yếu, Ngũ kinh tiết yếu được hoan

nghênh mà “Bùi thị nguyên bản” trở nên có uy tín, và theo đà ấy các sách Tiết yếu khác của họ Bùi cũng được hoan nghênh, và việc khắc in TLTY của các nhà in chỉ là để khai thác triệt để danh tiếng của các sách Tiết yếu do họ Bùi biên soạn, khắc in cho đủ bộ Tiết yếu mà thôi.

Việc đưa thêm phần tăng bổ, ngoài ý nghĩa nhằm bổ sung thêm cho “Bùi thị nguyên bản” còn là để làm phong phú cho TLTY đồng thời góp thêm sức nặng, tăng thêm uy tín TLTY, bởi Bùi Huy Bích và Nguyễn Huy Oánh đều là những nhân vật có thành tựu cả trên bình diện học thuật lẫn quan trường, là những “tấm gương” kiểu mẫu cho sĩ tử.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2:

Lý học Tống Minh là một trào lưu tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng tới học thuật, học phong không chỉ ở hai triều Tống, Minh của Trung Quốc mà còn lan rộng

tới các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán xung quanh như Việt Nam hay Triều Tiên. Có thể hiểu Lý học là sự cách tân lại một cách có hệ thống các tư tưởng Nho học, triết học hóa Nho học. Việc Lý học hình thành là sự hội tụ của những yếu tố nội và ngoại tại, chủ quan và khách quan. Trong đó có những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội dẫn đến sự coi trọng của nhà thống trị với Nho học, đem lại cho Nho học sự phục hưng; sự cạnh tranh vị trí chủ lưu giữa Nho, Phật, Đạo đem lại cho Nho học động lực; các nguyên liệu tư tưởng trong dòng văn hóa truyền thống nội tại của Trung Quốc qua các thời kỳ mà đại diện là Đạo gia, kết hợp với sự vay mượn các tầng thứ tư duy triết học ngoại lai tới từ Phật giáo, cùng với mô thức tư duy cũng như giá trị quan Nho học tạo nên sự hợp lưu của ba nhà, tất cả làm nên cái mà sau này giới nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc gọi là Tân Nho học (Neo- Confucianism), với đại diện là các Tân Nho gia (Neo-Confucian), tiêu biểu là Chu Đôn Di, Thiệu Ung, Trương Tái, Trình Hạo, Trình Di, Chu Hy, Lục Cửu Uyên, Vương Dương Minh...

TLĐT là sự kết tập các trước tác, ngôn luận về vấn đề tính lý của Nho gia Tống Minh. Về cơ bản, mỗi một trước tác, ngôn luận tuy đều có bàn về tính lý nhưng ở mỗi một trước tác, ngôn luận lại có tính độc lập riêng, việc kết hợp vội vàng chúng vào nhau khiến cho TLĐT trở nên rộng mà không chuyên, rườm rà mà không tinh. Có thể xem TLĐT là một từ điển tập hợp các trước tác mà khó có thể trao cho nó vị trí tập đại thành cho Lý học.

Một mặt thể hiện sự tiếp thu ảnh hưởng từ Lý học của Trung Quốc, mặt khác là sự diễn giải lại, chắt lọc lại, những gì được tiếp thu, hiện tượng “tiết yếu” không phải là một hiện tượng cá biệt ở Việt Nam, ít nhất ở Triều Tiên cũng diễn ra quá trình tiếp nhận và diễn giải này với đại diện là Tính lý đại toàn thư tiết yếu của Kim Chính Quốc (Kim Jeong-guk). TLTY ở ý nghĩa bản nguyên nhất chính là sở đắc của Bùi Huy Bích trong quá trình đọc TLĐT, hay nói cách khác nó thể hiện sự lĩnh hội, truy cầu với Nho học của ông. Từ góc độ đánh giá sự “tiết yếu” của Bùi Huy Bích đối với TLĐT mà nói, từ TLTY ta có thể thấy Bùi Huy Bích đã định hình lại chuỗi các vấn đề được nêu ra trong TLĐT. Trong TLTY rõ ràng nội dung đã trở nên cô

