Trách nhiệm trong quản lý nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 38 - 40)

5. Bố cục đề tài

1.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lữ hành

1.4.1. Trách nhiệm trong quản lý nội bộ

Để thực hiện TNXH tốt bản thân doanh nghiệp cần phải có ý thức từ bên trong các đường lối chính sách của doanh nghiệp mình.

Tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua sự trình bày một cách cụ thể các nguyên tắc, quy tắc ứng xử trong các chính sách hoạt động của công ty và các quyết định được đưa ra. Ví dụ như tuân thủ các quy định của pháp luật, định hướng chiến lược hoạt động của công ty theo hướng phát triển bền vững, ủng hộ các hoạt động của cộng đồng điểm đến, tôn trọng văn hóa và di sản địa phương, tham gia các phong trào từ thiện của xã hội…Các chính sách này không cần phải được giới hạn trong các văn bản mà nên được thể hiện qua các hành động thực tiễn của công ty.

Chính sách đối với nhân viên : doanh nghiệp cần tôn trọng các quy định pháp luật về quyền lao động cũng như những nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong vấn đề sử dụng người lao động. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông tin cho nhân viên về các quyền lợi cơ bản của họ như : thời gian làm việc, điều kiện làm việc, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thai sản, thất nghiệp, chế độ lương thưởng và đãi ngộ...Nhân viên trong doanh

nghiệp có quyền tự do ngôn luận, đòi hỏi các quyền lợi chính đáng của họ cũng như được cung cấp một môi trường lao động lành mạnh. Không có sự phân biệt đối xử giữa các nhân viên trong công ty chỉ vì vấn đề tôn giáo, giới tính hay màu da... mọi người đều được đối xử công bằng. Tuy nhiên trong một vài trường hợp có thể có các chính sách ưu tiên dành cho những đối tượng như người dân bản địa, phụ nữ và các doanh nghiệp tại địa phương. Doanh nghiệp du lịch cần kiên quyết chống đối việc sử dụng lao động trẻ em và nạn khai thác tình dục trẻ em hiện nay vẫn còn đang diễn ra khá nhiều tại các khu du lịch. Cần có các hình thức tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc sử dụng lao động trẻ em trong ngành du lịch. Bản thân doanh nghiệp không sử dụng các hình thức lao động bị ép buộc và cần có sự tìm hiểu kỹ càng để không hợp tác với các đối tác cũng như sử dụng các cơ sở vật chất được xây dựng nên bằng hình thức lao động bị cưỡng chế như thế này.

Triển khai các chính sách đào tạo và tạo cơ hội phát triển dành cho nhân viên : Người lao động trong doanh nghiệp được tham gia các khóa đào tạo thường kỳ nhằm nâng cao các kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm nhằm phục vụ cho mục đích công việc. Ngoài ra, toàn bộ các nhân viên của công ty từ nhân viên tại trụ sở chính cho đến nhân viên tại các điểm đến du lịch cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững và có ý thức trách nhiệm trong việc đóng góp vào sự bền vững đấy. Công ty nên có các phần thưởng cho các cá nhân và tập thể có thành tích hoạt động hiệu quả trong các hoạt động phát triển bền vững. Đồng thời, doanh nghiệp nên tạo cơ hội phát triển và có định hướng thăng tiến cho các nhân viên có nhiều đóng góp và gắn bó lâu dài với công ty.

Minh bạch trong hoạt động: Doanh nghiệp cần có sự minh bạch công khai trong các hoạt động tài chính, hoạt động về môi trường và xã hội. Sự

nghiệp. Các báo cáo của công ty về môi trường hay xã hội có thể được xây dựng trên các form mẫu chuẩn của các tổ chức uy tín trên thế giới như AA1000, SA8000, các form chuẩn này sẽ giúp công ty báo cáo được đúng các vấn đề trọng tâm. Doanh nghiệp lữ hành có thể tham khảo từ “Bộ hướng dẫn báo cáo bền vững” của hiệp hội các doanh nghiệp lữ hành đưa ra năm 2003. Sau đó các văn bản này nên được thẩm tra lại một cách độc lập bởi một số tổ chức nhằm xác minh tính minh bạch và sự trung thực cũng như bảo vệ uy tín và hình ảnh của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)