6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu khoa học
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh tại doanh nghiệp
a. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và KQKD
- Yếu tố chính trị và lu t pháp : Đây là yếutố tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty bằng cách tác động đến hoạt động của doanh nhiệp.Hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện và sự nghiêm minh trong công tác thực thi luật pháp sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng buôn lậu, gian lận... Bên cạnh đó, môi trường phápluật còn tác động không nhỏ đến chi phí của doanh nghiệp cũng như là chi phí lưu thông, chi phí vậnchuyển, cơ chếvề thuế…
- Yếu tố kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, nhất là khi Việt Nam vừa kí thành công hiệp định EVFTA, điều này có thể giúp doanh nghiệp mang sản phẩm của doanh nghiệp ra thị trường khó tính như thị trường Châu Âu. Đây là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến công ty, vì nền kinh tế phát triển, ngày càng hội nhập sẽ giúp cho công ty ngày càng mở rộng thị trường, phát triển doanh nghiệp, tăng lợi nhuận.
- ác yếu tố văn hoá xã hội : Yếu tố văn hoá có ảnh hưởng lớn tới tâm lý tiêu dùng, lối sống, thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài ra, yếu tố xã hội chia cộng đồng người tiêu dùng thành những nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm lại có những đặc điểm về tâm lý, giới tính, thu nhập… khác nhau.
- Điều kiện tự nhiên: là điều kiện thiên nhiên của từng vùng miền giúp tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu của doanh nghiệp.
- Yếu tố hội nh p: Toàn cầu hóa vừa tạo cơ hội cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh nhưng đi kèm với đó là sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài. DN cần có các chính sách bán hàng phù hợp để phù hợp với điều kiện kinh doanh thời đại mới.
- Yếu tố khách hàng: Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. DN dựa trên từng đối tượng khách hàng khác nhau để xây dựng chính sách kinh doanh phù hợp.
- Đối thủ canh tranh: Đối với sự gia nhập của nhiều tập đoàn nước cũng như sự cạnh tranh từ các công ty trong nước thì mỗi doanh nhiệpcần phải nâng cao sức mạnh trong hoạt động kinh doanh, có chính sách phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động, mạnh mẽ tiếp bước trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
b. Nhân tố nội tại ảnh hưởng đến kế toán doanh thu, chi phí và KQKD
- Nhân tố chấtl ợng sảnphẩm hàng hoá, dịchvụ tiêu thụ: Chất lượng của sản phẩm được thể hiện ở các yếu tố mẫu mã, có khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc kiểu dáng như thế nào. Chất lượng của dịch vụ, hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp
đến giá cả của dịch vụ, hàng hóa. Vậy nên sẽ tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nhân tốkếtcấu mặt hàng tiêu thụ: Kết cấu là mối quan hệ tỷ trọng về doanh thu của từng mặt hàng trong tổng doanh thu các mặt hàng. Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau với phân khúc giá khác nhau. Việc xác định kết cấu mặt hàng sản xuất và tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu. Thông thường, trừ những sản phẩm quan trọng với nền kinh tế quốc gia, còn lại doanh nghiệp sẽ căn cứ tình hình thị trường để định giá bán cho sản phẩm.
- Nhân tố giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ: Những thay đổi về giá cả có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Giá bán của sản phẩm sẽ phụ thuộc nhiều bởi cung cầu trên thị trường. Để đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp, việc quyết định giá cả là vô cùng cần thiết. Mức giá mà doanh nghiệp xác lập phải vừa đồng thời bù đắp chi phí sử dụng, mang lại lợi nhuận cũng vừa phải phù hợp với mức giá cạnh tranh trên thị trường.
- Nhân tố chính sách bán hàng hợp lý: Muốn nâng cao doanh thu bán hàng, một mặt phải biết vận dụng các phương thức thanh toán hợp lý, có chính sách tín dụng thương mại phù hợp, mặt khác phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm nhập xuất giao hàng hóa. Đặc biệt là trong thanh toán quốc tế, để đảm bảo thu hồi tiền hàng một cách đầy đủ và an toàn, doanh nghiệp phải tuân thủ một cách đầy đủ các điều kiện về tiền tệ, về địa điểm, về thời gian và phương thức thanh toán
- Nhân tố chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí bỏ ra để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện. Đó là những khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói vận chuyển bảo quản, khấu hao tài sản cố định …. chi phí bán hàng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường tiêu thụ nếu biết tiết kiệm chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên phải phấn đấu giảm chi phí một cách hợp lý để không làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
- Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân…. các khoản chi phí này là
nhỏ nhất trong tổng giá thành nhưng càng tiết kiệm thì càng giảm giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bên cạnh các yếu tố trên, doanh nghiệp còn có 1 số yếu tố sau chủ quan ảnh hưởng tới kế toán doanh thu, chi phí, KQKD:
- Sức mạnh về tài chính thể hiện trên t ng nguồn vốn:(bao gồm vốn chủ sở hữu,vốn huy động) mà DN có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp …
- Tiềm năng về con ng ời: Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh …
- Quản trị doanh nghiệp:Đội ngũ các nhà lãnh đạo công ty có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng như kĩ năng quản lý cao, luôn đưa ra những phương hướng cũng như chính sách đúng đắn cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả nói riêng là có vai trò rất quan trọng đối với việc cung cấp các thông tin đáng giá cho quản trị kinh doanh. Do đó, nắm vững những lý luận cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là hết sức cần thiết.
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích, nghiên cứu và hệ thống hoá các lý luận cơ bản để làm sáng tỏ những vấn đề các lý thuyết cơ bản liên quan tới kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại như: khái niệm, phân loại doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp; kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp dưới góc độ kế toán tài chính vàkế toán quản trị.
Những cơ sở lý luận trên sẽ là tham chiếu, cơ sở quan trọng trong việc xem xét, đánh giá thực trạng kế toán để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco mà luận văn sẽ trình bày ở chương sau.
CHƯƠNG II:
THỰCTRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾTQUẢ KINH DOANH TẠICÔNG TY TNHH MTV THƯƠNG MẠI HABECO
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Thương mại Habeco và các nhân tố ảnh hưởngđếnkế toán doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh.