Đánh giá chung về 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài (Khảo sát chương trình The Voice - Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, (Trang 93 - 107)

3.1. Đánh giá chung về 5 chƣơng trình truyền hình thực tế mua bản quyền nƣớc ngoài nƣớc ngoài

3.1.1. Thành công về Việt hóa

Sau khi khảo sát 5 chương trình THTT mua bản quyền tiêu biểu từ năm 2011 đến 2014, có thể rút ra một số kết luận sau:

Nhận thức của NSX về vấn đề Việt hóa: Các NSX của Việt Nam nhìn chung đều nhận thức được rằng: Việt hóa về cả nội dung và hình thức các format THTT mua định dạng của nước ngoài là một yêu cầu tiên quyết, mà mục tiêu là để chương trình sau khi được tái sản xuất không bị đào thải khỏi môi trường văn hóa của Việt Nam, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của phần đông khán giả. Vấn đề chỉ là năng lực và trách nhiệm của NSX đến đâu trong việc tạo ra một chương trình chất lượng, hấp dẫn về hình thức và nội dung phù hợp với người Việt, cũng như văn hóa Việt.

"Việt hóa" về mặt hình thức: Cả 5 chương trình đều được Việt hóa khá tốt về mặt hình thức, mang tới cho khán giả cảm giác đã mắt, thỏa mãn vì sự hiện đại, sôi động và tính tương tác cao. Các vấn đề liên quan đến công nghệ, máy móc, đồ họa, thiết kế trường quay... đều được đội ngũ sản xuất của Việt Nam học hỏi, tiếp thu hiệu quả từ phiên bản gốc và qua quá trình phối hợp với đội ngũ chuyên gia nước ngoài. Đó là một sân khấu Giọng hát Việt hoành tráng, hiện đại; những màn trình diễn khiêu vũ sôi động, đẹp mắt của Bước nhảy hoàn vũ hay những cuộc đua tranh nghẹt thở, gay cấn của Cuộc đua kỳ thú...

"Việt hóa" về mặt nội dung: Nhìn chung các NSX của Việt Nam bên cạnh việc giữ lại những yếu tố bắt buộc của format gốc, đã chủ động loại bỏ những yếu tố không phù hợp và bổ sung thêm nhiều yếu tố đa dạng của văn hóa Việt Nam, tạo ra sự gần gũi với thị hiếu tiếp nhận của khán giả bản địa. Điều này có thể thấy rõ

là các th thách được lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc. Hay sự xuất hiện của các yếu tố văn hóa Việt Nam trong các phần trình diễn khiêu vũ dance sport của BNHV...

Những yếu tố văn hóa nước ngoài xuất hiện trong các chương trình THTT mua bản quyền là điều không thể tránh. Với một liều lượng nhất định và nội dung phù hợp, nó mang tới cho khán giả Việt những kiến thức và trải nghiệm mới mẻ. Sự song hành giữa văn hóa nước ngoài và văn hóa Việt Nam trong các chương trình THTT, cũng là một biểu hiện tích cực của quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Sự thành công của chương trình Bước nhảy hoàn vũ trong việc tạo ra trào lưu khiêu vũ dancesport tại Việt Nam cho thấy, các yếu tố văn hóa nước ngoài có thể ban đầu còn xa lạ với người Việt. Nhưng trải qua quá trình tìm hiểu, chọn lọc, thích nghi, nó sẽ được người Việt đón nhận nếu phù hợp để làm phong phú thêm đời sống tinh thần và vật chất của mình.

"Đơn giản chỉ là tham gia chương trình truyền hình mang tính toàn cầu, nhưng quốc gia đó lại có được sự thỏa mãn kết nối với thế giới và cảm giác hòa vào dòng chảy đương thời. Tùy theo quy định của định dạng mà người làm địa phương hóa nội dung, với niềm tin là mình làm chủ hoàn toàn chương trình. Khán giả cũng thảo mãn, cái cảm giác mình thuộc về một quốc gia là thành vi n của cái thể thống nh t y" [29]

Thúc đẩy xã hội hóa sản xuất các CTTH: Với THTT, mô hình xã hội hóa sản xuất các CTTH trở nên phổ biến và lớn mạnh, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho các công ty truyền thông, đơn vị sản xuất chương trình tư nhân và các ĐTH. Cũng giống như trên thế giới, nguồn lợi nhuận này góp phần cung cấp chi phí để bản thân các công ty truyền thông tư nhân và ĐTH đầu tư sản xuất những chương trình truyền thống khác (phim điện ảnh, phim truyền hình...), qua đó thúc đẩy sự phát triển của cả ngành truyền hình nói chung.

