Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm
3.4. Kết quả thực nghiệm
3.4.1. Kết quả thực nghiệm định lượng
Sau khi HS làm bài kiểm tra ở 2 lớp 11D1.2 và 11D1.1, thu được kết quả như sau:
-46-
Bảng 3.1: Kết quả điểm kiểm tra của lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)
(Đơn vị: học sinh) Lớp Sĩ số Điểm < 5 5 6 7 8 9 10 TB 11D1.2 (TN) 41 0 0 2 8 11 15 5 8,31 11D1.1 (ĐC) 44 0 1 4 9 18 10 2 7,86 Xử lí số liệu bảng 3.1 ta được
Bảng 3.2: Tỉ lệ HS theo mức điểm kiểm tra (đơn vị: %)
Lớp Sĩ số Điểm < 5 5 6 7 8 9 10 11D1.2 (TN) 41 0 0 4,8 19,5 26,8 36,5 12,4 11D1.1 (ĐC) 44 0 2,2 9,0 20,4 40,9 22,7 4,8
Sau khi phân tích kết quả thực nghiệm, tôi đưa ra một số nhận xét như sau: - Số điểm trung bình của lớp thực nghiệm (8,31) cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng (7,86). Lớp thực nghiệm đạt điểm trung bình loại giỏi, còn lớp đối chứng chỉ đạt điểm loại khá.
- Tỉ lệ khá giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng thực nghiệm trong khi đó tỉ lệ điểm trung bình của lớp đối chứng cao hơn.
+ Ở lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh giỏi là 75,7%, tỉ lệ HS khá là 19,5%, tỉ lệ HS trung bình là: 4,8%.
+ Ở lớp đối chứng, tỉ lệ HS giỏi là 68,4%, tỉ lệ HS khá là 20,4%, tỉ lệ HS trung bình là 11,2%.
Như vậy, DHTT bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ đã đem lại kết quả học tập cao hơn cho HS.
3.4.2. Kết quả điều tra, khảo sát.
-47-
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS khi tham gia học trực tuyến
môn Địa lí (đơn vị: học sinh)
Mức độ Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú
Số em Tỷ lệ % Số em Tỷ lệ % Số em Tỷ lệ %
Trước TN 5/41 12,2 30/41 73,3 6/41 14,6
Sau TN 15/41 36,6 26/41 63,4 0/41 0
Kết quả điều tra cho thấy: sau khi dạy thực nghiệm, HS rất hứng thú với học trực tuyến môn Địa lí tăng từ 12,2% lên 36,6% (tăng 24,4%), HS không hứng thú với tiết học Địa lí giảm mạnh từ 14,6% xuống còn 0%.
- Về đánh giá mức độ hiệu quả của DHTT môn Địa lí:
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả của DHTT môn Địa lí đối với HS (đơn vị: học sinh) Mức độ Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không hiệu quả Trước TN 5/41 (12,2%) 22/41 (53,6%) 14/41 (34,2%) 0/41 (0%) Sau TN 15/41 (36,6%) 26/41 (63,4%) 0/41 (0%) 0/44 (0%)
DHTT bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ đã làm tăng tính hiệu quả của dạy học môn Địa lí: HS đánh giá rất hiệu quả tăng từ 12,2% lên 36,6%, số HS đánh giá mức độ hiệu quả cũng tăng từ 53,6% lên 63,4%; Số HS đánh giá ít hiệu quả giảm nhanh từ 34,2% xuống 0%.
- Đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí:
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT môn Địa lí. (đơn vị: học sinh)
Mức độ lựa chọn Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Trước TN 2/41 (4,8%) 32/41 (78,0%) 7/41 (17,2%)
Sau TN 28/41 (68,3%) 13/41 (31,7%) 0/41 (0%)
Sau thực nghiệm, HS cũng đánh giá được mức độ cần thiết của việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lí, cụ thể: HS cho rằng việc sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ là rất cần thiết tăng từ 4,8% lên 6,3%; số HS đánh giá ở mức không cần thiết giảm mạnh từ 17,2% xuống 0%.
Rõ ràng, DHTT môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ đã góp phần nâng cao kết quả học tập của HS, tăng hứng thú HS trực tuyến môn Địa lí, đem lại hiệu quả học tập cao hơn. Vì vậy, ứng dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ vào DHTT môn Địa lí là biện pháp rất cần thiết và quan trọng.
