7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Quốc hội Việt Nam (2000 – 2010)
2.2.1. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội khóa XI (2002 – 2007)
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế; Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, được đề ra tại Đại hội IX của Đảng, trong những năm 2002-2007, quan hệ đối ngoại của Việt Nam không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả.
Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước bạn bè truyền thống và các nước láng giềng trong khu vực. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội cũng không nằm ngoài những chủ trương, đường lối của Đảng, đồng thời có sự kế thừa và phát triển liên tục qua các giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Đặc biệt trong mối quan hệ với nghị viện các nước ASEAN, Quốc hội
Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ theo hướng tăng cường sự liên kết, hợp tác toàn diện, tiến tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020.
Nghị quyết của Quốc hội khoá XI về công tác đối ngoại đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động đối ngoại của Nhà nước ta mà Quốc hội nhiệm kỳ 2002-2007 sẽ góp phần thực hiện là:
Thứ nhất, bên cạnh việc duy trì và củng cố quan hệ hữu nghị và sự hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, tiếp tục củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với các đối tác hàng đầu, đưa các mối quan hệ đối tác đã được thiết lập ngày càng đi vào chiều sâu nhằm tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc phát triển đất nước và bảo đảm vững chắc an ninh Tổ quốc.
Thứ hai, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện các cam kết về lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và phát triển các quan hệ kinh tế song phương.
Thứ ba, tăng cường hoạt động trên các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế, phối hợp chặt chẽ giữa ngoại giao song phương với đa phương nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những thắng lợi, thành tựu đạt được làm thay đổi bộ mặt đất nước và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế và đưa hoạt động ngoại giao nghị viện đi vào chiều sâu.
Về hoạt động đối ngoại song phương
Quốc hội Việt Nam chú trọng quan hệ bền vững với các nước láng giềng, nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ truyền thống lâu dài, giữ vững hòa bình ổn định ở khu vực Đông Dương.
Với mục đích tăng cường hơn nữa tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam – Lào và Việt Nam - Campuchia. Đồng thời để hiểu thêm tình hình phát triển về mọi mặt của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia: về kết quả hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và về thúc đẩy sự hợp tác giữa Quốc hội các nước. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Quốc hội Vương quốc Campuchia đã có nhiều chuyến thăm chính thức giữa lãnh đạo Quốc hội của các nước.
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Xa-mản Vi-nha-kệt, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn An, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 6 đến ngày 10-10-2002. Chuyến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh tình hữu nghị đặc biệt và quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng được tăng cường và đạt được những kết quả có ý nghĩa quan trọng.
Chuyến thăm Lào của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tuy chỉ trong thời gian ngắn nhưng đã thành công tốt đẹp, góp phần vào việc tăng cường quan hệ chính trị, đối ngoại giữa Việt Nam – Lào; thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước. Quốc hội Lào đánh giá cao sự hợp tác về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật giữa hai nước trong giai đoạn 1996-2000, về cơ bản đã thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn của Lào. Quốc hội hai nước cùng thống nhất tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật
ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn bằng việc tạo ra cơ chế thông thoáng và tăng cường hoạt động giám sát việc thực hiện các văn bản mà hai bên đã ký kết.
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Hoàng thân Nô-rô-đôm Ra-na-rít, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đã đi thăm hữu nghị chính thức Campuchia từ ngày 23- 30/12/2002.
Chuyến thăm đạt kết quả tốt đẹp, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội, đồng thời khẳng định rõ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tăng cường phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác nhiều mặt với Campuchia.
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia N. Ra-na-rít bày tỏ mong muốn cơ quan lập pháp hai nước tăng cường trao đổi Đoàn, trao đổi kinh nghiệm, thúc đẩy hai Chính phủ giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước như vấn đề biên giới và an ninh biên giới nhằm góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài. Trong cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Thủ thướng Campuchia Hun Xen đã đề nghị hai nước thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư… làm “chất keo dính” cho quan hệ chính trị, trong đó quan tâm đến lĩnh vực hợp tác du lịch, thực hiện mục tiêu “Hai quốc gia một điểm đến”. Tăng cường giao lưu, giúp đỡ lẫn nhau giữa các tỉnh có chung biên giới, đưa điện từ Việt Nam sang Phnôm Pênh theo đường 21, Việt Nam hỗ trợ Campuchia xây dựng cây cầu bắc qua sông ở khu vực giáp giới giữa tỉnh An Giang và Kandal để hai bên đi lại thuận lợi, góp phần thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại.
Hai bên cũng đi đến thống nhất trong vấn đề an ninh biên giới, theo đó Chính phủ Hoàng gia Campuchia cam kết không cho bất kỳ một lực lượng phản động nào có vũ trang hoạt động trên lãnh thổ Campuchia để chống Việt Nam, nếu họ chống Việt Nam có nghĩa là chống lại Campuchia.
Nhằm tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường mối quan hệ đối ngoại truyền thống với các nước láng giềng Lào và Campuchia, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội
Lào Thoong-xỉnh Thăm-ma-vông và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Xăm-đéc Heng Samrin, Đoàn đại biểu Quốc hội cao cấp Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ ngày 23 đến ngày 25/4/2007 và Vương Quốc Campuchia từ ngày 25 đến 28/4/2007.
Chuyến thăm chính thức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tiếp tục khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia vẫn được duy trì và đang trên đà phát triển tốt đẹp. Song song với mối quan hệ chính trị đang ngày càng đi vào chiều sâu, mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa nước ta và hai nước Bạn cũng không ngừng được cải thiện.
