Từ những thành công và hạn chế trong quá trình Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền nước ngoài thời gian qua, cũng như các giải pháp được đề xuất, tác giả luận văn mạnh dạn phác thảo một mô hình. Trong đó, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và tâm thế chủ động của Đài truyền hình được nhấn mạnh.
Cơ quan quản lý nhà nước về truyền hình và văn hóa
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr East West North
Đài truyền hình thăm dò dư luận, điều tiết và tổ chức sản xuất
ĐTH và đơn vị tư nhân nghiên cứu, thảo luận để lựa chọn format phù hợp
Mua bản quyền Tái sản xuất format:
- Đơn vị tư nhân là chủ thể chính - ĐTH là đơn vị phối hợp, giám sát chặt chẽ quá trình sản xu t
Hoàn thiện sản phẩm
Khán giả
ĐTH kiểm duyệt nội dung và hình ảnh Phát sóng
- Cân nhắc số lượng chương trình - Khung giờ phát sóng phù hợp - Tỉ lệ phân khúc nội dung, hình th c
- Kế thừa chọn lọc từ format gốc - Tận dụng phù hợp các yếu tố văn hóa bản địa
- Hiểu và tôn trọng thị hiếu công chúng trong nước
- Dựa tr n nguồn lực cơ sở vật ch t kỹ thuật của mình
Phản hồi
- Đưa ra định hướng phát triển - Giám sát quá trình xã hội hóa - Hoàn thiện hệ thống pháp luật - Xử lý triệt để các vi phạm
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Như vậy, ở chương 3 của luận văn đã phân tích một cách cụ thể những ưu điểm và hạn chế trong quá trình Việt hóa 5 format quốc tế The Voice, Dancing with the stars, Next Top Model, Got Talent và The Amazing Race, cũng như của phần lớn các format THTT mua bản quyền nước ngoài khác. Một số ý kiến cho rằng, việc Việt Nam mua ồ ạt các format chương trình THTT của nước ngoài đang triệt tiêu hoàn toàn động lực sáng tạo của đội ngũ sản xuất CHTH trong nước là không hoàn toàn thỏa đáng. Cần phải thấy rằng đây là một xu hướng chung của thế giới. Nhìn từ góc độ kinh tế, sự phát triển này tăng cường sự bình đẳng và giao lưu giữa truyền hình địa phương với hệ thống truyền hình toàn cầu. Nhìn từ góc độ văn hóa, đây là cơ hội để các nền văn hóa khác nhau cùng giao lưu và làm giàu có cho nhau, thông qua các CTTH.
Vấn đề ở chỗ, cơ hội luôn đi liền với thách thức. "Người ta tin THTT khuyến khích và tạo ra môi trường cho sự thể hiện bản sắc quốc gia về mặt văn hóa, nhưng giới chuy n môn cũng cho rằng, nó cũng có thể thách th c những giá trị tưởng như đã định hình, cố kết, và từ đó dẫn dắt đến sự ra đời của những hình th c ghép lai văn hóa. Những chương trình THTT là nơi mà các cách hiểu khác nhau về bản sắc văn hóa va đập nhau và li n tục được khái niệm lại" [29]. Nếu như The Voice, Top Model khiến khán giả ở các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, bị hấp dẫn, đặt niềm tin vào cái gọi là "Giấc mơ Mỹ". Got Talent khuyến khích xu hướng các cá nhân thể hiện bản thân mình - một điều khá xa lạ với văn hóa truyền thống phương Đông. Thì The Amazing Zace lại giúp người xem tiếp cận, hiểu hơn về cái gọi là tinh thần cạnh tranh phương Tây, về văn hóa công bằng. Con người ngày càng bị ám ảnh với việc làm sao để đạt được danh hiệu xuất sắc nhất, người chiến thắng, những món tiền thưởng khổng lồ và cơ hội đổi đời chớp nhoáng...
