Sự hiện diện của người Hoa và các tiểu thương người Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 38 - 40)

Bên cạnh các tộc người bản địa, người Hoa3

có mặt ở vùng biên giới Lào Cai từ rất sớm. Trước đây, một số thương nhân người Hoa đến Lào Cai buôn bán làm ăn, họ cư trú gần chợ Cốc Lếu, lập nên các phố buôn bán sầm uất của người Minh, người Thanh. Đầu thế kỷ XIX, ở châu Thuỷ Vĩ có 69 người, Văn Bàn có 4 người Minh, Thanh (người Hoa). Họ đều phải đóng thuế, chấp hành luật lệ của nhà Nguyễn. Mỗi năm người Minh, người Thanh ở Thuỷ Vĩ đóng thuế là 85 lạng bạc. Cửa quan Bảo Thắng giữa thế kỷ XVIII thu thuế buôn muối được 180 lạng bạc. Cuối thế kỷ XVIII thu 1000 lạng bạc thuế muối. Trung Quốc cũng nhập hàng tơ lụa, thuốc nổ… từ Việt Nam qua vùng biên giới Lào Cai (Quốc sử quán triều Nguyễn, tập V).

Mặt khác, suốt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Nhà nước Việt Nam luôn áp dụng chiến lược “Hồ hiếu với phương Bắc”. Do đó, quan hệ văn hố, kinh tế ở vùng biên giới diễn ra sơi động và được khuyến khích phát triển. Một yếu tố quan trọng khác thúc đẩy giao lưu văn hoá, trao đổi kinh tế vùng lưu vực sông Hồng giữa Việt Nam và Trung Quốc là các đợt di cư của các tộc người thiểu số và người Hoa. Các đợt di cư này diễn ra khá mạnh ở cuối thời kỳ nhà Minh và suốt thời nhà Thanh. Chính quyền các châu, phủ Việt Nam đều dành đất cho người Hoa cư trú, chiêu mộ họ vào làm phu mỏ, thậm chí lập làng, lập phố riêng. Sống xen kẽ với cư dân người Việt, văn hố người Hoa và văn hố người Việt có nhiều điều kiện giao lưu, ảnh hưởng lẫn nhau. Vùng đơ thị có người Hoa sinh sống trở thành sầm uất như nhận xét của nhà sử học Phạm Thuận Duật giữa thế kỷ XIX: “Phố Minh Hương ở thị trấn, phố BảoThắng ở Thuỷ Vĩ, đồn Phong Thu ở Chiêu Tấn, chợ Hoa Lâm ở Thanh Sơn, đều là nơi đô hội” (Phạm Thận Duật, 2000).

Năm 1868, Lưu Vĩnh Phúc đánh đuổi Hồ Quân Xương và thủ lĩnh quân Cờ Vàng Hoàng Sùng Anh, xây dựng Lào Cai thành một trung tâm buôn bán sầm uất. Với tước phong “Bảo Thắng phịng ngự sứ” của triều đình nhà Nguyễn, Lưu Vĩnh Phúc đã áp dụng chế độ quản lý cửa khẩu, thúc đẩy trao đổi kinh tế giữa Vân Nam với Lào Cai và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hàng xuất khẩu sang Vân Nam chủ yếu là muối, thuốc lá, hàng tiêu dùng và nhập khẩu chủ yếu là chè, kim loại, vũ khí, thuốc phiện... Hàng năm, từ Hà Nội có khoảng 2000 thuyền buồn chở hàng lên Lào Cai, hàng hố ngược sơng Hồng chở lên Mạn Hảo và ngược sông Nậm Thi chuyển đến phủ Khai Hoá - Vân Nam - Trung Quốc. Thời kỳ này con đường buôn bán qua sông

3

Người Hoa ở Lào Cai có 2 nhóm: một nhóm tự nhận là người Hoa gốc Việt, một nhóm khác nhận là người Hoa gốc Hán. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu đề cập đến người Hoa từ Trung Quốc sang, họ tự nhận và người Việt gọi là người Hoa gốc Hán.

Hồng ở Lào Cai còn là con đường nhập vũ khí, thuốc nổ cho các đội quân chống Pháp xâm lược.

Lào Cai thời kỳ 1860 - 1885 trở thành một trung tâm văn hố lớn trên sơng Hồng. Với sự hình thành dãy phố người Hoa (phố Tèo), sự giao lưu văn hoá giữa người Hoa, người Việt ở Lào Cai phát triển, tại đây các trường học, ngơi chùa của người Hoa cũng được hình thành, trường, lớp học cho con em người Hoa mở rộng xuống Phố Lu và Trấn Hà (Bảo Hà hiện nay). Bên cạnh đền thờ Mẫu ngay ở bến sông, đền thờ Đức Thánh Trần ở đỉnh Mai Lĩnh cịn có đền thờ Quan Công, Hội quán và chùa của người Hoa ở khu phố Tèo... Đền Mẫu của người Việt nằm bên cạnh biên giới là biểu tượng cho truyền thống văn hóa và giao lưu của người Việt.

Từ khi thành lập, chợ Cốc Lếu trở thành nơi trao đổi hàng và địa điểm sinh hoạt văn hóa của các TNTS trong vùng. Chủ nhân của chợ là cư dân bản địa, chủ thể chính trong chợ là người dân tộc. Hàng hóa đặc trưng ở chợ là lâm thổ sản, chủ yếu trao đổi trong nội vùng. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa trong vùng, vào thứ 7, Chủ nhật người dân trong các bản đi ngựa xuống chợ múa hát, giao lưu, hôm sau mới tham gia trao đổi mua bán hàng hóa. Điều này thể hiện rõ bản sắc văn hóa chợ vùng cao. Đặc biệt, từ năm 1940 trở đi, người Việt ở miền xuôi bắt đầu lên tham gia buôn bán ở chợ Cốc Lếu. Họ mang muối, cá mắm, mỳ chính, vải… lên trao đổi với các tộc người ở địa phương quanh chợ Cốc Lếu lấy các măng, mọc nhĩ, nấm hương, mật ong… Một thời gian sau, người Việt từ miền xi lên chợ mua trâu, bị, ngựa, lâm thổ sản mang về xi. Từ sau chính sách Di dân xây dựng vùng kinh tế mới, người Việt lên miền núi đông hơn, tham gia vào các hoạt động ở chợ như bán vải, quần áo… Đặc biệt, năm 1991 chính sách mở cửa biên giới thực hiện với nhiều cơ chế thơng thống tạo, nhiều người Việt lên miền núi tiếp tục buôn bán ở chợ, tham gia vào các hoạt động trao đổi mua bán nhiều hơn, hàng hóa đa dạng hơn. Đến nay, người Việt đã trở thành chủ thể chính trong hoạt động giao thương ở chợ Cốc Lếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)