-48-
PHẦN III – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài nâng cao hiệu quả DHTT môn Địa lí bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ là sự đúc rút kinh nghiệm của tác giả qua các tiết dạy trực tuyến trong thời gian qua. Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu cách sử dụng và ứng dụng các phần mềm, công cụ hỗ trợ góp phần tạo hứng thú học tập, mang lại hiệu quả cao trong dạy học trực tuyến môn Địa lí. Sau khi hoàn thành, đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
- Đề tài đã tổng quan được cơ sở lý luận về DHTT.
- Phân tích được thực trạng DHTT môn Địa lí THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Nghiên cứu, ứng dụng một số phần mềm và công cụ hỗ trợ như: Powerpoint, Padlet, Quizizz, Kahoot, Google earth, Google form, Baamboozle, Mentimeter, Wordwall vào DHTT môn Địa lí THPT. Đây là những công cụ tạo hứng thú trong học tập, làm tăng khả năng tương tác giữa GV và HS, hạn chế tình trạng HS bật máy tính lên và làm việc riêng trong tiết học.
- Xây dựng được kế hoạch DHTT môn Địa lí có sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ làm tư liệu tham khảo cho các đồng nghiệp.
- Kết quả thực nghiệm cho thấy, sau khi vận dụng các phương pháp linh hoạt kết hợp với ứng dụng các phần mềm thì kết quả học tập của HS thay đổi tích cực, đa số các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực, nắm được bài ngay sau tiết học, nắm vững chắc hơn và biết cách vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Có thể kết luận đề tài đã hoàn thành được các nhiệm vụ và mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những khó khăn về phương tiện vật chất, mạng Internet không ổn định và đòi hỏi nhiều thời gian về phía GV trong việc thiết kế giáo án, xây dựng bộ câu hỏi trên các phần mềm Quizz, kahoot, Google form… Vì vậy, trong quá trình thực hiện đòi hỏi người GV phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực CNTT, tích cực, yêu nghề; linh hoạt, biết vận dụng kết hợp nhiều hình thức dạy học, đồng thời cần có sự chuẩn bị và lên kế hoạch thật chu đáo thì mới lôi cuốn được người học tham gia một cách tích cực và mang lại hiệu quả cao.
2. Kiến nghị, đề xuất
Bên cạnh những kết quả đạt được thì đề tài chắc chắn vẫn còn những hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của bạn bè, đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả DHTT hiện nay. Tôi cũng xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
- Đối với các cấp lãnh đạo:
+ Tổ chức các buổi tập huấn hoặc cung cấp tài liệu về sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT cho GV.
-49-
+ Tuyên truyền, khuyến khích GV tăng cường đổi mới sáng tạo trong DHTT, nhất là ứng dụng CNTT trong DHTT.
- Đối với GV:
+ Tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sử dụng CNTT bằng hình thức tự học, tự tìm tòi trên mạng internet, khai thác tối đa tài nguyên dạy học trên mạng internet để vận dụng và dạy học.
+ Dành nhiều thời gian cho việc thiết kế các hoạt động dạy học trên các phần mềm và công cụ hỗ trợ để sử dụng trong DHTT.
+Trong quá trình DHTT, GV cần tổ chức nhiều hoạt động học tập giúp HS phát huy năng lực tự học và sáng tạo. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực, thay đổi linh hoạt các công cụ hỗ trợ DHTT để tránh sự nhàm chán, đơn điệu. - Đối với HS:
+ Cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập trực tuyến. + Nâng cao khả năng tự học để đảm bảo chất lượng và kết quả học tập.
-50-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Sách giáo khoa Địa lí 11, 12, Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2007), Một số vấn đề chung về đổi mới phương
pháp dạy học ở trường THPT.
4. Dự án Việt - Bỉ, Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
5. Đại học Trà Vinh: “Dạy học trực tuyến: Kinh nghiệm tổ chức và thực hiện”.
https://tuyensinh.tvu.edu.vn/vi/news/tin-giao-duc/day-hoc-truc-tuyen-kinh- nghiem-to-chuc-thuc-hien-27069.html
6. Tài liệu Hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến dành cho GV trung học
https://thuvienhoclieu.vn/r/r9
7. Một số kế hoạch bài dạy minh họa DHTT
https://thuvienhoclieu.vn/apps/bai-viet/144-mot-so-ke-hoach-bai-day-minh-hoa- trong-day-hoc-va-day-hoc-truc-tuyen#
8. Các video tham khảo về quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy trực tuyến
https://youtube.com/playlist?list=PL5OTIwD2sSsPSrL5KoWzG71c3-9ml4RpL
9. Các video tham khảo về thực hiện dạy học trực tuyến
https://youtube.com/playlist?list=PL5OTIwD2sSsO2KnfDlUrDqRHGpj68uQEE
10. Các video về một số kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tuyến
https://youtube.com/playlist?list=PL5OTIwD2sSsNuJGSVohuQtjVd4-b3cMCB
11. Các trang web hướng dẫn sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ DHTT - Link hướng dẫn sử dụng phần mềm Zoom meeting.
https://www.youtube.com/watch?v=wYPCc7wjczQ
- Link hướng dẫn sử dụng Microsoft Teams:
https://www.youtube.com/watch?v=hYCU-CccCZQ
- Link hướng dẫn sử dụng phần mềm Google meet:
https://www.youtube.com/watch?v=OzohbVkN530
- Link hướng dẫn sử dụng phần mềm Powerpoint:
-51-
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Padlet:
https://www.youtube.com/watch?v=xjGUhMZm2Nk
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Kahoot:
https://www.youtube.com/watch?v=7DuWYGVEOWY
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Quizizz:
https://www.youtube.com/watch?v=EgK-zSCT2c0
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Google form:
https://www.youtube.com/watch?v=zhDku8JJZOw
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Azota:
https://www.youtube.com/watch?v=UWOZq_-YU6g
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Google Earth:
https://www.youtube.com/watch?v=vSeZ6ibTanc
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Mentimeter:
https://www.youtube.com/watch?v=WAgFLdk3X4E
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Wordwall:
https://www.youtube.com/watch?v=uMPFuvbdB_g
- Link hướng dẫn sử dụng công cụ Baamboozle: https://www.youtube.com/watch?v=oFDZTuBYdSk
-52- PHỤ LỤC 1.1. Phiếu khảo sát GV
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lý THPT", quý thầy (cô) vui lòng giúp đỡ trả lời phiếu khảo sát. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy (cô) rất nhiều!
Câu 1. Thầy (cô) có tham gia dạy học trực tuyến môn Địa lý không? A. Có B. Không
Câu 2. Thầy (cô) thường sử dụng phần mềm nào để dạy học trực tuyến? (Đánh dấu X vào lựa chọn của thầy/cô)
A. Phần mềm Zoom meetting
B. Phần mềm Microsoft Teams
C. Phần mềm Google meet
D. Phần mềm Skype
Câu 3. Mức độ sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến của thầy (cô) như thế nào? (Đánh dấu X vào lựa chọn của thầy/cô)
Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng Phần mềm Zoom
Phần mềm Microsoft Teams Phần mềm Google meet Phần mềm Skype
Phần mềm khác
Câu 4. Thầy (cô) thường trình chiếu nội dung bài học Địa lý bằng công cụ nào? (Đánh dấu X vào lựa chọn của thầy/cô)
Powerpoint
Canva
Quizizz
Bản Word
Khác
Câu 5. Thầy (cô) có sử dụng các công cụ hỗ trợ trong dạy học trực tuyến môn Địa lý không?
-53-
Câu 6. Mức độ sử dụng những công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lý của thầy (cô) như thế nào? (Đánh dấu X vào lựa chọn của thầy/cô)
Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không sử dụng Kahoot Quizizz Padlet Google earth Google form Azota Memtimeter Wordwall Baamboozle
Câu 7. Khả năng sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lý của thầy (cô) như thế nào? (Đánh dấu X vào lựa chọn của thầy/cô)
Mức độ sử dụng Thành thạo Không thành thạo Không sử dụng Kahoot Quizizz Padlet Google earth Google form Azota Memtimeter Wordwall Baamboozle
Câu 8. Thầy (cô) thường sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến môn Địa lý trong phần nào của kế hoạch dạy học? (Đánh dấu X vào lựa chọn của thầy/cô)
-54- Công cụ hỗ trợ Phần khởi động Phần hình thành kiến thức Luyện tập, vận dụng Không sử dụng Kahoot Quizizz Padlet Google earth Google form Azota Memtimeter Wordwall Baamboozle
Câu 9. Khi sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học trực tuyến trong môn Địa lý, thầy cô thấy thái độ học tập của học sinh như thế nào?