Chuyến thăm đã đạt được mục đích nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cũng như mối quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia và lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Việt Nam đã đi đến ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội Lào và Quốc hội Campuchia. Theo đó, trong thỏa thuận hợp tác, hai bên nhất trí: Tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm hoạt động của Quốc hội hai nước, nhất là trong lĩnh vực lập pháp và dưới nhiều hình thức; hàng năm hai bên sẽ cùng nhau xác định các nội dung và lĩnh vực hợp tác cụ thể. Chương trình hợp tác sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như: Trao đổi đoàn lãnh đạo của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Nhóm Nghị sĩ hữu nghị; Tổ chức các đoàn nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa Văn phòng Quốc hội hai nước; Các Đoàn Đại biểu Quốc hội hai bên phối hợp chặt chẽ trong hoạt động tại các diễn đàn liên Nghị viện khu vực và quốc tế…
Bên cạnh các chuyến thăm cấp cao của Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sang Lào và Campuchia, các đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Dân
chủ nhân dân Lào và Quốc hội Vương quốc Campuchia cũng đã có những chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Tiêu biểu là chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào, do Chủ tịch Quốc hội Xa-mản Vi-nha-kệt dẫn đầu, từ ngày 9 đến ngày 15-6-2003. Đoàn đại biểu Thượng viện Vương quốc Campuchia do Hoàng thân Sisowath Chivan Monirak, Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện dẫn đầu cũng đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, từ ngày 16 đến ngày 20-5-2005…
Không chỉ chú trọng quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực Đông Dương, Quốc hội Việt Nam cũng thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng trong việc tăng cường liên kết trong khu vực Đông Nam Á trên cả hoạt động song phương và đa phương. Đối với nghị viện các nước ASEAN, chúng ta chủ trương xây dựng mối quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trên cơ sở đó, hoạt động đối ngoại song phương của Quốc hội Việt Nam với nghị viện các nước ASEAN tiếp tục được tăng cường, thể hiện qua các chuyến thăm hữu nghị chính thức của các Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang các nước trong suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI.
Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ nghị viện Malaixia Mô-ha-mét Gia-hia Bin Ha-gi Ixơ-mai, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đã đi thăm hữu nghị chính thức Malaixia từ ngày 23-30/12/2002. Qua các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc, Quốc hội Malaixia đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn Quốc hội Việt Nam; bày tỏ vui mừng trước những thành tựu đổi mới mà Việt Nam giành được trong những năm qua. Chuyến thăm của Đoàn đã đạt được kết quả tốt đẹp, góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Quốc hội và nhân dân hai nước Việt Nam - Malaixia. Nhân chuyến thăm lần này, Đoàn Việt Nam đã có dịp tìm hiểu và trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội, tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các cơ quan của Quốc hội hai nước và phối hợp với nhau trên các diễn đàn khu vực và quốc tế trong thời gian tới. Trong lĩnh vực kinh tế, Mailaixia bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí; lĩnh vực kinh doanh khách sạn và công
nghiệp vui chơi giải trí; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, sẵn sàng tiếp nhận học sinh, sinh viên Việt Nam sang học tập tại Malaixia.
Tiếp theo chuyến thăm hữu nghị Malaixia, nhận lời mời của Chủ tịch Hạ nghị viện, Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Thái Lan Uthai Phim-chai-xon, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu đã đi thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Thái Lan từ ngày 12 đến ngày 17-9-2003. Chuyến thăm hữu nghị chính thức Thái Lan của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị láng giềng và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Thái Lan nói chung và giữa cơ quan lập pháp hai nước nói riêng; đồng thời trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội.
Nhà Vua, Thủ tướng và các vị lãnh đạo Quốc hội Thái Lan đều coi trọng việc tăng cường và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác nhiều mặt cùng có lợi với Việt Nam; đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam ở khu vực, mong muốn phối hợp với ta trong việc thực hiện các dự án phát triển du lịch, kinh tế, vận tải trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng sông Mê-kông và hợp tác tay ba Việt Nam - Thái Lan - Lào, mong muốn tăng cường hợp tác với ta trên các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Hai bên đều khẳng định chính sách coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt cùng có lợi, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư với nhau. Việc Chính phủ Thái Lan đề nghị tiến hành họp Nội các chung và xây dựng "Làng hữu nghị Thái Lan - Việt Nam" là những việc làm thiết thực, thể hiện chính sách của Chính phủ coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Thái Lan.
Chuyến thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Philippin và Xingapo của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An dẫn đầu (tháng 12-2003) đã thành công tốt đẹp, tiếp tục tăng cường và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và hai nước nói chung và giữa Quốc hội ta với Nghị viện hai nước nói riêng. Qua chuyến thăm, Đoàn đại biểu
Quốc hội ta có dịp tìm hiểu và trao đổi một số kinh nghiệm trên các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội và thắt chặt hơn nữa sự hợp tác gắn bó và mối quan hệ thân tình giữa lãnh đạo Quốc hội ta với lãnh đạo Nghị viện hai nước, từ đó tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa Quốc hội ta với Cơ quan lập pháp của hai nước, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Qua chuyến thăm Philippin, Cả Phó Tổng thống và Chủ tịch Thượng viện Philippin đều cho biết Philippin đang xây dựng dự luật cho phép các công dân Việt Nam di cư sang Philippin (hiện tập trung đông ở đảo Palawan) được nhập quốc tịch Philippin để họ yên tâm sinh sống, làm ăn; sẽ sớm trình Hạ viện và Thượng viện thông qua và có thể thực hiện vào đầu năm tới.
Chuyến thăm Xingapo của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nước bạn nhận định quan hệ hai nước hiện nay đang phát triển tốt, không những về mặt chính trị mà cả về hợp tác kinh tế, thương