Cơ cấu hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 49 - 51)

Hàng hóa ở chợ chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc và một phần hàng sản xuất nội địa Việt Nam, hàng tại địa phương sản xuất.

Nhóm hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc là hàng điện tử như nồi cơm điện, tivi, quạt điện, bếp từ, phích điện, ấm siêu tốc, lị vi sóng, bàn là, đèn phin siêu sáng, đồng hồ, đài, nồi, xoong, chảo điện…; hàng đồ sắt như dao, cuốc, xẻng, xô chậu, ủng, giầy lao động…; hàng điện thoại, đồng hồ; hàng phong thủy; hàng thuốc Bắc như sâm, tam thất, một số vị thuốc khác; túi xách, dây lưng, va ly, ba lô; hàng đồ chơi trẻ em; hàng đồ lưu niệm nhỏ như bật lửa, bấm móng tay, đèn phin siêu nhỏ, ơ, rượu mao đài, nước hoa, cặp tóc, máy cạo râu, phích nước nhỏ…; quần áo các loại, giầy dép… Các mặt hàng trên có mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, số lượng hàng lớn, có thể phục vụ bán bn hoặc bán lẻ ngay tại chợ.

Một số mặt hàng có nguồn gốc Việt Nam như nồi cơm, quạt điện nhưng chiếm số lượng nhỏ trong các quầy hàng; hàng thủ công mỹ nghệ; một số đồ văn phịng phẩm, táo mèo khơ tươi; thuốc lá, bánh kẹo, cà phê, một số vị thuốc Bắc,…

Kết quả phỏng vấn nhanh 200 tiểu thương ở chợ A và chợ B Cốc Lếu cho về nguồn gốc hàng hóa cho thấy:

Bảng 2.1: Thống kê nguồn gốc hàng hóa ở chợ Cốc Lếu

STT Nguồn gốc hàng hóa Chiếm tỷ lệ (%)

1 Hàng Việt Nam sản xuất 17

2 Hàng Việt Nam sản xuất tại địa phương 2 3 Hàng Việt Nam sản xuất tại nơi lân cận 3 4 Hàng Việt Nam do các TNTS sản xuất 1

5 Hàng Trung Quốc sản xuất 77

6 Khác 0

7 Tổng số 100

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2012, Tạ Thị Tâm

Tiểu kết chƣơng 2

Có thể thấy rằng, chợ Cốc Lếu có lịch sử hình thành từ rất sớm, lại có vị trí đắc địa nằm ở cửa ngõ biên giới Việt - Trung. Chính ưu điểm này đã làm cho chợ Cốc Lếu trở thành trung tâm giao thương sầm uất ở vùng biên. Thêm vào đó là sự tham gia của các thương nhân người Hoa và tiểu thương người Việt vào hoạt động buôn bán, làm cho MLXH và thị trường ở chợ sơi động hơn, có nhiều đóng góp tích cực trong tiến trình phát triển kinh tế vùng biên. Sự thăng trầm của người Hoa trong

hoạt động buôn bán xuyên biên giới chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác cũng tác động tới hoạt động buôn bán ở Lào Cai.

Hệ thống đường sắt và sự hiện diện của khu du lịch Sa Pa là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động bn bán vùng biên nói chung và chợ Cốc Lếu càng thuận lợi và phát triển hơn.

Hơn nữa, sự hiện diện và tăng cường của người Việt ở qua chính sách di cư xây dựng vùng kinh tế mới và sức hút kỳ lạ của mảnh đất này, đặc biệt là sự hiện diện tăng cường của người Việt có truyền thống buôn bán đã tạo đà mới cho hoạt động buôn bán ở vùng biên. Hoạt động bn bán ở vùng biên có sự tham gia của các tộc người ở địa phương vào hoạt động buôn bán ở chợ. Quan hệ giữa người Hoa, người Việt và các TNTS trong mạng lưới thị trường càng làm phong phú thêm các mối quan hệ của tiểu thương ở vùng biên giới. Sự hoạt động của 3 nhóm người này tạo nên những nét sắc thái vùng biên đặc biệt. Đó là sự giao lưu hàng hóa ngày càng mở rộng, cộng với sự tiếp xúc các nhóm tộc người tham gia bn bán ở chợ (đặc biệt có người Việt) ngày càng sôi nổi… Đặc biệt từ sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ, hàng loạt các quan hệ trong buôn bán, giao thương được thiết lập trở lại tạo tiền đề cho hoạt động buôn bán ngày càng sôi nổi.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)