Các nhà sản xuất THTT ở Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề cân bằng giữa những yếu tố được xem là văn hóa phương Tây, cũng như yếu tố "thực" trong các THTT, với một bên là thói quen, tâm lý tiếp nhận các CTTH theo lối truyền thống của đa số khán giả Việt. Họ vừa bị áp lực bởi đòi hỏi phải hồi vốn
chưa nhận thức rằng tâm lý ăn xổi ấy có thể gây ra những hệ lụy tiêu cực cho chính họ về lâu dài. Mặc dù những chương trình mới vẫn nối tiếp nhau lên sóng, tuy nhiên những gì diễn ra trong thời gian gần đây đang chỉ ra rằng những thành công của mảng THTT mua bản quyền sẽ chỉ mang tính chất nhất thời, không lâu bền, nếu như quá trình Việt hóa tiếp tục không được coi trọng đúng mức và làm tốt hơn trong những năm tới. PGS, TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái nhận định: “Những người làm chương trình như quá mải m tr n hào quang có được từ sự háo h c cái mới của khán giả và lầm tưởng như vậy chương trình đã r t thành công, và chạy hết tốc lực để ra mắt những phi n bản mới, tranh thủ đang tr n đà vinh quang, để thu thật nhiều lợi nhuận. Chính suy nghĩ theo kiểu chụp giật” đầy vụ lợi, phớt lờ yếu tố văn hóa, không đếm xỉa đến phản ng từ khán giả trong nước đã dẫn đến ch t lượng chương trình suy giảm...” [39]. Thêm vào đó, sự thụ động của các ĐTH lớn và sự ngoài cuộc của các cơ quan quản lý nhà nước đã góp phần khiến THTT phát triển ồ ạt, thiếu tính định hướng.
Với mong muốn xây dựng các chương trình THTT chất lượng và phù hợp hơn với văn hóa Việt Nam, chương 3 của luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế đang tồn tại. Theo đó, quan trọng nhất là một định hướng phát triển rõ ràng, một cơ chế quản lý phù hợp và một nhận thức đúng đắn về chủ trương xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình; một hiểu biết toàn diện, sâu sắc về những mặt tích cực và tiêu cực của THTT. Bên cạnh đó, thái độ tôn trọng công chúng và tuân thủ đạo đức báo chí là chìa khóa để NSX của Việt Nam đạt được thành công trên "sân nhà", chinh phục được công chúng truyền hình Việt, tiến dần tới sự chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế.
KẾT LUẬN
Nghị quyết “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam ti n tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Hội nghị trung ương 5 khóa VIII (1998) đã chỉ rõ những yếu k m, hạn chế về nhận thức tư tưởng, đạo đức và lối sống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Tiêu biểu như: "Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc...". Trong lĩnh vực thông tin đại chúng, "khuynh hướng thương mại hoá”, lạm dụng quảng cáo để thu lợi còn khá phổ biến"; hay "Giao lưu văn hoá với nước ngoài chưa tích cực và chủ động, còn nhiều sơ hở ..."
Nhập khẩu THTT cũng chính là nhập khẩu văn hóa. THTT là một sản phẩm của toàn cầu hóa vì nó có đầy đủ các yếu tố cấu thành từ công nghệ sản xuất, phương tiện quảng bá, phương thức kinh doanh, chuyển nhượng đến địa bàn tiêu thụ và tâm lý tiêu thụ. Những người ủng hộ toàn cầu hóa thì thấy ở dạng chương trình này những cơ hội để làm phong phú ngành truyền hình Việt Nam, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của khán giả, và khả năng giới thiệu bản sắc Việt Nam ra thế giới. Những người e ngại toàn cầu hóa thì lo ngại về những bất lợi mà THTT đem đến, tiêu biểu là nguy cơ “chủ nghĩa đế quốc văn hóa”, có thể làm xói mòn các giá trị văn hóa dân tộc. Rõ ràng, THTT đang thu hút khán giả và đạt được thành công nhất định về quảng cáo, nhưng nó cũng tiềm ẩn những nguy cơ làm lệch lạc nhận thức thẩm mỹ, ảnh hưởng không tốt đến văn hóa ứng x trong giới trẻ... Tuy nhiên, sự du nhập và phổ biến của THTT là một hiện thực tuân theo lô gic phát triển mà chúng ta phải chấp nhận. Vấn đề là làm sao để tận dụng những hệ quả tốt đẹp, cũng như tìm cách giải quyết những tồn tại, để truyền hình Việt Nam phát triển bền vững, mang lại những lợi ích thiết thực cho khán giả. Nhìn từ khía cạnh này, thì những biểu hiện lệch lạc của THTT thời gian qua cần sớm được chấn chỉnh. Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, các NSX và kể cả nhà Đài cần nhận thực rõ trách nhiệm của mình không chỉ là kiếm ra lợi nhuận trước mắt, bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa, giáo dục về lâu dài. Bên cạnh sự phê phán của truyền thông và công chúng, các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc. Chúng ta cũng
giá trị văn minh phương Tây, như: khuyến khích cá nhân thể hiện bản thân, hoàn thiện và phát triển toàn diện các kĩ năng; tinh thần cạnh tranh lành mạnh để phát triển; cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và thế giới...vân vân.
