Hoạt động đối ngoại của Quốc hội góp phần đắc lực vào việc thực hiện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội việt nam thực hiện chủ trương của đảng đẩy mạnh ngoại giao với nghị viện các nước ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 85 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Một số nhận xét

3.1.1. Hoạt động đối ngoại của Quốc hội góp phần đắc lực vào việc thực hiện có

hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong suốt thời kỳ đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã góp phần hiện thực hóa chủ trương đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng, góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân cả nước trong sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước. Ngoại giao nghị viện của Quốc hội Việt Nam cùng với ngoại giao nhà nước tạo ra một cơ chế ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, kết hợp tính nhân dân với tính nhà nước trong hoạt động ngoại giao để thực hiện mục tiêu chung trong chính sách đối ngoại của đất nước. Việc Quốc hội Việt Nam tham gia AIPO/AIPA chính là góp phần quan trọng trong nỗ lực thực hiện chủ trương hội nhập của nước ta, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa theo tinh thần Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế.

Thời kỳ trước đổi mới, hoạt động đối ngoại của Việt Nam nói chung và của Quốc hội Việt Nam nói riêng rất hạn chế, chủ yếu hạn hẹp trong khuôn khổ các nước thuộc phe xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội chủ yếu mang tính chất bao cấp, không còn phù hợp với biến đổi mới của tình hình thế giới và khu vực. Từ những yêu cầu phát triển của nội tại và sự thúc đẩy của yếu tố khách quan đã dẫn đến yêu cầu tất yếu của việc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có hoạt động đối ngoại. Cùng với những đổi mới trong tư duy chính trị và đường lối mới về kinh tế, văn hóa, xã hội… Đảng ta đã từng bước đổi mới trong tư duy đối ngoại và xác định đối ngoại là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đường lối đổi mới của Đảng. Chúng ta đã ngày càng tích cực và chủ động trong việc mở rộng và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia ở trong và ngoài khu vực. Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa

các mối quan hệ đối ngoại, với phương châm Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới mà Đảng ta đã đề ra góp phần chứng tỏ cho thế giới biết thiện chí hòa bình của Việt Nam. Trong hoạt động đối ngoại của Quốc hội, luôn luôn thực hiện một cách đầy đủ và sáng tạo chủ trương đường lối đó nhằm thực hiện mục tiêu chung trong chính sách đối ngoại đó là nhằm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền; tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Sau hơn 20 năm đổi mới, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn trước, Việt Nam đã có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị, kinh tế lớn trên thế giới; là thành viên của các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới (tổ chức Liên Hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới - WTO, các tổ chức ASEAN, APEC, ASEM, AIPA, IPU…). Cho đến năm 2010, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 177 nước, có quan hệ thương mại đầu tư với 224 nước và vùng lãnh thổ, có 91 cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Những con số trên nói lên hoạt động đối ngoại của nước ta ngày càng rộng mở trên rất nhiều lĩnh vực với nhiều quốc gia và tổ chức trong và ngoài khu vực; hợp tác ngày càng đa chiều, đa phương, đa lĩnh vực đòi hỏi phải có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Đảng, các Bộ, ngành, địa phương và các đoàn thể, các tổ chức quần chúng, xã hội.

Quốc hội Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào thành công chung trong công tác đối ngoại của nhà nước ta. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước làng giềng hữu nghị và các nước trong khu vực ASEAN, Quốc hội Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả với việc đẩy mạnh các mối quan hệ song phương và đa phương với tất cả các quốc gia trong khu vực, nổi bật là việc gia nhập và hoạt động một cách tích cực trong Đại Hội đồng liên nghị viện khu vực Đông Nam Á – AIPA (Ban đầu là Tổ chức liên nghị viện khu vực Đông Nam Á - AIPO). AIPA là diễn đàn quan trọng để Việt Nam bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình về các vấn đề mà quốc tế và khu vực đang quan tâm, qua đó góp phần bảo vệ lợi ích của quốc gia. Thực tế cho thấy, thông qua diễn đàn AIPA, Quốc hội nước ta đã đề cập và đưa ra thảo luận rất nhiều

vấn đề trực tiếp liên quan đến lợi ích của đất nước. Quốc hội Việt Nam đã cùng các nước thành viên, thông qua cơ chế hoạt động của AIPA, nhiều lần bày tỏ sự hài lòng về những tiến bộ trong việc thực hiện chương trình khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) nhằm thúc đẩy quá trình duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Thông qua AIPA. Việt Nam cũng gửi đến bạn bè trong khu vực những thông điệp liên quan đến vấn đề biển Đông, đồng thời khẳng định lập trường giải quyết các tranh chấp trên biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và công ước Liên Hợp quốc về luật Biển năm 1982.

Diễn đàn AIPA cũng chính là cơ hội cho Việt Nam nêu lên đường lối, quan điểm của mình trong chính sách đối ngoại với các quốc gia trên thế giới nói chung và với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Qua đó Việt Nam khẳng định hơn nữa quan điểm của mình trong việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là thông qua diễn đàn của tổ chức AIPA, nhằm mục tiêu thúc đẩy sự đoàn kết và phát triển, phấn đấu cho một khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác. Trong mối quan hệ giữa các quốc gia khu vực Đông Nam Á, Việt Nam thể hiện sự nhất trí cao về nguyên tắc thống nhất trong đa dạng, bao dung trong quan hệ hợp tác, giúp đỡ các nước trong khu vực cùng phát triển trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, coi trọng những bản sắc riêng của từng dân tộc, điều kiện phát triển đặc thù của mỗi quốc gia, vì mục tiêu thịnh vượng chung.

Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng trong việc đẩy mạnh quan hệ đối ngoại khu vực Đông Nam Á, hoạt động đối ngoại của Quốc hội không chỉ hướng đến việc mở rộng quan hệ song phương và hoạt động đối ngoại đa phương trong diễn đàn AIPA, mà được nâng lên một tầm cao mới với việc tăng cường sự liên kết và phối hợp giữa ASEAN và AIPA.

Tăng cường cơ chế phối hợp giữa AIPA và ASEAN luôn là nội dung quan trọng mà Quốc hội nước ta kiên trì phấn đấu nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của AIPA. Sáng kiến về việc thiết lập mối quan hệ giữa hai tổ chức này do Việt Nam đề

xuất. Trong quá trình chuẩn bị cho việc tổ chức kỳ Đại hội đồng AIPO-23 vào năm 2002 tại Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đã có cuộc gặp làm việc với Tổng Thư ký ASEAN và lần đầu tiên nêu rõ nhu cầu thiết lập mối quan hệ giữa hai tổ chức AIPO và ASEAN, bắt đầu bằng việc trao đổi văn kiện giữa hai tổ chức một cách thường xuyên và hai bên có cơ chế tham dự các kỳ họp cấp cao của nhau. Đây thực sự là một ý tưởng mới và sau nhiều lần trao đổi, vận động, lần đầu tiên trong lịch sử của AIPO, Phó Tổng Thư ký của ASEAN đã tham dự Đại hội đồng AIPO- 23 do Việt Nam tổ chức và phát biểu tại một phiên toàn thể của Đại hội đồng.

Trong năm Chủ tịch AIPO-23, Quốc hội nước ta đã yêu cầu Ban Thứ ký AIPO tập hợp tất cả các nghị quyết của AIPO để rà soát xem những gì đã thực hiện được và những gì tồn đọng để nhắc nhở các nghị viện thành viên. Từ ý nghĩa của hoạt động này, AIPO và nay là AIPA đã đề ra yêu cầu, hàng năm, nghị viện các nước thành viên phải báo cáo với Đại hội đồng về kết quả thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng. Từ đó, cơ chế trao đổi nghị quyết, quyết nghị của AIPA và ASEAN đã được áp dụng để hai tổ chức phối hợp triển khai.

Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 28 vào năm 2007, Nghị quyết tăng cường hợp tác giữa AIPA và ASEAN do Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đề xuất tại Ủy ban Tổ chức đã nhận được sự ủng hộ của các đại biểu tham dự. Nghị quyết kêu gọi nghị viện và Chính phủ các nước ASEAN hợp tác chặt chẽ và sâu rộng hơn nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN thực sự trở thành một cộng đồng lấy nhân dân làm trung tâm. Nghị quyết kêu gọi đối thoại giữa AIPA và ASEAN thông qua việc tham dự lẫn nhau tại các hội nghị cấp Bộ trưởng và cuộc họp của các Ủy ban của AIPA để bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa AIPA và ASEAN ngay trong quá trình thảo luận, đưa ra những quyết sách chung cho ASEAN.

Tại Đại hội đồng AIPA-29, Dự thảo nhân dân do Việt Nam đề xuất về tăng cường hợp tác giữa các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng các nghị sĩ và việc thành lập Nhóm nghị sĩ AIPA tại nghị viện các nước thành viên để tư vấn về vấn đề hài hòa hóa pháp luật, giám sát thực hiện nghị quyết của AIPA và tăng cường quan hệ giữa

AIPA và ASEAN đã được Ủy ban thông qua. Ủy ban cũng hoan nghênh đề nghị của Quốc hội nước ta tổ chức hội thảo về vấn đề này tại Việt Nam và đưa nội dung này vào thông cáo chung của Đại hội đồng. Những đề nghị của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng chung của các nước, tập trung đối phó với những thách thức đang nổi lên ở khu vực như an ninh lương thực, an ninh năng lượng và xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tới nhân dân.

Có thể nói, với chủ trương, đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, Quốc hội Việt Nam đã thực hiện đầy đủ, tích cực và tìm cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm phát huy vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong việc mở rộng đối ngoại, giao lưu và hợp tác trong và ngoài khu vực. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để Quốc hội truyền tải đầy đủ quan điểm trong chính sách đối ngoại của Nhà nước tới toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới về một Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Từ một quốc gia “nhỏ bé” trong khu vực, Việt Nam đã và đang ngày càng chứng tỏ vị thế và tầm ảnh hưởng của mình đối với khu vực nói riêng và thế giới nói chung. Chúng ta đã thiết lập được những mối quan hệ hòa bình và ổn định với các quốc gia Đông Nam Á, thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi giữa nghị viện các nước thông qua diễn đàn AIPA, hướng đến một khu vực ổn định và phát triển bền vững. Từ các kết quả đạt được, ngoại giao Quốc hội đã góp phần đắc lực vào việc thực hiện có hiệu quả đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước: Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia; xác lập được quan hệ ổn định với các nước trong khu vực; giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan, giữ vững môi trường hòa bình; mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động hội nhập khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội việt nam thực hiện chủ trương của đảng đẩy mạnh ngoại giao với nghị viện các nước ASEAN từ năm 1991 đến năm 2010 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)