Truyền hình thực tế du nhập và làm mới truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài (Khảo sát chương trình The Voice - Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, (Trang 32 - 34)

Nếu như trên thế giới, THTT manh nha ra đời từ những năm 1940 và đạt được thành công vang dội trong thập niên đầu của thế kỷ 21, thì tại Việt Nam, THTT chỉ mới có mặt được khoảng 10 năm. Ở nước ta, có thể coi THTT chính thức xuất hiện khi chương trình Khởi nghiệp của VTV3 lên sóng lần đầu tiên năm 2005. Đây là một game show học tập theo format chương trình Dragon Dean của Mỹ, tạo cơ hội để các bạn trẻ trải nghiệm những khó khăn, thách thức trong công việc. Tuy chưa thực sự là một chương trình THTT đúng nghĩa nhưng Khởi nghiệp vẫn được coi là th nghiệm đầu tiên về việc xây dựng chương trình THTT tại Việt Nam.

Chương trình thứ hai được đánh giá khá thành công là Phụ nữ thế kỉ 21, lên sóng VTV3 vào ngày 18/7/2006. Chương trình do Hãng phim Việt phối hợp với ĐTH Việt Nam thực hiện, theo chuyển nhượng từ format gốc 21st Century Woman” của Zeal Television (Anh). Mặc dù nổi bật ngay từ khi phát sóng bởi diễn biến chương trình khác biệt và hấp dẫn, nhưng Phụ nữ thế kỷ XXI vẫn bị nhận x t là chưa đủ các màu sắc cần thiết của một chương trình THTT. Sau Phụ nữ thế kỷ XXI,

với sự hào hứng của những người làm truyền hình và sự đầu tư mạnh dạn của các nhà sản xuất tư nhân, các chương trình thực tế đã ra đời và nở rộ trên sóng truyền hình.

Ngày 23/5 năm 2007, chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc Việt Nam Idol

(phiên bản Việt của chương trình Pop Idol) lên sóng VTV3 mùa đầu tiên. Quả thực, từ đây, THTT bắt đầu trở thành một món ăn tinh thần, giải trí mới của khán giả, trong bối cảnh game show truyền thống và các cuộc thi ca hát đã bão hòa sau một thời gian thống trị trên sóng truyền hình. Sau cú "đột phá khẩu" mang tên Thần tượng âm nhạc - Việt Nam Idol, hàng loạt chương trình THTT của nước ngoài lần lượt được mua bản quyền và "Việt hóa": Hành trình kết nối những trái tim (2008),

Bước nhảy hoàn vũ (2010), Cặp đôi hoàn hảo(2011), Vietnam’s Got Talent (2011), Vietnam’s Next Top Model (2011), Con đã lớn khôn (2011), Về trường (2012), Giọng hát Việt (2012), Thử thách cùng bước nhảy (2012), Cuộc đua kỳ thú (2012); Hợp ca tranh tài (2012), Vũ điệu đam m (2013); Giọng hát Việt nhí (2013), Vua đầu bếp (2012); Si u đầu bếp (2012); Gương mặt thân quen (2013); Nhà thiết kế thời trang Việt Nam (2013); Tôi là người chiến thắng (2013), Tôi dám hát (2013), Người gi u mặt (2013), Đố ai hát được (2013), Chinh phục đỉnh cao (2013)...

Có thể nói, hai năm 2012 và 2013 là giai đoạn bùng nổ của THTT tại Việt Nam, đặc biệt là về mặt số lượng chương trình, cũng như nội dung, thể loại. Chỉ tính riêng trên 2 kênh truyền hình VTV3 và HTV7, theo thống kê không đầy đủ, trong năm 2013 có gần 30 chương trình THTT lên sóng. Hơn 600 giờ phát sóng dành cho các chương trình THTT, được tính tương đối dựa vào khung giờ vàng dành cho các chương trình giải trí THTT trên 2 kênh VTV3 và HTV7 vào các tối

Và trong khoảng thời gian ngắn từ đầu năm 2014 đến nay, tiếp tục có thêm một số chương trình THTT ra mắt khán giả Việt. Đó là Học viện Ngôi sao, X factor - Nhân tố bí ẩn, Đố ai hát được, Tuyệt đỉnh tranh tài, Người bí ẩn... Đáng lưu ý là số lượng các chương trình mua bản quyền từ các nước phương Tây - nơi có những khác biệt lớn về văn hóa so với Việt Nam (Anh, Mỹ, Hà Lan...) chiếm ưu thế tuyệt đối. Chỉ có một số ít chương trình được mua bản quyền từ các quốc gia Châu Á như Nhật Bản (Con đã lớn khôn, Về trường...). Không quá khi nói rằng, chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Việt Nam đã chủ động tiếp thu và kế thừa hầu hết "tinh hoa" mà THTT tạo dựng được sau quá trình phát triển 7 thập kỷ.

Nhìn chung, THTT tại Việt Nam đang giống như một bàn tiệc đa dạng, thay đổi món liên tục, đáp ứng nhanh nhạy nhu cầu giải trí của công chúng truyền hình, trong bối cảnh các chương trình truyền thống đang thoái trào và mất dần sức hút do không có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Dạng chương trình THTT hay được lựa chọn để mua bản quyền và "Việt hóa" nhiều nhất là các game show tìm kiếm tài năng, đặc biệt là tài năng trong lĩnh vực âm nhạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quá trình Việt hóa các chương trình truyền hình thực tế mua bản quyền nước ngoài (Khảo sát chương trình The Voice - Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)