đọng và mạch lạc hơn khi mà những phần kém quan trọng hoặc thuần túy chỉ là bình tán có khi khiến người ta lầm lẫn hoặc lạc hướng đã được gọt bỏ. Các luận điểm chính hiện ra rõ ràng và nổi bật chứ không còn chìm trong bể chữ. Trên bình diện đời sống Nho học, việc biên soạn lại, diễn giải lại sách vở Nho gia ở Việt Nam thời bấy giờ không phải là hiếm gặp, ít nhất ngoài các bộ Tiết yếu của Bùi Huy Bích, còn có các bộ Toản yếu của dòng họ Nguyễn Huy, thể hiện một thứ “gia học” khá đặc sắc, một mặt nào đó đã thể hiện tầm sâu, độ ngấm của Nho học vào đời sống xã hội Việt Nam đương thời. Cũng thể hiện vị trí quan trọng của Nho học trong xã hội Việt Nam phong kiến còn có khoa cử. Khoa cử đã làm sản sinh một nhu cầu mạnh mẽ về sách vở dùng trong khoa cử. Nắm bắt nhu cầu này, các nhà in đã sử dụng hệ sách Tiết yếu của Bùi Huy Bích để thỏa mãn giới sĩ tử. Tuy không trực tiếp tham dự vào cái học khoa cử ở Việt Nam nhưng dù sao, là một đại diện quan trọng cho Nho học Tống Minh, một bộ phận quan trọng trong tổng thể Nho học, “Tính lý” vẫn có sức hút riêng, thêm vào đó là sự khai thác của các nhà in đối với phần còn lại của hệ sách Tiết yếu do Bùi Huy Bích biên soạn đã giúp cho TLTY được khắc in. Cũng từ việc khắc in TLTY đã sản sinh ra sự diễn biến nội tại, từ đơn thể “Bùi thị nguyên bản” lên một phức hợp, gộp của “Bùi thị nguyên bản” với “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”, làm nên một bản TLTY phục vụ riêng cho mục đích của các nhà in.

KẾT LUẬN

Có thể nói, với sự gắn bó lâu dài của mình với lịch sử Việt Nam, Nho học đã dần tạo dựng cho mình một chỗ đứng trong văn hóa của người Việt, diễn biến từ một thứ văn hóa ngoại lai, vào nước ta bằng con đường xâm lược trở thành một nét không thể thiếu trong đời sống xã hội của dân tộc ta. Ảnh hưởng sâu sắc của Nho học tới xã hội có thể thấy phần nào ở chế độ tuyển hiền bằng khoa cử và tác động của hoạt động này tới toàn bộ đời sống của người dân. Ở một trình độ nào đó, trong xã hội phong kiến độc tôn Nho học, việc mười năm đèn sách, áo gấm vinh quy đã trở thành một giấc mộng chung của nhiều giai tầng trong xã hội, cái ám ảnh về sự đổi đời, về hào quang vinh hiển đó ăn sâu vào tiềm thức, ghi dấu cả trong văn thơ câu hát. Tới tận đầu thế kỷ XX, đã có thời người ta hát xẩm bằng câu hát “Tôi hằng khuyên sớm khuyên trưa, Anh chưa thì đỗ thì chưa động phòng” trong bài Thời trước của Nguyễn Bính. Với vị trí và ảnh hưởng lớn lao của mình, Nho học và khoa cử Nho học đã có những tác động nhất định tới các hành vi có tính xã hội. Ở một khía cạnh, nó thể hiện qua sự đẩy mạnh học phong, đẩy mạnh truyền thống học tập Nho học nhắm tới khoa cử, cũng tức là khuyến khích sự tiếp xúc của xã hội với Nho học, và như chúng ta có thể thấy, qua nhiều thế kỷ vận động, giới trí thức đã tiếp nhận Nho học ngày một tự nhiên, dấu ấn cưỡng bức văn hóa xa xưa ngày một phai nhòa và việc học tập Nho học về sau đã là hành vi tự giác, thậm chí là hành vi trách nhiệm. Hệ sách Tiết yếu của Bùi Huy Bích, hay loạt sách Toản yếu gia học của

Nguyễn Huy Oánh là một trong các bằng chứng cho việc học tập và khuyến khích học tập Nho học từ quy mô cá nhân cho tới gia đình và lớn hơn nữa là các trường tư thục cho tới giới tri thức toàn xã hội. Sự diễn biến từ “cá nhân”  “xã hội” ở đây là chỉ việc, lấy các tựa sách Tiết yếu của Bùi Huy Bích làm ví dụ, ban đầu chúng chỉ là các tâm đắc cá nhân mà Bùi Huy Bích biên soạn lại như một sự diễn giải tự thân của mình với điển tịch Nho gia, tức là được sử dụng trong phạm vi cá nhân, nhưng những tư liệu cá nhân này, với sự tiện ích về nhiều mặt, đã trở thành một thứ sách tham khảo, thậm chí đóng cả vai trò là sách giáo khoa, tiện ích và có chất lượng (khi

