Trách nhiệm với đối tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 40 - 41)

5. Bố cục đề tài

1.4. Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lữ hành

1.4.2. Trách nhiệm với đối tác

Đối tác của các doanh nghiệp lữ hành ngoài những doanh nghiệp nước ngoài gửi khách vào Việt Nam chủ yếu là các nhà cung ứng dịch vụ, nên trong luận văn này tác giả đi sâu vào việc tìm hiểu trách nhiệm của các doanh nghiệp lữ hành với những nhà cung ứng là chủ yếu.

Lựa chọn và duy trì mối quan hệ với các nhà cung ứng: Doanh nghiệp nên chủ động có sự tìm hiểu để lựa chọn được những nhà cung ứng uy tín, có chất lượng sản phẩm tốt vì sản phẩm của họ sẽ cấu thành nên sản phẩm của doanh nghiệp du lịch. Hợp đồng làm việc với các nhà cung ứng nên rõ ràng và có các điều khoản chặt chẽ đảm bảo lợi ích của cả hai bên, nên đàm phán một mức giá thích hợp cho cả hai bên. Đồng thời cũng có thể bổ sung một số phụ lục đề cập đến những vấn đề như không khai thác lao động trẻ em, tình dục trẻ em và một số vấn đề xã hội trong hợp đồng với các nhà cung ứng. Điều này đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài giữa hai bên.

Thẩm tra chất lượng nhà cung ứng : Doanh nghiệp nên phối hợp với một đối tác thứ ba để thẩm tra chất lượng dịch vụ cũng như sự tôn trọng hợp đồng đã ký kết giữa hai bên của nhà cung ứng. Việc làm này sẽ chính xác và khách quan hơn các bản báo cáo, tự nhận xét của nhà cung ứng. Ngoài ra

doanh nghiệp du lịch cũng có thể thông qua một đại lý du lịch tại địa phương để kiểm soát và chắc chắn về dịch vụ các chương trình du lịch của mình. Không những có trách nhiệm với nhân viên trong công ty mình, doanh nghiệp du lịch còn phải chịu trách nhiệm về nhân viên trong hệ thống nhà cung ứng. Doanh nghiệp du lịch nên đảm bảo các nhân viên làm việc trong hệ thống nhà cung ứng được hưởng những quyền lợi như các nhân viên của mình. Trong trường hợp không được như vậy, các doanh nghiệp du lịch nên dùng tầm ảnh hưởng của mình tác động các nhà cung ứng thay đổi một điều kiện làm việc tốt hơn cho người lao động. Đồng thời cũng chú ý tới vấn đề bạo hành trong cách làm việc của nhà cung ứng , nên tránh làm việc với những đối tác như vậy

Phản hồi cho nhà cung ứng : Khi khách hàng không hài lòng về dịch vụ, công ty du lịch nên thông báo lại cho nhà cung ứng để họ có một số điều chỉnh hoặc trong trường hợp cần thiết cũng có thể tổ chức một buổi đào tạo về yêu cầu của du khách cho những nhà cung cấp dịch vụ. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên.

Minh bạch với các cổ đông và các bên liên quan khác : Doanh nghiệp cần có sự công khai hoạt động và tài chính minh bạch với các cổ đông, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các cổ đông trong công ty. Việc công khai các báo cáo tài chính và các hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp góp phần củng cố niềm tin của các cổ đông với công ty và tạo dựng một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Hà Nội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)