7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Một số nhận xét
3.1.2. Với tính chất là ngoại giao Nhà nước, vừa là ngoại giao nhân dân, đố
đối ngoại Quốc hội góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, phát huy vai trò của Quốc hội trong quá trình hội nhập
Sau gần 30 năm đổi mới, vị thế quốc tế và hình ảnh Việt Nam trên thế giới đã thay đổi sâu sắc. Quan hệ đối ngoại của Việt Nam bao gồm: đối ngoại Đảng,
Ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại nhân dân, ngày càng rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đổi mới; tạo sức mạnh to lớn, nâng cao vị thế của nước Việt Nam cởi mở, thân thiện, hợp tác, là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Có thể nói rằng, ngoại giao Quốc hội Việt Nam vừa là hoạt động đối ngoại chính thức của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa là hoạt động đối ngoại của nhân dân Việt Nam chủ yếu với Nghị viện hoặc Quốc hội các nước trên thế giới, góp phần thực hiện nhiệm vụ, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của nước ta, của các cơ quan, tổ chức và công dân nước ta ở nước ngoài; ngoại giao Quốc hội Việt Nam cũng góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế bằng con đường đàm phán và các hình thức hòa bình khác. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bởi vậy, hoạt động đối ngoại của Quốc hội vừa nhằm mục tiêu thực hiện các nhiệm vụ, chính sách đối ngoại của Nhà nước, vừa đại diện cho nguyện vọng và ý chí của nhân dân.
Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong 20 năm đã qua, gắn liền với sự ra đời và trưởng thành của Quốc hội Việt Nam, với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp đổi mới đất nước đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Từ buổi đầu tham gia Liên minh quốc tế các Nghị sĩ sử dụng tiếng Pháp (AIPLF) năm 1991, đến nay Quốc hội Việt Nam đã là thành viên và đóng vai trò tích cực trong nhiều tổ chức liên minh nghị viện thế giới và khu vực như: Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh nghị viện Cộng đồng Pháp ngữ (APF), Diễn đàn nghị sĩ châu Á – Thái Bình Dương (APPF), Diễn đàn đối tác nghị viện Á – Âu (ASEP)… trong đó đặc biệt phải kể đến Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – AIPA. Diễn đàn AIPA là một mô hình hoạt động liên nghị viện của khu vực Đông Nam Á, góp phần đáp ứng nhu cầu về hợp tác liên nghị viện, đồng thời thể hiện sự phản ứng của các nhà lập pháp đối với sự thay đổi đáng kể cục diện chính trị ở khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, AIPA là một thực thể hợp tác của nghị viện
các nước thành viên ASEAN nhằm giải quyết các mối quan tâm chung và thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh vượng, đáp ứng nguyện vọng của nghị viện các nước, xây dựng Đông Nam Á trở thành một khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững của nhân dân các nước trong khu vực. Các nghị sĩ, với vai trò là người đại diện của nhân dân, đã tích cực tạo ảnh hưởng đến cộng đồng để giữ vững tinh thần hợp tác trong nhân dân ASEAN.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, Quốc hội Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò to lớn của mình, thông qua hoạt động đối ngoại góp phần nâng cao vị thế Việt Nam không chỉ trong khu vực Đông Nam Á, mà trên toàn thế giới. Vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á ngày càng được nâng cao, điều đó thể hiện thành quả trong hoạt động đối ngoại song phương và đa phương của Quốc hội Việt Nam.
Trong quan hệ đối ngoại song phương, Quốc hội Việt Nam đã chủ động thúc đẩy quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng truyền thống và các nước trong khu vực Đông Nam Á, kết quả cho thấy, chúng ta đã thiết lập quan hệ đầy đủ và bền vững với tất cả các quốc gia trong khu vực, phát triển các mối quan hệ hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực. Các nước trong khu vực luôn dành cho Việt Nam sự quan tâm đặc biệt, coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Qua các chuyến thăm hữu nghị chính thức của Quốc hội Việt Nam đến các nước và các chuyến thăm hữu nghị của các nước đến Việt Nam, đã thể hiện sự quan tâm và mong muốn mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện với Quốc hội nói riêng và Nhà nước Việt Nam nói chung, đặc biệt trong việc phát triển kinh tế và giữ vững hòa bình ổn định khu vực. Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam luôn dành được sự đón tiếp chu đáo, nồng hậu từ các nước bạn và qua mỗi chuyến thăm, các bên đều đạt được tiếng nói chung trong nhiều vấn đề liên quan cũng như việc phối hợp thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... Hoạt động tích cực đó không chỉ góp phần quan trọng vào thành tựu đổi mới của đất nước mà còn khẳng định vị trí quan trọng của đối ngoại Quốc hội trong quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt, thông qua cơ chế hợp tác giữa các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội như: Ủy ban kinh tế, Ủy ban Tài chính –
Ngân sách, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban Pháp luật… với các Ủy ban tương đương của Quốc hội các nước, đối ngoại Quốc hội góp phần thúc đẩy cơ chế hợp tác và trao đổi kinh nghiệm toàn diện trong các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội.
