Nguyên tắc đề xuất các biện pháp:

Một phần của tài liệu “Vai trò của công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn (Trang 25 - 27)

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2. Thực trạng vai trò của Cơng đồn trong hoạt động quản lý, chỉ đạo công

2.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp:

2.1.1 Tính hợp pháp:

Các biện pháp phải phù hợp với các quy định pháp luật về quản lý, tổ chức dạy học. Dựa trên các chủ trương, đường lối giáo dục của Đảng, pháp luật Nhà nước, Điều lệ Cơng đồn Việt Nam, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD- ĐT và Cơng đồn ngành GD-ĐT.

2.1.2 Tính thực tiễn:

Các biện pháp được đề xuất phải gắn liền với thực tiễn hoạt động tại nhà trường trung học phổ thông. Các biện pháp được đề xuất dựa trên thực trạng hoạt động phối hợp giữa Cơng đồn cơ sở và Nhà trường trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn ở trường THPT Bắc Yên Thành và một số trường trung học phổ thông trên địa bàn Yên Thành và đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động dạy học chung của các nhà trường.

2.1.3. Tính khả thi:

Các biện pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động của nhà trường một cách thuận lợi, hiệu quả. Do đó khi xây dựng các biện pháp phải dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của việc phối hợp quản lý, trên cơ sở những luận cứ khoa học, đảm bảo yêu cầu thực tiễn, các biện pháp phải đảm bảo có tính khả thi cao, phù hợp với mục tiêu, sứ mạng phát triển của nhà trường, tạo điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức quản lý hoạt động chuyên môn, đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời gian tới. Được điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện dần trong q trình thực hiện.

2.1.4. Tính đồng bộ:

Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của hoạt động dạy học trực tuyến: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá.

Trong thực tiễn, các biện pháp có sự tác động qua lại lẫn nhau, quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy nhau. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp thì mới tạo được hiệu quả cao nhất.

2.1.5. Tính hiệu quả:

Các biện pháp quản lý đề xuất phải phù hợp cho việc phối hợp giữa công đồn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn việc quản lý nhưng không làm xáo trộn hệ thống, đảm bảo nguyên tắc ổn định, phát triển chung của nhà trường. Đồng thời các biện pháp đưa ra phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay ở các trường trung học phổ thông theo các văn bản chỉ đạo của

26 Đảng, Nhà nước; đặc biệt là phải có hiệu quả tích cực để nâng cao chất lượng hoạt động phối hợp giữa cơng đồn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường học.

2.2 Một số biện pháp phát huy vai trò của Cơng đồn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn ở trƣờng trung học phổ thông.

Từ thực tiễn tổ chức dạy học trực tuyến tại nhà trường trung học phổ thông nơi đang công tác cùng với việc nghiên cứu lý luận và tham khảo mơ hình của các trường bạn. Chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trực tuyến ở trường trung học phổ thông như sau:

Từ thực tiễn hoạt động cơng đồn có thể rút ra một số kinh nghiệm trong chỉ đạo như sau:

2.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ cơng đồn về cơng tác phối hợp giữa cơng đồn với chính quyền trong quản lý hoạt động chun tác phối hợp giữa công đồn với chính quyền trong quản lý hoạt động chun mơn

2.2.1.1. Mục tiêu:

Hoạt động phối hợp giữa công đồn với chính quyền có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất lớn vào cán bộ quản lý, cán bộ cơng đồn các cấp, do đó cần nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ cơng đồn. Mục tiêu của biện pháp nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơng đồn về vai trị, chức năng, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa cơng đồn với chính quyền trong quản lý hoạt động chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của ngành giáo dục - đào tạo và của xã hội. Có nhận thức đúng thì mới hành động đúng, có hành động đúng thì hoạt động mới đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong muốn.

2.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Cung cấp các thông tin bổ ích, thiết thực, trang bị những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết bổ sung kiến thức về nghiệp vụ công tác cơng đồn và hiểu thêm về một số chính sách, chế độ liên quan đến cán bộ, nhà giáo và người lao động ngoài các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của mỗi cán bộ quản lý, cán bộ cơng đồn.

Tun truyền về lịch sử hình thành và phát triển của các cấp cơng đồn như: Phong trào cơng nhân cơng đồn thế giới; phong trào cơng nhân Việt Nam; tổ chức Cơng đồn Việt Nam, tổ chức Cơng đồn Giáo dục Việt Nam, Cơng đồn trường. Qua đó, tìm hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng, hun đúc tinh thần yêu nước và lịng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người; gạn lọc cái hay cái dở để nghiên cứu áp dụng cho phù hợp, vừa gìn giữ được tinh hoa dân tộc, vừa tiếp thu được tinh hoa thế giới.

27 Tìm hiểu, nghiên cứu về Luật pháp, chế độ chính sách như Luật Lao động, Luật Giáo dục, Luật Cơng đồn, Điều lệ Cơng đồn Việt Nam; Chế độ, chính sách có liên quan đến cán bộ, nhà giáo và người lao động (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tiền lương, tiền thưởng, chế độ thai sản,...). Khi có những kiến thức cơ bản về pháp luật thì bản thân mỗi người cán bộ, giáo viên sẽ “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, đồng thời tuyên truyền chính xác đường lối, chủ trương về luật pháp, chế độ chính sách thì hơn ai hết, cán bộ quản lý, cán bộ cơng đồn cần am hiểu pháp luật, nhất là pháp luật lao động và những chế độ, chính sách liên quan đến cán bộ, nhà giáo và người lao động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của cán bộ, nhà giáo và người lao động.

2.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, mittinh, ... để tuyên truyền những nội dung liên quan đến tổ chức cơng đồn cũng như hoạt động phối hợp giữa cơng đồn với chính quyền trong quản lý chun mơn.

Tổ chức học tập, nghiên cứu, thảo luận về các nội dung. Sau khi kết thúc nội dung học tập, tiến hành viết bài kiểm tra thu hoạch và được lưu trữ tại Văn phòng Cơng đồn để theo dõi, nắm bắt, đánh giá, … việc học tập, nghiên cứu.

Tổ chức cho cán bộ đi tham quan các khu di tích, ơn lại truyền thống để tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của các tổ chức và phong trào công nhân, tổ chức cơng đồn, …

Tổ chức các câu lạc bộ (như câu lạc bộ pháp luật, câu lạc bộ cơng đồn, ...) và duy trì, phát triển hoạt động của các câu lạc bộ nữ cơng, câu lạc bộ bóng bàn, cầu lơng, bóng chuyền, erobic, yoga ... nhằm giúp đỡ hội viên trong học tập, phát huy năng lực, kỹ năng nghiệp vụ công tác, tạo môi trường thuận lợi để hội viên trao đổi, giao lưu học hỏi lẫn nhau và trau dồi phẩm chất, đạo đức lối sống, đề xuất, kiến nghị các giải pháp góp phần phát triển hoạt động cơng đồn và hoạt động của nhà trường.

Lưu giữ và trưng bày các hình ảnh, tư liệu, hiện vật về quá trình xây dựng, bảo vệ, trưởng thành và phát triển của nhà trường cũng như tổ chức cơng đồn. Đây là việc làm thiết thực thể hiện sự trân trọng quá khứ, quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành, có giá trị giáo dục, tạo cho lớp trẻ hiện tại và sau này có quyền tự hào, phát huy truyền thống của các lớp người đi trước, tiếp tục giữ gìn, xây dựng nhà trường ngày càng khang trang hiện đại và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu “Vai trò của công đoàn trong hoạt động quản lý chỉ đạo công tác chuyên môn (Trang 25 - 27)