vẫn còn chưa vượt Vũ môn, đăng tên bảng vàng. Tới đây có thể đề cập tiếp đến yếu tố kinh tế của vấn đề. Lấy TLTY làm ví dụ, bản gốc của TLTY tức TLĐT là một bộ sách tương đối đồ sộ, tổng cộng lên tới bảy mươi quyển. Kể cả là vào hiện tại, một bộ sách bảy mươi quyển cũng không phải là thứ có thể phổ thông đại chúng, không phải mọi nhà đều có điều kiện mua sắm, chứ đừng nói là vào thời phong kiến lúc bấy giờ, khi mà sách vở khan hiếm và các sinh đồ thường là khá nghèo. Điều này càng khiến cho các sách Tiết yếu, Toản yếu trở thành một giải pháp khá là kinh tế khi mà các sinh đồ vẫn có thể thu được các tri thức cốt yếu, có giá trị rất thực tế với khoa cử. Có thể nói, ở đây, điều kiện kinh tế xã hội cùng với truyền thống khoa cử Nho học đã “giáo khoa hóa” các sách tư nhân, gia học dạng như Tiết yếu. Và đương nhiên, không khác lắm với bây giờ, đã có “cầu” ắt sẽ có “cung”, các nhà in tham gia vào quá trình phổ cập hóa các loại sách “giáo khoa” này một cách rất tích cực. Lại dùng TLTY làm điển hình, số lượng các nhà in từng in TLTY là không ít, chí ít như luận văn ghi nhận được là có: Thịnh Văn Đường, Tập Văn Đường, Mỹ Văn Đường… và không phải là không có tái bản, như trường hợp Thịnh Văn Đường, ít nhất nhất đã từng in TLTY hai lần. Có kinh doanh là có cạnh tranh, ảnh hưởng của khoa cử tới các khóa sinh cũng có thể ví von tương tự với ảnh hưởng của kỳ thi Đại học với học sinh ngày nay vậy, nó là thứ có ảnh hưởng mang tính quyết định tới cuộc đời, và khóa sinh ngày xưa, cũng như học sinh ngày nay đương nhiên đều dốc hết vốn liếng cho thứ quyết định tương lai đó, và cũng vì thế có thể tưởng tượng ra các sách Tiết yếu sẽ đắt khách hệt như các tài liệu tham khảo thời hiện tại. Các nhà in không những tích cực phổ biến các sách Tiết yếu mà còn làm hơn thế, họ - có thể là vì nguyên nhân cạnh tranh – cải tiến các sách Tiết yếu, bổ sung thêm vào đó các yếu tố từ nguồn khác và đương nhiên, với hành động đó họ đã tạo nên một văn bản mới. Với trường hợp của TLTY đó là sự phát triển từ một đơn thể TLTY thuần túy Bùi Huy Bích lên một phức thể “Bùi thị nguyên bản” + “Phụ lục: Nguyễn thám hoa quan chính bản”. Và qua đó làm phức tạp hóa vấn đề văn bản của TLTY qua hai khía cạnh: một, có nhiều văn bản của nhiều nhà in; hai, có sự diễn biến trong nội tại của văn bản. Việc cải tiến văn bản này, vô hình chung tăng số lượng tác giả của

TLTY lên, bao gồm hai tác giả có thể gọi là trực tiếp: Bùi Huy Bích trực tiếp đóng góp nền tảng cơ bản nhất, Nguyễn Huy Oánh cũng trực tiếp đóng góp các phụ lục; và tác giả gián tiếp là các nhà in, chủ thể đem cải tiến gộp “Bùi thị nguyên bản” với “Nguyễn thám hoa quan chính bản” để tạo nên một bản TLTY mới. Qua nghiên cứu thực tế, trừ hai bản TLTY của Thịnh Văn Đường in năm Thiệu Trị 2 là có phần khác biệt ra thì số đông các văn bản TLTY do các nhà in khác in năm Thiệu Trị 3 về sau là có nội dung giống nhau, có khác chăng chỉ ở hình thức trình bày, thể chữ. Điều này làm cho việc phân tách rạch ròi bản nào thuộc nhà in nào trở nên khó khăn, bởi trong năm quyển của bộ TLTY chỉ có quyển thứ nhất là ghi rõ văn bản là của nhà in nào in năm bao nhiêu. Luận văn đã bằng những chứng cứ khả tín trong văn bản mà tạm phân tách, tuy nhiên các kết luận đều chỉ có tính tương đối, chắc chắn tuyệt đối là không thể.

Một cách hiển nhiên, phải có TLĐT thì mới có TLTY, và với tư cách là bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu văn bản Tính lý tiết yếu (Trang 99 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)