Nâng cao tính chuyên nghiệp cho ê kíp sản xuất chương trình của Việt Nam: Những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình đi khảo sát thực tế ở nước ngoài, rồi trực tiếp sản xuất các format lớn của thế giới dưới sự hỗ trợ của đội

ngũ chuyên gia nước ngoài, cũng đã mang tới những thay đổi lớn theo hướng tích cực cho sản xuất truyền hình nội địa (kĩ thuật công nghệ, thái độ tinh thần làm việc...). Dưới đây là nhận định của nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6, trong một bài trả lời phỏng vấn báo:

"Chưa nói đến việc n n nhập hay không, nhập nhiều hay ít..., nhưng nói về năng lực sản xu t thì một vài năm trước Việt Nam chưa sản xu t được các format lớn như thế. Ví dụ như chương trình Khởi nghiệp ban đầu VTV làm, mày mò n n còn r t thiếu chuy n nghiệp. Quy trình sản xu t THTT như thế nào đã là một câu hỏi lớn. Rồi đầu tư về máy quay, con người, cách th c làm sao để quay từ sáng đến tối mà lại còn tạo được tình huống mà không chán. Qua thực tế, trình độ sản xu t các đơn vị đã được nâng l n r t nhiều" [37]

Đây là những bài học kinh nghiệm quý giá nếu như các NSX Việt Nam hướng tới mảng THTT thuần Việt trong tương lai.

Chuyển tải thông điệp ý nghĩa: THTT với những câu chuyện mà nó kể và phát sóng trên truyền hình, là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại một số vấn đề về văn hóa, xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cả tích cực và hạn chế. Đơn c như đằng sau việc hát tiếng Anh hay tiếng Việt của Giọng hát Việt, cũng là câu chuyện về một nước Việt Nam đang trong thời hiện đại với sự xâm lấn của văn minh phương Tây, nhu cầu hội nhập thế giới đi đôi với vấn đề giữ gìn bản sắc. Câu chuyện ấy được NSX dàn dựng theo một lối khá cực đoan, thách thức những giá trị và thói quen của người Việt Nam. Ví dụ: một thí sinh người dân tộc thiểu số được giao hát ca khúc nước ngoài trong thế đối đầu với một thí sinh có sở trường hát tiếng Anh, ngoại hình phong cách hiện đại...Với hướng đi này, BTC, HLV, thí sinh, khán giả bình thường và cả người làm chuyên môn âm nhạc đều thấy áp lực. Một khán giả đã chia sẻ ý kiến của mình về những tranh cãi trái chiều xung quoanh Giọng hát Việt như sau:

"Một chương trình THTT đưa ra được một hiện thực không quen thuộc, để đặt ra những v n đề về sự gây dựng, sự tiếp nhận và sự lựa chọn, đối với tôi, là

trị của tiếng Anh, của những lời khen, nhưng tôi cũng không sống theo những th đó. Và Giọng Hát Việt đối với tôi là một điều thật tốt đẹp. Nó cho tôi những phút giây thích thú và những bài học quý" [49]

Qua đó có thể thấy, cách mà THTT đặt vấn đề vừa trực diện lại vừa nhiều ẩn ý, đặc biệt là qua các mâu thuẫn, xung đột. Dù các chương trình vẫn tồn tại những hạn chế do NSX Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, hay chưa phù hợp với thị hiếu tiếp nhận quen thuộc của nhiều người Việt. Tuy nhiên nếu tỉnh táo và bình tĩnh, chúng ta vẫn có thể rút ra được những bài học cho riêng mình, thay vì xu hướng xem và đánh giá THTT ở bề ngoài và thiếu chiều sâu như hiện nay.

Có cái nhìn khá tích cực về các yếu tố văn hóa ngoại lai trong những chương trình THTT mua bản quyền format nước ngoài, nhà báo Lê Giang nhận định: "Việc văn hóa phương Tây tràn vào và thách th c văn hóa Việt Nam (trong đó THTT chỉ là một phần), tôi cho rằng cũng là một đợt thử lửa quy mô toàn quốc đối với nền văn hóa của chúng ta đ y. Có cạnh tranh thì mới phát triển được".

