Quan hệ của tiểu thương người Việt với bạn hàng từ Trung Quốc sang

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 85 - 86)

Từ kết quả nghiên cứu tại thực địa, chúng tơi thấy có một số người dân tộc Choang, Ngải và Hmông từ Trung Quốc sang bán hàng rong ở quanh khu vực chợ Cốc Lếu và quanh khu vực cửa khẩu Lào Cai. Về thành phần tộc người, chúng tôi biết được nhờ những người đổi tiền ở cửa khẩu và một số tiểu thương trong chợ cho biết, dựa vào trang phục, tiếng nói của họ, có thể biết họ là tộc người nào từ đâu đến. Sau một thời gian quan sát những người dân tộc thiểu số từ Trung Quốc sang bán đồ lưu niệm nhỏ do họ tự sản xuất như chim hạc, chong chóng, bóng bay, mũ rơm…, một số khác bán ví da, dây lưng, lót giầy, móc chìa khóa… Họ sang khu vực biên giới Hà Khẩu - Lào Cai khoảng 3 năm gần đây, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, chủ yếu là thời gian gần tết, ngày Quốc khánh Việt Nam hoặc Trung Quốc để bán hàng cho khách du lịch quanh chợ. Lúc đầu sang Việt Nam họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với bạn hàng, lại chưa thạo tiếng Việt, sau một thời gian ngắn họ biết cách nói giá tiền và làm quen dần với một số tiểu thương trong chợ bằng tiếng Quan hỏa. Chính một số tiểu thương ở chợ là người có quan hệ đầu tiên với nhóm người Choang, Ngải, Hmông từ Trung Quốc sang, họ giúp nhau học tiếng và giới thiệu khách cho nhau. Các tiểu thương trong chợ cũng mua lại một số hàng của nhóm người trên để bán thử cho khách, từ những mối liên hệ ban đầu, họ trở nên càng thân thiết và hiểu biết nhau. Một vài tiểu thương có quan hệ với người Choang, họ mời nhau thăm nhà và có mối giao lưu thường xuyên hơn, để duy trì sợi dây liên lạc trong quan hệ làm ăn buôn bán. Trong thời gian nghiên cứu ở chợ, tôi đã cùng với một số tiểu thương trong chợ đã thăm nhà người Choang ở khu vực vùng núi Vân Nam, qua đó, chúng tơi hiểu hơn về mối quan hệ của các tiểu thương với nhóm người này, họ

khơng chỉ có quan hệ trong giao thương mà còn xây dựng và làm bền chặt hơn trong quan hệ tình cảm.

Một số khách du lịch là các dân tộc thiểu số từ miền núi Vân Nam hoặc xa hơn đến chợ Cốc Lếu. Nhóm người này thường đi theo đồn và có hướng dẫn viên du lịch, họ sang chợ với thời gian ngắn và nhóm nhỏ. Theo kinh nghiệm của các tiểu thương ở chợ, nhóm người này chủ yếu đi chơi và thăm chợ là chính, họ là người khơng có nhiều tiền, sống ở vùng nơng thơn Trung Quốc. Họ sang Việt Nam du lịch là chính, họ thích mua kẹo, thuốc lá và café, trà chanh do Việt Nam sản xuất. Các tiểu thương ở chợ có kinh nghiệm đã giới thiệu những mặt hàng phù hợp với túi tiền của khách, họ nghĩ rằng, nếu bán với giá cao quá, khách hàng cũng khơng có đủ tiền mua.

Ở đây, mối QHTN diễn ra chủ yếu giữa tiểu thương người Việt với các TNTS từ Trung Quốc sang. Do sự hạn chế của ngôn ngữ nên các tộc người trên có mức độ giao tiếp và sự trao đổi mua bán không nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mạng lưới xã hội của các tiểu thương ở một chợ vùng biên (Nghiên cứu trường hợp chợ Cốc Lếu, tỉnh Lào Cai) (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)