Các đơn vị phân phối format THTT của nước ngoài và các nhà sản xuất của Việt Nam vẫn đang đặt nhiều niềm tin vào sự phát triển của THTT tại Việt Nam trong những năm tới. Hướng tới sự chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất THTT là một yêu cầu cấp thiết mặc dù sẽ có nhiều khó khăn, trở ngại. Nói về cơ hội phát triển THTT ở Việt Nam, nhà báo Bùi Thu Thủy - ĐTH Việt Nam đã chỉ ra 5 “cái khó”. Đó là tâm lý khán giả chưa thật quen với thể loại mới. Thứ hai, có thể những chương trình THTT của Việt Nam làm chưa thật xuất sắc. Thứ ba, những chương trình ngoại nhập có thể chưa thật khai thác đúng điểm mạnh của người Việt. Thứ tư, các sê-ri chương trình THTT đòi hỏi khán giả phải theo dõi liên tục trong khi khán giả bây giờ rất bận rộn. Thứ năm là chi phí sản xuất cũng như nhân lực đầu tư cho một chương trình THTT quá lớn, trong khi các ĐTH đang phải tiết kiệm, cắt giảm chi phí sản xuất [17,tr.69].
Để giải quyết được những câu hỏi trên, việc nghiên cứu truyền hình, đặc biệt là những thể loại mới trong bối cảnh toàn cầu hóa là một việc làm cần thiết vì sẽ đem lại sự hiểu biết toàn diện và khách quan đối với những hiện tượng văn hóa, báo chí mang tính thời đại, góp phần đưa công chúng Việt Nam tiếp cận với những thành tựu về văn hóa, nghệ thuật, báo chí của toàn thế giới. Dù còn nhiều thiếu sót, nhưng hy vọng những gì được nêu ra trong luận văn này sẽ tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về quá trình Việt hóa các chương trình THTT mua bản quyền hiện nay và trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách tiếng Việt
1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB TP.HCM
2. Nguyễn Chí Bền, (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
3. Đào Hữu Dũng (2003), Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
4. GS.TS Đỗ Gia Huy (2005), Văn hóa và phát triển, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
5. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xu t chương trình truyền hình, NXB Văn hóa thông tin Hà Nội
6. Phan Thị Loan (1997), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin.
7. Dương Xuân Sơn (2009), Giáo trình báo chí truyền hình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
8. Dương Xuân Sơn (2000), Báo chí phương Tây, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM
9. Tạ Ngọc Tấn (2000), Báo chí truyền thông, NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội 10.Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 11.GS.VS Trần Ngọc Thêm (2012), Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà
Nội
12.Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cở sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
B. Sách nƣớc ngoài dịch ra tiếng Việt
13. Philippe Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông – Sự ra đời một ý th c hệ mới, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội
14. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 1, NXB Thông tấn.
15. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 2, NXB Thông tấn.