Thực hiện tốt vấn đề bản quyền với đối tác nước ngoài

Kể từ khi Việt Nam gia nhập sân chơi toàn cầu, vấn đề thực thi bản quyền truyền hình theo các quy định của quốc tế là một điều tất yếu. Qua việc phân tích thực trạng chuyển giao bản quyền một số format chương trình THTT thời gian qua, có thể thấy, các NSX trong nước đã tuân thủ khá nghiêm chỉnh. Điều đó thể hiện ở việc các đơn vị phải bỏ tiền ra để có được giấy ph p hợp pháp, tôn trọng những yêu cầu chính đáng của đơn vị giữ bản quyền trong quá trình tái sản xuất chương trình và phát sóng tại Việt Nam.

3.1.2. Hạn chế về Việt hóa

3.1.2.1. Đối với nhà sản xuất và Đài truyền hình

NSX sử dụng quá nhiều các yếu tố văn hóa ngoại lai

Hạn chế này xuất phát từ suy nghĩ đó sẽ là một yếu tố giúp thu hút sự tò mò của khán giả, đặc biệt là những khán giả có tư tưởng sính ngoại. Nó cũng là kết quả

của tâm lý thích ăn sẵn, rập khuôn theo những gì đã có ở phiên bản gốc, chứ không đầu tư nhiều công sức, chất xám để xây dựng, sáng tạo nội dung, hình thức chương trình dựa trên yếu tố văn hóa dân tộc. Điều đáng nói là các yếu tố văn hóa nước ngoài không chỉ xuất hiện nhiều mà đôi khi còn đến mức phản cảm, vẫn lọt qua vòng kiểm duyệt nội dung của VTV và xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia. PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng: "Thay vì thực tế truyền hình phải được Việt hóa tử tế cho phù hợp với văn hóa thưởng th c đặc thù của công chúng Việt, thì cả nhà sản xu t lẫn nhà đài đã dọn cho công chúng Việt một món ăn hầu như còn nguy n mùi vị th c ăn Tây sống sượng lẫn lộn r t nhiều hạt sạn về thẩm mỹ. Tr n sóng của Đài truyền hình quốc gia các chi u trò ngày càng thô lậu, thậm chí có thể gọi là những trò lừa đảo, đến m c xúc phạm người xem" [53]

Sự có mặt của giám khảo nam người Úc trong Vietnam's Next Top Model với

lối ăn mặc lòe loẹt theo phong cách unisex, cùng những c chỉ, hành động, cách biểu đạt cảm xúc quá lố, đi ngược lại thị hiếu thẩm mỹ của người Việt là một ví dụ.

Nhiều NSX đang nhận thức quá máy móc về yếu tố thực tế của THTT

Vì thế nhiều khi họ biết trước một hình ảnh, hành động, lời nói nào đó khi lên sóng sẽ gây ra những phản ứng trái chiều, nhưng họ vẫn quyết định giữ lại. Bởi thế, nhiều hạt sạn, tranh cãi ồn ào trong các chương trình THTT thời gian qua đáng nhẽ đã không xảy ra. Sự việc liên quan tới thí sinh Lê Nguyễn Quỳnh Anh trong

Vietnam's Got Talent 2012 sẽ không ồn ào đến vậy, nếu như đội ngũ biên tập không khai thác triệt để những lời tán dương tài năng của gia đình thí sinh (trong khi thí sinh này không có tài năng nổi trội gì), cũng như việc người mẹ ra sân khấu để phản đối BGK. Vẫn biết bản chất của THTT là thực và NSX đã ký cam kết với thí sinh để được quyền khai thác câu chuyện của họ, nhưng ranh giới giữa nhân văn và vô đạo đức luôn vô cùng mong manh. Chỉ một sai lầm của NSX, có thể dẫn tới hậu quả nặng nề như người chơi bị khủng hoảng tinh thần, tự t ... Đây cũng là kết quả của việc NSX Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và thiếu tôn trọng thị hiếu của khán giả Việt. Họ phải đối mặt với những format truyền hình phức tạp và thực tế khó lường khi sản xuất. Nó trái ngược với việc ghi hình bó hẹp trong trường quay trước đây.

Đó là chưa kể, nhiều khi, trong quá trình quay phim và quá trình biên tập hậu kỳ, NSX chủ động dàn dựng, cắt gh p thành một câu chuyện khác (vì thời lượng hạn chế hoặc mục đích tạo kịch tích). Nhiều thí sinh vì quá bức xúc đã buộc phải lên tiếng vì những gì phát sóng khiến họ bị tổn hại đến hình ảnh, bị hiểu lầm và có cảm giác mình là một con rối của NSX.

