- Competition mode: Chế độ thi đấu: Chế độ này cho GV kết quả theo bảng xếp hạng thứ tự người trả lời đúng và nhanh nhất.
3.2. Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E trong dạy học chương chất khí – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực cho học
5E trong dạy học chương chất khí – Vật lí 10 nhằm phát triển năng lực cho học sinh
3.2.1 Vị trí đặc điểm chương chất khí – Vật lí 10
Chương “Chất khí” là chương đầu tiên của phần II “Nhiệt học”. Nó là cơ sở và nền tảng để nghiên cứu các phần kiến thức khác tiếp theo. Vì vậy chương này có tầm quan trọng nhất định trong chương trình Vật lí 10. Chương “Chất khí” kế thừa và phát triển những kiến thức của học sinh đã học ở THCS về thuyết động học phân tử, dùng thuyết này để tìm ra các tính chất của khí lí tưởng. Những định luật của chúng đều rút ra từ thực nghiệm, và các kiến thức của chương đều gần gũi và gắn liền với nhiều hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày và trong kĩ thuật.
3.2.2 Định hướng các năng lực hình thành cho học sinh trong dạy học chương chất khí.
Chủ đề “Chất khí” hình thành và phát triển ở học sinh năng lực Vật lí với những biểu hiện theo bảng sau:
Nhóm
năng lực Yêu cầu cần đạt Nội dung kiến thức, đặc điểm
Nhận thức Vật lí
- Phát biểu được khái niệm về lực tương tác phân tử
- Phát biểu được nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
- Phát biểu được định nghĩa về khí lí tưởng. - Phân biệt được khí thực và khí lí tưởng.
- Phát biểu được khái niệm các đẳng quá trình.
- Phân biệt được trạng thái và quá trình.
- Phát biểu được nội dung định luật Bôi lơ – Mariot, định luật Sác lơ, định luật Gay-luy-Xắc, phương trình Claperon – men đê lê ép trình trạng thái của khí lí tưởng.
- So sánh được đặc điểm của lực tương tác phân tử đối với các chất khí, lỏng, rắn.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các đại lượng áp suất, thể tích, nhiệt độ trong các định luật.
- So sánh được lực tương tác phân tử giữa thể rắn, lỏng, khí.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử
có lực hút và lực đẩy.
- Phát biểu được nội dung thuyết động học phân tử chất khí.
- Phân biệt được trạng thái và quá trình. - Nêu được các thông số trạng thái của chất khí
- Phát biểu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt, định luật Bôilơ- Mariốt và viết được biểu thức của định luật, vẽ được đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ POV, VOT, POT.
- Giải thích được mối quan hệ giữa áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt dựa vào quan sát các hiện tượng trong thực tế cũng như vận dụng thuyết động học phân tử chất khí.
- Phát biểu được quá trình đẳng tích, định luật Sác Lơ, viết được biểu thức của định luật, vẽ được đường đẳng tích trong hệ tọa độ POV, VOT, POT.
- Giải thích được mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích dựa vào quan sát các hiện tượng Vật lí trong thực tế cũng như vận dụng thuyết động học phân tử chất khí.
- Vẽ được đồ thị các đẳng quá trình: đẳng nhiệt , đẳng tích, đẳng áp trong các hệ trục tọa độ.
- Vẽ được sơ đồ tư duy về nội dung kiến thức chương chất khí.
- Từ quá trình đẳng nhiệt và đẳng tích xây dựng được phương trình trạng thái khí lí tưởng, định luật Men – đê – lê – ép. - Phát biểu được định nghĩa quá trình đẳng áp , định luật Gay –luy - Xắc, viết được biểu thức của định luật, vẽ được đường đẳng áp trong hệ tọa độ POV, VOT, POT.