A. Rất hào hứng B. Hào hứng C. Ít hào hứng D. Không hào hứng Câu 10. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lý nếu giáo viên sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ dạy học?
A. Rất hiệu quả B. Hiệu quả C. Ít hiệu quả D. Không hiệu quả
Câu 11. Để nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lý bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ, thầy (cô) sẽ thay đổi bản thân như thế nào?
(Đánh dấu X vào lựa chọn của thầy/cô)
Tự tìm tòi, học tập để nâng cao trình độ CNTT
Tham gia các lớp tập huấn của Sở GD và đơn vị công tác
Học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp
1.2. Phiếu khảo sát học sinh
Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Địa lý bằng các phần mềm và công cụ hỗ trợ". Các em học sinh hãy giúp cô hoàn thành bảng khảo sát thông tin này. Cảm ơn các em rất nhiều
Câu 1. Em thường học trực tuyến (online) qua phần mềm nào sau đây? A. Phần mềm Zoom B. Phần mềm Microsoft Team
-55-
C. Phần mềm Google Meet D. Phần mềm Skype
Câu 2: Mức độ tập trung của em trong các tiết học trực tuyến như thế nào? A. Rất tập trung B. Tập trung C. Ít tập trung D. Không tập trung Câu 3: Em gặp những khó khăn gì khi tham gia các tiết học trực tuyến? (Đánh dấu X vào lựa chọn của em)
Kết nối mạng không ổn định
Thiếu kỹ năng sử dụng các phần mềm
Mệt mỏi, không tập trung
Bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh
Câu 4. Trong các giờ học trực tuyến, mức độ tương tác giữa em với giáo viên như thế nào?
A. Tích cực phát biểu, thảo luận B. Chỉ phát biểu khi giáo viên gọi C. Không bao giờ phát biểu, thảo luận trong giờ học
Câu 5. Trong các tiết học trực tuyến, giáo viên của em có thường xuyên sử dụng các công cụ hỗ trợ dạy học không?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Không sử dụng
Câu 6: Em đánh giá như thế nào về các tiết học có sử dụng các phần mềm và công cụ hỗ trợ?
A. Rất hiệu quả B. Hiệu quả C. Ít hiệu quả D. Không hiệu quả
Câu 7: Em cần làm gì để nâng cao hiệu quả học trực tuyến? (Đánh dấu X vào lựa chọn của em)
Cần chuẩn bị bài trước tiết học
Tích cực tương tác trong tiết học
Ôn tập và làm bài tập đầy đủ sau mỗi tiết học
2.1. Câu hỏi khởi động bằng công cụ hỗ trợ Quizizz (Bài 37 – Địa lí 12)
Câu 1: Tây Nguyên có bao nhiêu tỉnh? A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
Câu 2: Tây Nguyên có những thế mạnh nào? (câu hỏi nhiều lựa chọn) x Cây công nghiệp nhiệt đới
x Thủy điện
x Tài nguyên rừng Công nghiệp nặng
-56-
Câu 3: Đất đỏ badan là thế mạnh để phát triển ngành nào ở Tây Nguyên? (câu hỏi điền vào chỗ trống)
Đáp án đúng: Cây công nghiệp/ cây công nghiệp nhiệt đới/ cây cà phê, cao su… Câu 4: Tỉnh nào của Tây Nguyên trồng nhiều cà phê nhất?
A. Gia Lai B. Kon Tum C. Đắc Lắc D. Lâm Đồng Câu 5: Cây chè được trồng ở những tỉnh nào của Tây Nguyên?
× Gia Lai Đắc Lắc Kon Tum × Lâm Đồng
Câu 6: Để phát triển ngành trồng cây công nghiệp lâu năm, Tây Nguyên không thực hiện biện pháp nào sau đây?
A. Quy hoạch các vùng chuyên canh quy mô lớn B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
C. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu
D. Đẩy mạnh khai thác rừng để mở rộng diện tích Câu 7: Nhà máy thủy điện nào thuộc Tây Nguyên?
Hòa Bình Sơn La × Yaly × Đrây H’linh