Trong một số trường hợp khác, ê kíp sản xuất không có đủ sự tinh tường, kinh nghiệm và đặt mình vào vị trí của khán giả để nhận ra hình ảnh, câu chuyện hay tình tiết nào đó nếu phát sóng có thể gây ra những phản ứng trái chiều, thậm chí tổn thương cho chính nhân vật, người chơi. Tính thực tế của THTT, đặt trong môi trường văn hóa Việt Nam cần phải được nhận thức lại. Nhưng chắc chắn một điều: Thực tế phương Tây khác thực tế Việt Nam, thị hiếu người phương Tây khác thị hiếu người Việt.

Để xảy ra quá nhiều scandal nhưng xử lý thiếu chuyên nghiệp

Thực trạng này khiến khán giả có cái nhìn thiếu thiện cảm, thậm chí quay lưng lại với THTT. Trong số năm chương trình THTT mà luận văn này khảo sát, hầu hết đều tràn ngập tai tiếng, thị phi [Phụ lục Scandal, tai tiếng đáng chú ý được báo chí quan tâm khai thác]. Có ý kiến cho rằng, khi các NSX của Việt Nam nhập khẩu các format ngoại, đã đồng thời nhập khẩu luôn cả công nghệ tạo scandal và các chiêu trò để tăng sức hút, cạnh tranh và thu lợi nhuận từ quảng cáo. Nhìn lại cách ứng x với báo chí và công chúng khi xảy ra scandal dàn xếp kết quả trong GHV và scandal liên quan tới thí sinh Quỳnh Anh trong VNGT là đủ để thấy sự thiếu chuyên nghiệp của nhà sản xuất và kênh phát sóng. Ví dụ với scandal của GHV năm 2012, sự thiếu chuyên nghiệp của nhà sản xuất Cát Tiên Sa và VTV 3 thể hiện ở:

+ Tổ chức họp báo gặp mặt báo chí nhưng lại biến họp báo thành một buổi bỏ phiếu tín nhiệm cho nhạc sĩ Phương Uyên - nhân vật chính của scandal. Ông Nguyễn Quang Minh - GĐ Cát Tiên Sa đổ lỗi cho báo chí đưa tin một chiều; thí sinh cướp micro của phóng viên...

+ Ban tổ chức tuyên bố nhạc sĩ Phương Uyên sẽ rời ghế giám đốc âm nhạc nhưng cuối cùng người ta phát hiện ra nhạc sĩ này vẫn làm việc bình thường. Một

nhạc sĩ khác được thông báo sẽ thay thế vào vị trí giám đốc âm nhạc nhưng chỉ để che mắt dư luận.

+ VTV không có phản ứng nào khác để xoa dịu dư luận ngoài một công văn khẳng định chắc như đinh đóng cột: Những sự cố của chương trình Giọng hát Việt xảy ra trong thời gian qua không nằm ở nội dung chương trình mà ở việc ng xử, phát ngôn”. Sự bị động, thờ ơ của VTV khiến cho nhiều khán giả thất vọng và hoài nghi rằng liệu có sự ràng buộc chặt chẽ về lợi ích ở đây

+ Khi scandal chưa được giải quyết và dư luận vẫn đang bức xúc, nhà sản xuất quyết định tăng giá quảng cáo. Mức cao nhất là 180 triệu đồng cho một spot quảng cáo 30 giây. Hành động này khiến khán giả không thể không nghĩ rằng nhà sản xuất đang lợi dụng scandal để kiếm tiền.

Về văn hóa x lý scandal của THTT tại Việt Nam, nhà báo Ngọc Diệp nhận xét: "Thực tế là không có văn hóa và thiếu tôn trọng khán giả. Các đơn vị sản xu t vẫn nắm đằng chuôi. Họ tự tạo scandal để gây chú ý và tự dẹp mà chẳng ai làm gì được". Hậu quả lớn nhất của sự thiếu chuyên nghiệp nói trên chính là làm khán giả mất đi niềm tin vào chương trình, nhà sản xuất và THTT nói chung. Khán giả có thể vẫn xem, nhưng không phải với sự tôn trọng, thích thú mà nhiều khi vì tò mò, hiếu kỳ mà thôi.

Mặt trái của xu hướng xã hội hóa sản xuất các CTTHvà sự thụ động của các ĐTH

Thực tế thì thời gian vừa qua, khi xảy ra các scandal lớn trong các chương trình Vietnam's Got Talent, Giọng hát Việt, Người gi u mặt... ĐTH Việt Nam luôn tỏ ra chần chừ, gượng p, không hề có một hành động hay phát ngôn mạnh mẽ, kiên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài (Khảo sát chương trình The Voice - Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, (Trang 93 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)