- Giải thích được mối quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ trong quá trình đẳng áp dựa vào quan sát các hiện tượng trong thực tế cũng như vận dụng thuyết động học phân tử chất khí. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí - Tìm hiểu được một số hiện tượng Vật lí đơn giản liên quan đến các bài học như: Các thể rắn lỏng của các chất
- Đưa ra được phán đoán và xây dựng phương án thí nghiệm về quá trình đẳng nhiệt, quá trình đẳng tích. - Lập kế hoạch và lựa chọn được phương án thích hợp để làm thí nghiệm khảo sát về các đại lượng trong quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích. - Thu thập được số liệu khi tiến hành thí nghiệm quá trình đẳng nhiệt, quá trình đẳng tích.
- Viết, trình bày, thảo luận,báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Tìm hiểu về một số hiện tượng Vật lí liên quan đến bài học như:
+ Tại sao chất khí không có hình dạng xác định?
+ Tại sao thể tích của chất lỏng lại là thể tích của bình chứa?
+ Tại sao chất khí có áp suất?
+ Tại sao các phân tử lại liên kết được với nhau?
+ Tại sao không nên bơm lốp xe quá căng?
+ Tại sao không nên để xe ngoài nắng? + Hệ hô hấp ngoài hoạt động như thế nào?
+ Cấu tạo của mô hình dự báo thời tiết. - Nhận biết được tầm quan trọng của các kiến thức Vật lí đến sự phát triển của ngành hàng không vũ trụ.
- Đưa ra được phán đoán về mối quan hệ giữa các thông số trạng thái trong các đẳng quá trình.
- Đề xuất được phương án thí nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa áp suất và thể tích trong quá trình đẳng nhiệt.
- Làm thí nghiệm khảo sát, xử lí số liệu và rút ra được nội dung định luật Bôi Lơ – Ma ri ốt
- Đề xuất được phương án thí nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng tích. - Làm thí nghiệm khảo sát, xử lí số liệu và rút ra được nội dung định luật Sac lơ - Đưa ra được phán đoán và xây dựng được cách khảo sát mối quan hệ giữa các thông số P, V, T của khí lí tưởng khi cả 3 thông số đều thay đổi.
- Rút ra được mối quan hệ giữa V, T khi áp suất không đổi.
Vận dụng kiến thức kĩ năng - Vận dụng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích các định luật chất khí. - Vận dụng kiến thức đã học để giải thích hiện tượng chất khí trong đời sống hàng ngày như tại sao không nên bơm lốp xe quá căng, không nên để xe ngoài nắng, hiểu được nguyên tắc đo huyết áp người.
- Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích nguyên tắc hô hấp ngoài của con người hay dự báo thời tiết... -Vận dụng các công thức về các lực cơ học để làm các bài tập luyện tập.
-Vận dụng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích các định luật Bôi Lơ – Ma- ri - ốt, Sac lơ.
- Vận dụng định luật chất khí để giải thích tại sao không nên bơm xe quá căng, không nên để xe ngoài nắng, giải thích hô hấp ngoài của cơ thể người - Giải thích được tại sao khi chúng ta dùng phễu rót chất lỏng vào chai, lúc đầu thấy dễ vào nhưng càng về sau càng khó khăn nếu chúng ta không nhấc phễu lên?
- Giải thích được vì sao tách 2 miếng gỗ chồng lên nhau dễ hơn 2 tấm thủy tinh chồng lên nhau dễ hơn.
+ Giải thích được câu hỏi:Tại sao ngồi gần những chiếc bếp than đang cháy ta thường nghe những tiếng lách tách và thấy những tia lửa bắn ra?
- Vận dụng các công thức định luật để giải các bài tập vận dụng.
3.2.3. Thiết kế hoạt động dạy học theo mô hình 5E chương chất khí
Trong phần nội dung Chúng tôi chỉ giới thiệu một giáo án mẫu vận dụng mô hình dạy học 5E vào dạy học bài “Quá trình đẳng nhiệt - Định luật Bôi lơ - Ma ri
ốt”, Các giáo án khác trong chương chất khí và giáo án Stem sau khi học sinh học xong chương chất khí chúng tôi xin phép chuyển sang phần phụ lục 1.