Trong những năm qua, đối ngoại của Quốc hội ngày càng mở rộng và có những bước phát triển mới. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Quốc hội (Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban…) và hoạt động trao đổi hợp tác của các Ủy ban, cơ quan chuyên môn của Quốc hội đã thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội ta và Quốc hội các nước, góp phần đẩy mạnh đa dạng hóa quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta với nhiều hình thức phong phú, cả trong quan hệ nghị viện song phương cũng như trên diễn đàn nghị viện đa phương. Các nhóm “Nghị sĩ hữu nghị” của Quốc hội Việt Nam và Quốc hội các nước trong khu vực hoạt động ngày càng tích cực và hiệu quả; tạo dựng được mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các Nghị sĩ trong khu vực Đông Nam Á, và giữa các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội hai nước, qua đó làm sâu sắc và tăng thêm độ tin cậy trong quan hệ song phương.
Trong quan hệ đối ngoại đa phương, Quốc hội Việt Nam đã và đang ngày càng thể hiện là một thành viên tích cực và hoạt động một cách có hiệu quả trong Diễn đàn Liên nghị viện của khu vực – AIPA. Việc Quốc hội ta gia nhập AIPA phù hợp với chủ trương đẩy mạnh hợp tác khu vực, từng bước hội nhập với các quốc gia thuộc cộng đồng Đông Nam Á, thông qua đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và sự hợp tác với các nước trong khu vực, cùng phấn đấu cho hòa bình, ổn định và phát triển, vì sự thịnh vượng chung và cho mỗi quốc gia. Đây cũng chính là dấu mốc quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội nói riêng và ngoại giao Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập quốc tế. Hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong AIPO/AIPA đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng, được thể hiện ở việc Quốc hội nước ta đã đề xuất nhiều sáng kiến tại các kỳ Đại hội đồng cũng như tại các hội nghị chuyên đề trong khuôn khổ AIPO/AIPA để giải quyết các vấn đề chung thuộc mối quan tâm của khu vực. Trong đó phải kể đến các sáng kiến nổi bật
trong các lĩnh vực như: Trong lĩnh vực chính trị, các sáng kiến của Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc tăng cường vai trò của AIPO/AIPA, tăng cường hợp tác nội khối; xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong lĩnh vực kinh tế, các sáng kiến của Việt Nam nhấn mạnh đến yêu cầu cấp thiết của việc liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực và về vai trò của nghị viện trong việc đối phó với khủng hoảng kinh tế, phát triển bền vững. Trong lĩnh vực xã hội và bình đẳng giới, Quốc hội nước ta đã có nhiều sáng kiến đóng góp tại các kỳ Đại hội đồng và các hội nghị chuyên đề của AIPO/AIPA, nhất là trong việc phát huy vai trò của phụ nữ nói chung và các nữ nghị sĩ nói riêng. Về các vấn đề tổ chức, có thể thấy rằng Việt Nam đã đóng góp rất nhiều sáng kiến về vấn đề tổ chức nội bộ của AIPO/AIPA như trao kỷ niệm chương cho những người có nhiều đóng góp cho sự lớn mạnh của tổ chức này; tăng cường mối liên hệ giữa AIPO/AIPA với ASEAN. Có thể nói, bước phát triển và để lại dấu ấn quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam là việc đăng cai và tổ chức thành công Đại hội đồng AIPO-23 (2002) và AIPA-31 (2010) tại Hà Nội. Hoạt động này thực sự đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.
Không chỉ nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực, hoạt động đối ngoại của Quốc hội còn góp phần phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam trong quá trình hội nhập, đặc biệt là hội nhập khu vực: Góp phần bảo vệ lợi ích dân tộc; Tạo ra khuôn khổ hợp tác bền vững với các nước láng giềng và khu vực; Hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động đối ngoại.
