Sự hình thành và phát triển của hệ thống đường sắt ở Lào Ca

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 35 - 37)

Trong chương trình khai thác thuộc địa ở Đơng Dương, thực dân Pháp đã khẩn trương xây dựng một số tuyến đường sắt, trong đó có tuyến đường sắt Hải Hịng - Hà Nội - Lào Cai. Ngay khi đoạn đường sắt Hà Nội - Việt Trì được đưa vào khai thác ngày 10/3/1903 thì tới ngày 5/5/1903, tồn quyền Đông Dương cũng ra nghị định chuyển tỉnh lỵ Hưng Hóa từ Hưng Hóa về Phú Thọ, đồng thời chuyển tỉnh Hưng Hóa thành tỉnh Phú Thọ. Đến ngày 18/2/1903 tồn quyền Đơng Dương lại ra nghị định thành lập tỉnh Phúc Yên, địa bàn tỉnh Phúc Yên là địa bàn tỉnh Phù Lỗ cũ (trung tâm tỉnh chính là thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc hiện nay) nằm trên tuyến đường sắt từ Hà Nội tới thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Đỗ Thị Nguyệt Quang, 2007, tr.77).

Tuyến đường sắt Yên Bái - Lào Kay khánh thành ngày 1/2/1906, đến 12/7/1907, tỉnh Lào Kay thành lập gồm châu Thủy Vỹ và châu Bảo Thắng, cả hai châu này đều có tuyến đường sắt chạy qua.

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Kay có Phố Lu, ngày xưa là trung tâm của tỉnh Lào Kay, với bến cảng sông Hồng nhộn nhịp, tấp nập người mua kẻ bán, từ khi tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi vào hoạt động, ga cuối cùng đặt ở thành phố Lào Cai, hoạt động trao đổi mua bán ở quanh khu vực này càng thuận lợi, các tiểu thương buôn hàng chuyến từ miền xi lên tập kết hàng hóa để chuyển sang bên kia biên giới hoặc trao đổi ở quanh vùng.

Cùng thời gian này, chính quyền thực dân xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Vân Nam, tuyến đường sắt từ Hải Phòng - Vân Nam dài 848km trải dài trên lãnh thổ Việt Nam - Trung Quốc. Đến ngày 1/4/1910 tồn tuyến đường sắt Hải Phịng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam đã đưa vào sử dụng.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Cơn Minh góp phần thúc đẩy các hoạt động trao đổi, buôn bán thương mại phát triển, thúc đẩy việc hình thành các đơ thị mới như thị trấn Hà Khẩu hình thành cùng với thành phố Lào Cai, thành phố Cá Cựu, thủ đô thiếc của Trung Quốc cũng phát triển. Trước khi có đường sắt, khu vực này chỉ phát triển ngành khai mỏ. Khi có đường sắt chạy qua, thị trấn Hà Khẩu trở nên sầm uất, trở thành đô thị phát triển ở tỉnh Vân Nam, trong khi đó, một số đơ thị lớn của tỉnh Vân Nam như bến thuyền Mạn Hảo, thành phố Mông Tự đều suy tàn khi tuyến đường sắt không chạy qua.

Tuyến đường sắt Hải Phịng - Cơn Minh (đường sắt Điền Việt) nằm trên hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh. Tuyến đường này được xây dựng trong thời gian 12 năm (1898 - 1910), chiều dài 859 km, đi qua một loạt các tỉnh ở Việt Nam như Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai; các huyện của Trung Quốc như Hà Khẩu, Bích Sắc, Khai Hoa, Kiến Thủy, Cá Cựu, Côn Minh.

Giao thông đường sắt không chỉ tác động tới việc hình thành, phát triển đơ thị mà còn làm thay đổi ngành du lịch ở những nơi nó đi qua, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước biết đến các địa danh nổi tiếng như Sa Pa, Bắc Hà nhiều hơn. Lào Cai từ một tỉnh miền núi hẻo lánh xa xơi trở nên nhộn nhịp, có phố, có chợ, có cầu, đường sắt, đường bộ, trên bến dưới thuyền.

Trải qua thời gian, sự hiện diện của tuyến đường sắt này đã làm cho sự di chuyển giữa các địa phương trở nên thuận tiện, cùng với đó là sức hút mãnh liệt từ tài nguyên du lịch nhân văn của vùng Tây Bắc đã hình thành và phát triển. Đặc biệt phải kể đến du lịch Sa Pa đã xuất hiện hơn 100 năm, đồng thời gắn với tuyến đường sắt Hải Phịng - Lào Cai, điều này nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa đường sắt và du lịch.

Hệ thống đường sắt tác động tới hoạt động buôn bán ở chợ. Hàng hóa từ miền núi như chè, thuốc phiện, thuốc nam được chuyển về miền xi, hàng hóa từ miền xi chuyển lên Lào Cai có thể đến được Hồng Kông, sang các nước ở Đông Nam Á… Hệ thống đường sắt phát triển, hoạt động buôn bán thuốc phiện ở Đông Dương cũng sôi động hơn. Cùng với vai trò của đường sông, đường sắt ngày càng khẳng định được sự tăng cường và hiện diện ở vùng biên, đặc biệt là chợ vùng biên cùng với hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa ở khu vực biên giới.

Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu là cửa khẩu duy nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc hội tụ đầy đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ và đường sơng. Nằm trong lịng một thành phố nên cửa khẩu quốc tế Lào Cai có cả một hệ thống dịch vụ của một thành phố trên 10 vạn dân, phục vụ nhu cầu giao lưu thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Ngoài ra, cửa khẩu này cũng nối liền với thị trường vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Hoạt động kinh tế biên mậu của Lào Cai phát triển mãnh mẽ với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm (Hoàng Thanh Vân, 2003; Nguyễn Anh Tuân, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)