16. G.V Cudonhetxop, X.L Xvich, A.La. Uiropxki (2004), Báo chí Truyền hình, Tập 3, NXB Thông tấn.
C. Luận văn, luận án
17.Nguyễn Thị Hằng (2012), Nghi n c u truyền hình thực tế ở Việt Nam” (Khảo sát một số chương trình truyền hình thực tế tiêu biểu: S Việt Nam – Hương vị cuộc sống, Con đã lớn khôn và Người mẫu Việt Nam – Vietnam’s Next Top Model), Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học, Đại học KHXH & NV - Đại học Quốc gia Hà Nội
18.Nguyễn Thu Hương (2014), "Truyền hình thực tế ở Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa Việt" (Khảo sát 5 chương trình: Giọng hát Việt (The Voice), Người mẫu Việt Nam (Vietnam's Next Top Model), Thần tượng âm nhạc (Vietnam Idol), Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam's Got Talent), Cặp đôi hoàn hảo (Just The Two Of Us)), Luận văn thạc sỹ chuyện ngành Báo chí học, Học viện Báo chí & Tuyên truyền, Hà Nội
19. Trần Thị Hồng Vân (2011), Xã hội hóa sản xu t chương trình truyền hình qua sản phẩm của các công ty truyền thông: Cát Ti n Sa, LASTA, Hoa Hồng Vàng từ năm 2008 đến năm 2010 tr n sóng Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành báo chí, Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia Hà Nội
D. Sách tiếng Anh
20.Mark Andrejevic (2003), Reality TV : The Work of Being Watched, Rowman & Littlefield Publishers, USA
21. Doris Baltruschat (2009), Reality TV Formats: The Case of Canadian Idol, Canadian Journal of Communication Journal Vol 34, No 1 issue, Canada.
22. CQ Press (2010), Reality TV, Aug.27,2010, Volume 20, Number 29, USA 23.Amir Hetsroni (2010), Reality Television - Merging the Global and the Local,
Nova Science Publishers, USA
24. Annette Hill (2005), Reality TV: Audiences and popular factual television, Routledge, United Kingdom
25. James A. Mead (2006), Survivor and other reality T.V. Game shows: the uses and gratifications perspective on a reality sub-genge, The author, USA
26.Albert Moran (2009), TV Formats Worldwide: Localizing Global Programs, Intellect Books, Australia
27.Kirill Razlogov (2003), Global and/or Mass Culture?, Social Sciences,Vol. 34, Issue 3
28.Silvio Waisbord (2004), McTV: Understanding the Global Popularity of Television Formats, Television & New Media, Vol 5 No 4, Sage Publications, USA
E. Các tài liệu khác
29. Đỗ Anh, Tú Trinh (2013), Truyền hình thực tế và va đập văn hóa, Thế Giới Số Xuân 2013
30. Dương Vân Anh, Truyền hình thực tế: Những con số nói nhiều,
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/truyen-hinh-thuc-te-nhung-con-so-noi- nhieu-n20131223145618818.htm, 1/1/2014
31. Dương Vân Anh, Truyền hình thực tế vẫn tăng trưởng mạnh,
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/truyen-hinh-thuc-te-van-tang-truong- manh-n20140102155612812.htm, 30/1/2014
32.Hà Anh, Giọng hát Việt bị chỉ trích vì hát quá nhiều bài tiếng Anh,
http://www.anninhthudo.vn/Hau-truong/Giong-hat-Viet-bi-chi-trich-vi-hat-qua- nhieu-bai-tieng-Anh/462553.antd, 29/8/2012
33. Hà Bình, Truyền hình thực tế tác động ti u cực đến sinh vi n,
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/580403/truyen-hinh-thuc-te-tac-dong-tieu-cuc- den-sinh-vien.html,16/11/2013
34. Đặng Chung, Liveshow 6 Bước nhảy hoàn vũ 2014: Chàng phu xe” Tim làm giám khảo rớt nước mắt, http://laodong.com.vn/van-hoa/liveshow-6-buoc-nhay- hoan-vu-2014-chang-phu-xe-tim-lam-giam-khao-rot-nuoc-mat-182052.bld, 23/2/2014
35. Thái Ca, Kinh doanh văn hóa và tiếng khen ch ,
http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20120116/Kinh-doanh-van-hoa-va-tieng- khen-che.aspx, 15/01/2012
36. Ngọc Diệp, Cần hạn chế nhập khẩu kịch bản Truyền hình thực tế,
http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/can-han-che-nhap-khau-kich-ban- truyen-hinh-thuc-te-n20131205092910099.htm,9/12/2013
37. Ngọc Diệp, Nhà báo Tạ Bích Loan: Quan trọng là có giúp văn hóa tốt l n hay không?, http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/nha-bao-ta-bich-loan-quan-