Bảo vệ lợi ích dân tộc trên trường quốc tế luôn là mục tiêu tối thượng của mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo. Trong thời kỳ toàn cầu hóa mục tiêu này càng được coi trọng và trở thành mục tiêu chung của mọi loại hình ngoại giao trong mặt trận đối ngoại của nước ta. Thực tiễn hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong mấy chục năm qua, đặc biệt trong những năm đổi mới đã cho thấy rằng bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính phải luôn được coi là một nguyên tắc nhất quán trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội. Việc Quốc hội Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đối ngoại song phương và đa phương trong khu vực tạo điều kiện cho vị thế của
Việt Nam ngày càng được nâng cao, tiếng nói của ta trong các diễn đàn khu vực cũng nhận được sự quan tâm và hưởng ứng của nhiều quốc gia, qua đó góp phần giải quyết hòa bình nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển mà gắn với lợi ích của nhiều quốc gia. Giữ vừng môi trường hòa bình và ổn định để phát triển là một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội, mục tiêu đó cũng chính là nhằm bảo vệ các lợi ích chính đáng của dân tộc khi tham gia vào môi trường khu vực và quốc tế. Việc tham gia các diễn đàn đa phương cũng như các hoạt động đối ngoại song phương của Quốc hội Việt Nam đã cho thấy thiện chí hòa bình và đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc Việt Nam tham gia nhiều diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. Thông qua những diễn đàn này, tiếng nói của Việt Nam ngày càng được đề cao, đồng thời chúng ta cũng tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các nước thành viên trong việc giải quyết nhiều vấn đề trong khu vực, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, mà Việt Nam và một số nước trong khu vực có cùng chung lợi ích. Việt Nam luôn luôn thể hiện rõ thiện chí hòa bình trong việc giải quyết các tranh chấp dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, qua đó cũng đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, thông qua kênh đối ngoại của Quốc hội, Việt Nam lên tiếng đã bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của các lực lượng chống đối trong và ngoài nước nhằm xuyên tạc đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Không chỉ góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của dân tộc, hoạt động đối ngoại của Quốc hội góp phần tạo ra khuôn khổ hợp tác bền vững với các nước láng giềng và khu vực. Đường lối đó đã được Đại hội Đảng X khẳng định đưa các quan hệ đối tác đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững. Thực hiện đường lối của Đảng, Quốc hội Việt Nam trong những năm qua đã từng bước đưa quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng trong và ngoài khu vực đi vào khuôn khổ ổn định lâu dài, có lộ trình, bước đi cụ thể. Với Lào, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt – Lào ngày càng bền chặt. Với
Campuchia, đó là quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài. Đối với các nước khác trong khu vực, Việt Nam tích cực và chủ động tham gia diễn đàn liên nghị viện AIPA nhằm tạo dựng khuôn khổ quan hệ lâu dài, đi vào chiều sâu. Thành công này đóng góp quan trọng làm giảm bớt những khác biệt, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tạo lòng tin giữa nước ta với các nước liên quan, đặc biệt sử dụng kênh nghị viện tác động đến chính giới và dư luận làm cho họ hiểu Việt Nam hơn, cũng như lợi ích trong quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội đã đẩy mạnh quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế và thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam. Thông qua kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình hoạt động đối ngoại, Quốc hội Việt Nam đã nghiên cứu, thảo luận và thông qua nhiều đạo luật, pháp lệnh liên quan trực tiếp đến công tác đối ngoại như Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế; Luật biên giới quốc gia; Luật quốc tịch; Luật cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;… Với những đạo luật trên, Quốc hội đã góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và từng bước hoàn thiện nền tảng pháp lý cho việc triển khai các hoạt động đối ngoại phù hợp với điều kiện đất nước, đồng thời từng bước đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Chính từ nền tảng pháp lý đó, hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã phối hợp một cách chặt chẽ với ngoại giao nhà nước, góp phần làm nên thành công chung của công tác đối ngoại, thể hiện rõ nét qua việc phối hợp xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại. Trên cơ sở căn cứ các định hướng, mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại của đất nước, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương và các cơ quan hữu quan để tham mưu về chương trình hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao. Bên cạnh đó, các cơ quan Quốc hội và Chính phủ cùng phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng các chương trình hoạt động đối ngoại cụ thể của các đoàn ra – đoàn vào, địa bàn hoạt động, mục đích, nội dung cần đạt được… bảo đảm công tác đối ngoại của cả nước
được tiến hành một cách hài hòa, có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao.