Vườn hoa kết hợp vườn rau cải tạo cảnh quan nhà trường

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẾP ăn CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3. Vận hành và phát triển bếp ăn Công đoàn

3.5. Vườn hoa kết hợp vườn rau cải tạo cảnh quan nhà trường

* Mục đích

Trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh thì tất cả các trường từ mầm non đến THPT đều thực hiện nhằm tạo khuôn viên xanh - sạch - đẹp và trường THPT Thanh Chương 3, cũng không ngoại lệ.

Khuôn viên trường rộng, có bãi đất phía sau dãy nhà thực hành cũ, cỏ dại mọc, các lớp trực rất vất vả nên Đoàn thanh niên cải tạo trồng rau làm sạch môi trường, tăng nguồn rau sạch cho bếp ăn

* Cách thức thực hiện

Bước 1: Đoàn trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, dự trù kinh phí và xin ý kiến, phê duyệt từ Cấp ủy, BGH nhà trường;

Bước 2: Tổ chức thực hiện với các bước như: + Xới đất, đổ thêm đất màu

+ Chia luống, xử lý phân bón

+ Trồng và chăm sóc và tiêu thụ hoa

Trồng, chăm sóc và tiêu thụ hoa là khâu quyết định của quá trình. Để thành công và trở thành hàng hóa đòi hỏi người trồng phải cẩn thận từ chọn giống, chọn thời vụ và căn thời gian, thời tiết hợp lý để hoa có thu hoạch và tiêu thụ trên thị trường.

Cúc là loài hoa dễ tính, sinh trưởng nhanh, chỉ trong vòng ba tháng đã có thu hoạch, nhu cầu thị trường lớn, đặc biệt là dịp tết Nguyên đán. Vì vậy, Đoàn trường chọn trồng mỗi năm một vụ hoa cúc với khoảng một vạn cây. Diện tích còn lại để trồng rau, kết quả bất ngờ với vụ hoa đầu tiên và thành công lớn với vụ hoa thứ hai, không chỉ đủ trang trí khuôn viên nhà trường, tặng cho toàn thể cán bộ giáo viên,

29 nhân viên nhà trường mà còn có thu hoạch để bán hỗ trợ đủ kinh phí mua gạo cho bếp ăn trong một năm học.

* Kết quả

Dấu ấn đầu tiên là năm học 2018 - 2019, hoa trồng được đủ trang trí toàn bộ khuôn viên cho nhà trường, phục vụ lễ hội, tiết kiệm cho ngân sách nhà trường hàng triệu đồng.

Nhưng từ năm 2019 Sở khoa học và Công nghệ ban hành thể lệ và tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Nghệ An năm 2019”,Đoàn trường đã thay đổi cách thức và quy mô của hoạt động trồng hoa, từ chỗ trồng hoa chỉ phục vụ trang trí khuôn viên nhà trường, các lễ hội của trường và nhân lực trước đây chủ yếu là giáo dục học sinh vi phạm. Từ năm học 2020 – 2021 Đoàn trường tham mưu BGH nhà trường lồng ghép hoạt động Giáo dục hướng nghiệp, hoạt động trải nghiệm với bộ môn GDCD, Công nghệ Sinh học có nội dung trồng chăm sóc vườn hoa với sự tham gia của học sinh toàn trường. Đoàn trường đã nhân rộng mô hình này và trở thành điểm sáng, điển hình của các trường THPT trong toàn huyện.

Cách đây năm năm, bất cứ ai bước vào trường Thanh Chương 3 ắt hẳn đều nhận ra một bãi đất trống sau dãy phòng học của nhà trường. Bãi đất này là nơi ngổn ngang gạch đá vụn, um tùm cỏ dại. Đoàn trường Thanh Chương 3 đã nhiều lần huy động học sinh cuốc dọn vệ sinh, lao động. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là giải pháp tạm thời, vì là đất hoang, đất trống nên chỉ ít hôm sau tất cả đều trở về trạng thái ban đầu. Bãi đất này là nơi hao tổn nhiều tâm sức và thời gian của thầy trò nhà trường.

Hình ảnh từ bãi cỏ thành vườn hoa

Với quan điểm chỉ đạo "Muốn diệt được hết cỏ dại tốt nhất phải trồng cây vào đất hoang" đó là bài học của một vị thiền sư ở Nhật Bản truyền dạy cho môn đồ của mình. Cũng từ ý tưởng này mà Đoàn trường có ý định cải tạo bãi đất để trồng một vườn hoa. Tuy nhiên "vạn sự khởi đầu nan", khu đất này vốn bỏ hoang từ rất lâu. Đất đa phần bị xói mòn, bạc màu, cỏ dại bén rễ sâu, trong đất còn hỗn tạp gạch đá vụn, rác thải của học sinh, cần dày công cải tạo. Nhưng một lần nữa sức sáng tạo của thầy trò đã phát huy tính hiệu quả. Bằng các hoạt động trải nghiệm ngoài giờ, Đoàn trường hướng dẫn học sinh cải tạo bãi đất hoang. Những buổi phát dọn cỏ dại, thu

30 dọn gạch đá vụn, rác thải đồng thời cuốc xới, bón phân hữu cơ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Đoàn trường Nguyễn Nhật Đức, khu đất hoang gần 700m2 trở thành vườn hoa đẹp.

Vườn hoa làm bừng lên sức sống trong khuôn viên của nhà trường, là nơi giúp cho học sinh thêm yêu cái đẹp, có ý thức giữ gìn cảnh quan nhà trường và hơn hết vườn hoa phục vụ rất nhiều cho mỗi dịp lễ hội. Trồng hoa với số lượng lớn đã góp một phần không nhỏ vào việc tiết kiệm hàng chục triệu đồng tiền mua hoa cho nhà trường. Bên cạnh việc thu hoạch và bán hoa tươi thành phẩm, nhà trường còn chỉ đạo Đoàn trường ươm và nhân giống, vừa bán để lấy kinh phí mua hạt giống và phân bón vừa phục vụ các trường cấp I, II và THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương.

Bên cạnh vườn rau phục vụ bếp ăn thì vườn hoa mỗi năm bán thu về gần 20 triệu đồng, cung cấp đủ gạo cho bếp ăn. Hơn nữa, vườn hoa của nhà trường không chỉ mang ý nghĩa của cái đẹp, của sự cố gắng hay mang ý nghĩa kinh tế mà ngắm những bông hoa, ta còn có ý thức biết trân trọng sức lao động, trân quý những đồng tiền do bản thân làm ra cũng như bố mẹ giành cho chúng ta. Đó cũng là cách trường Thanh Chương 3 đã và đang giáo dục học sinh của mình hướng thiện từ những điều nhỏ bé nhất.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH XÂY DỰNG, VẬN HÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BẾP ăn CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT THANH CHƯƠNG 3 HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)